Bài đăng

Đóng góp quỹ vắc xin: Dân đen lại bị lừa!?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/08/2021 Nguyễn Thị Sen –  Việt Nam Thời Báo Người dân đã phải tốn tiền lần thứ hai để mua vắc xin dịch vụ mà không được phép chọn vắc xin, đã thế lại còn bị mắng là kén cá chọn canh. Đủ tiêm cho đối tượng ưu tiên rồi! C ho đến hôm nay, Việt Nam đã được cam kết cung cấp 38,9 triệu liều vắc xin ngừa COVID từ các quốc gia phát triển trên thế giới theo cơ chế COVAX. Bộ Y tế của nhà nước Việt Nam cho biết số lượng vắc xin này đã “đủ để tiêm cho 19,4 triệu người thuộc đối tượng ưu tiên,” và do đó Bộ Y tế đề nghị không mua thêm vắc xin mà thực hiện “xã hội hóa.” Điều đó có nghĩa là trên 50 triệu dân của Việt Nam sẽ phải đóng tiền để tự mua vắc xin ngừa COVID cho mình!!! VNVC [Công ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam – Vietnam Vaccine JSC – BBT] đàm phán mua 30 triệu liều AstraZeneca, một số tỉnh thành cũng công bố ngân sách chi mua vắc xin cho dân như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM. Số này người dân phải trả tiền để được tiêm ngừa vắc xin

Xin hãy giữ lòng trắc ẩn!

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/08/2021 VietTuSaiGon – RFA T ình yêu thương, thứ vốn liếng bản khai con người, nó như một thứ xúc tác khiến cho xã hội loài người có thể gắn chặt với nhau để vượt qua mọi thác ghềnh, chông gai, đau khổ, bi thảm và thảm họa… Nhưng chỉ có tình yêu không thôi e rằng không đủ, bởi có yêu thì có ghét, có thương thì có giận, có tôn trọng thì có khinh bỉ… Đương nhiên đây là hai thái cực cần thiết của thế giới loài người, nó là ranh giới để con người chọn đứng bên bờ bao dung, lớn lao hay hèn mạt, tệ hại. Nhưng có phân cực, chắc chắn sẽ có cực đoan và một khi có cực đoan, chắc chắn sẽ có những bất công ngay trong cả tình yêu. Lúc này người ta đòi hỏi phải biết trắc ẩn, bởi chỉ có lòng trắc ẩn mới giúp người ta đứng vững trong yêu thương và tránh cực đoan. Nhưng lòng trắc ẩn là gì? Bạn yêu thương người cô thế, căm ghét trước bất công và cường quyền, đó là lòng cao thượng, là tình yêu của bạn và đương nhiên tình yêu thương này được nuôi dưỡng bởi lò

Cần thiết và thiết yếu?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/08/2021 Nguyen Khan KHÔNG biết có phải từ quyết định của Quốc Hội công nhận ba loại bằng : bằng chính quy, bằng chuyên tu, bằng tại chức, có giá trị như nhau, khiến người soạn thảo văn bản, người ký ban hành, người đọc hiểu và thi hành văn bản có thể có bằng cấp như nhau nhưng khác nhau về loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu) nên đôi khi không tránh khỏi hiệu ứng không đồng bộ với nhau, xoay quanh một quỹ đạo tròn không trùng vận tốc góc (loại hình đào tạo), gây ra nhiều chuyện xử lý vi phạm chỉ thị 16CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ dở khóc dở cười ? Trở ngại lớn nhất trong việc xử lý vi phạm mà nhiều người cho là không hiểu nổi của các cán bộ thi hành công vụ thời gian qua là: – Hàng hóa thiết yếu là những loại hàng hóa nào ? Thiết yếu đối với người ra văn bản? Người ký văn bản? Người xử phạt hay người bị xử phạt? Chẳng hạn, đối với phụ nữ thì băng vệ sinh, tả em bé là hàng hóa thiết yếu, nhưng người soạn văn bản, ký ban hành

Đề nghị đưa danh sách người mua bằng giả của ĐHĐĐ vào mục “bí mật quốc gia”

