Bài đăng

Chuyện lạ mùa giãn cách

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/08/2021 (xem hình minh họa) Nguyen Khan NGƯỜI ta hay nói: Chó sủa ma. Giờ ma cũng chẳng có để sủa, chó buồn, ngồi một mình nhìn xa xăm… (xem hình minh họa) Vietnam Airlines thương vải thiều và rau củ quả vô cùng, thương vô bờ bến, thương đến nỗi tháo hết ghế phi cơ danh giá chở giải cứu vải thiều, và đang chờ đèn xanh Bộ Công thương để chở giải cứu rau củ quả từ Bắc vào Nam. Còn hàng ngàn người lao động đang hoảng loạn đùm túm hành lý tả tơi, đèo nhau, đèo cả con nhỏ, trẻ sơ sinh…, tháo chạy khỏi TPHCM bằng tất cả các phương tiện cá nhân tự có : xe gắn máy, xe đạp, lô ca chân, mệt mỏi nằm vạ vật đêm hôm, trưa nắng, trên con đường thiên lý nhọc nhằn trở về quê mẹ… Thì mặc xác, đám nghèo rớt mùng tơi ấy có tu thân tích đức đến trọn kiếp cũng chưa chắc được Vietnam Airlines để mắt đến, vì chắc là chẳng đứa nào có ông ngoại như vải thiều và rau củ quả. Nhạc sĩ lừng danh Trần Quang Hải, con của cố giáo sư Trần Văn Khê (phó chủ tịch hội đồng â

Trong lòng đại dịch ngẫm về… đu dây!

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/07/2021 Trân Văn  – VOA B ộ trưởng Quốc phòng, Thủ tướng rồi Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa thay nhau tiếp ông Lloyd Austin – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Một trong những nội dung mà các nhân vật chủ chốt của hệ thống công quyền lặp đi lặp lại với ông Austin là…  tri ân Mỹ đã hỗ trợ vaccine cũng như các trang bị, thiết bị y tế giúp ngăn ngừa COVID-19, đồng thời đề nghị Mỹ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam, sớm tạo điều kiện cho các đối tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine tại Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm để công nhận vaccine  (1). Việc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam loay hoay chống đỡ đợt dịch thứ tư (kéo dài từ hạ tuần tháng tư đến nay), giá phải trả bằng nhân mạng, bằng sự hỗn loạn đi kèm hoảng loạn càng ngày càng lớn, song hành với tình trạng suy thoái chưa có điểm dừng ở mọi mặt, buộc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam muối mặt vật nài thiên hạ, trong đó c

Chạy đến vô cùng

Hình ảnh
    Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/07/2021 Tuấn Khanh – RFA H ình ảnh đoàn người bồng bế nhau đi bằng xe máy, theo báo chí trong nước là lên đến hàng ngàn, di chuyển từ Sài Gòn tỏa đi nhiều hướng, chạy về quê nhà trong lúc dịch bệnh và lệnh phong tỏa ngặt nghèo này, đang làm nhói tim không biết bao người. Có người đi đến 800 cây số để về miền Trung, và có người đi gần gấp đôi như vậy để đến Nghệ An. Và còn rất nhiều đích đến nữa. Ngoài những nhóm xe máy, người ta còn thấy cả những gia đình đi bằng xe đạp, thậm chí là liều lĩnh đi bộ. Đi bộ từ Sài Gòn vè Bình Định. Chuyện khó tin nhưng có thật thời covid. Tất cả đều là người nghèo Việt Nam, những con người cần lao từ mọi miền đã đổ về Sài Gòn, tìm một công việc để dựng đời mình, hoặc để kiếm chút ít dư dả gửi cho cha mẹ ở quê. Lý do họ rời bỏ Sài Gòn, bởi không còn tin tưởng vào các chính sách chống dịch của nhà cầm quyền, và cũng không đủ sức để cầm cự thêm nữa khi mất việc, không còn gì để sống tiếp nay mai. Hẳn nhiên,

Tháo chạy và trở về

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/07/2021 Share on print Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân chúng khỏi các thành phố lớn như HCM, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật không những của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế. Ảnh: Internet Thái Hạo M ột cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như HCM, HN đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật không những của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế. Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ. Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp. Ở đây