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/08/2021 Thao Ngoc TỪ mấy năm nay, vụ Trường Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) cấp hàng trăm bằng giả đang làm nóng dư luận. Sau khi vụ việc bị bại lộ, ngày 2/8/2019, Dương Văn Hòa – hiệu trưởng và một số quan chức bị bắt. Ngày 30/7/2021, Viện KSNDTC ban hành cáo trạng truy tố bị can Dương Văn Hòa, hiệu trưởng, cùng 9 người khác về tội “giả mạo trong công tác”. VKS cáo buộc các bị can đã cấp 429 bằng giả và 2 giấy chứng nhận giả, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỉ đồng. Đồng thời VKS cũng xác định có nhiều người mua bằng là cán bộ công chức. Rõ ràng là những người mua bằng này chỉ vì mục đích duy nhất là để tiến thân. Đáng chú ý trong số này có 67 người đã dùng bằng giả để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.Vì vậy mà những người này đang “ngồi trên đống lửa”. Nhiều chu

Đảng cs đang bế tắc trong việc mua vaccine

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/08/2021 Đỗ Ngà TRONG năm 2021 sẽ có 2 tỷ liều vaccine được Chương trình Chia sẻ Vaccine Toàn Cầu – COVAX phân phối cho 190 nước, trong đó có 50% là dành cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Nghĩa là trong năm nay 92 nước nghèo và cận nghèo với dân số cỡ 4 tỷ người nhưng chỉ nhận có 1 tỷ liều. Đầu năm 2022, Chương trình COVAX hứa sẽ có thêm 1,8 tỷ liều nữa cho 92 nước này nhưng cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện nay COVAX đã liên kết với các chính phủ các nước giàu và các hãng dược phẩm để tập trung vaccine về một mối. Các nước giàu thì đã cam kết viện trợ, có quốc gia thì tài trợ bằng tài chính, có quốc gia thì tài trợ bằng vaccine, và có quốc gia thì tài trợ thiết bị y tế vv… Ngoài lời cam kết của các chính phủ giàu thì các hãng dược lớn cũng đã cam kết ưu tiên bán vaccine cho COVAX. Như vậy nguồn vaccine của thế giới hiện nay đang tụ về COVAX để tổ chức này phân phối lại cho các nước nghèo. Điều này cũng có nghĩa là cơ hội để

Một Gia Đình Nông Dân

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/08/2021 tuongnangtien’s blog  – RFA T ôi vốn chả thiết tha hay mặn mà gì lắm với chuyện văn nghệ/văn gừng nên hoàn toàn không quan tâm chi đến những điều tiếng eo sèo, quanh mấy câu thơ (“hơi quá tân kỳ”) của Nguyễn Quang Thiều. Theo  Wikipedia , tiếng Việt, đọc được vào hôm 21 tháng 7 năm 2021: “Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một  nhà văn  với các thể loại  tiểu thuyết ,  truyện ngắn ,  bút ký  và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch  Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi .” Thảo nào mà Nguyễn Quang Thiều thường xuất ngoại, và hay viết về những chuyến đi. Năm tháng mà Nguyễn Quang Thiều sống ở nước ngoài, có lẽ, ít hơn thời gian tôi ngồi lê la trong mấy cái  bar  rượu (nơi xứ lạ) nên đọc mấy trang du ký của ông không thấy có chi là hào hứng lắm. Cũng theo Wikipedia: “Nguyễn Quang Thiều được

Điều gì đã xảy ra ở cửa ngõ Long An?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/08/2021 Tuấn Khanh – RFA C âu chuyện vài trăm người dân từ Sài Gòn, được phép chạy dịch về quê, đến cửa ngõ Long An bị ách tắc lại, là một kinh nghiệm đáng nhớ của người dân Việt Nam, đặc biệt về sự tắc trách không thể tưởng tượng được của chính quyền hai địa phương liền kề nhau. Từ cuối ngày 26-7, có hơn 300 người dân bị “mắc kẹt” trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Long A, khi họ đang trên đường về quê. Lý do bởi chính quyền Hồ Chí Minh muốn giãn mật độ cư trú của người lao động thuê, giãn dịch và cũng không phối hợp để lo nổi cho những người này về ăn ở, trong lúc chống dịch. Việc khuyến khích về quê rõ là một cách tính gây khó cho con người – vì ngay cửa ngõ Long An, chính quyền tỉnh này đã sắp đặt chốt chặn với lực lượng cơ động, cảnh sát giao thông… trang bị cả roi điện để ngăn người dân đi vào tỉnh, sợ lây nhiễm covid-19. Quả là cay đắng chưa từng thấy. vài trăm người với ngồn ngộn hành lý di tản, cộng thêm có người đi cùng c