Samoa xác nhận hủy dự án cảng do Trung Quốc tài trợ

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/07/2021 Reuters  – VOA T ân Thủ tướng của Samoa xác nhận sẽ hủy bỏ dự án cảng do Trung Quốc tài trợ nhưng không quay lưng với Trung Quốc, giữa lúc bà tìm một con đường cho đảo quốc Thái Bình Dương chống lại hậu quả của việc cạnh tranh khu vực ngày càng tăng giữa Bắc kinh với Washington. Thủ tướng Fiame Naomi Mataafa cho biết chỉ chấp thuận những đầu tư có lợi ích rõ ràng cho đất nước. Samoa là một đảo quốc với khoảng 200.000 dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cùng với du lịch, đánh cá, xuất khẩu sản phẩm dừa và kiều hối từ nước ngoài. Bất cứ sự liên hệ của nước ngoài nào vào các hạ tầng cơ sở thiết yếu như bến cảng và đường băng là đặc biệt nhạy cảm. Đề nghị của Trung Quốc về việc xây dựng một cầu tàu tại Vịnh Vaiusu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tháng Tư vừa qua tại Samoa. Cựu lãnh đạo Samoa, Tuilaepa Sailele Malielegaoi, hứa xây một bến cảng với sự giúp đỡ 100 triệu đô la của Trung Quốc, sau khi một dự án tương

Bội thu ngân sách trong lúc dân khốn cùng nói lên ý nghĩa gì?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  31/07/2021 Đỗ Ngà GIAI đoạn cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, nước Mỹ vật lộn với cơn đại dịch kinh hoàng nhất. Lúc đó là đỉnh dịch nên tình hình ngân sách Mỹ được Bộ tài chính báo cáo là thâm hụt nghiêm trọng. Ngày 13/1, Bộ Tài chính nước này cho biết, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng vọt tới 61% trong 3 tháng đầu tiên của tài khóa 2021, tức nước Mỹ đã chi quá nhiều trong quý IV năm 2020. Nguyên nhân thì chắc là ai ai cũng biết rồi, bởi các gói cứu trợ mà chính phủ Mỹ đã bung ra để rót vào tài khoản từng người dân Mỹ và rót vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dịch bùng phát, người lao động mất việc, mà mất việc thì đồng nghĩa với mất thu nhập. Trong lúc nguy cấp ấy, chính phủ Mỹ đã rót tiền vào túi người dân để bù đắp một phần mất mát vì khoản thất thu do dịch gây ra. Và nhờ đó người dân duy trì cuộc sống mà không rơi vào cảnh thiếu khốn cùng như xã hội Việt Nam đang gặp phải. Nói tóm lại, chính phủ Mỹ đã chìa vai ra gánh lấy phần thiệt hại

Lời kêu gọi rơi vào thinh không

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  31/07/2021 Phạm Minh Vũ GIỮA lúc dịch bệnh mất kiểm soát, các chỉ thị và mệnh lệnh liên tục ban ra từ TW tới địa phương đưa ra đều sụp đổ, những lời hoa mỹ của lãnh đạo Việt Nam hơn một năm qua đều chìm vào quên lãng, cùng lắm chỉ vương vấn đâu đó trong sự khinh bỉ của người Dân khi nhắc tới. Biện pháp chống dịch theo kiểu cầm súng bắt covid đã thất bại, các chính sách an sinh xã hội rối rắm tạo khoảng trống cho các phe nhóm lợi ích nổi lên tranh giành nhau đã gây cho Nhân dân sự khốn cùng và đắm chìm trong hoảng loạn. Lúc Nhân Dân mong chờ hành động thiết thực để an dân, các cách làm hiệu quả thiết thực hơn thì chiều hôm qua (29.7), ông Trọng ra lời kêu gọi về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Đọc lời kêu gọi mà tôi chỉ lắc đầu ngán ngẫm, lời kêu gọi với những ngôn từ đầy lý luận với những ngôn từ nhặt ra từ trong luận cương cách mạng, lượm từ trong nghị quyết đảng, nó khô cứng, nó sáo rỗng và xàm ngôn đến chán muốn chết. Ông Trọng