Bài đăng

Quyền chọn chích vắc xin

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  27/06/2021 Thới Bình –  (VNTB)  – “ Người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì nên tiêm càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vắc xin hay lo ngại, trì hoãn tiêm ” – Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cựu Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM đã kêu gọi như vậy. Ông Lê Hùng, cựu giám đốc điều hành bệnh viện Tân Sơn Nhất, nhận xét chuyện kén chọn này của dân chúng, chủ yếu là ngại bị chích loại vắc xin do Trung Quốc sản xuất. Góc nhìn của một CEO bệnh viện, ông Lê Hùng – người đang hành nghề luật sư, phân tích như sau: Về sản xuất vắc xin tất cả đều theo nguyên lý đưa vi-rút đã bị làm yếu hoặc vô hiệu vào cơ thể con người, để bộ máy tinh vi của cơ thể nhận biết và sản sinh ra kháng thể sẵn sàng chiến đấu nếu có vi-rút dịch bệnh xâm nhập. Tuy vậy, áp dụng một nguyên lý nhưng có nhiều cách khác nhau: Cách 1 , Trung Quốc đã và đang làm, dùng phương pháp cổ điển như đã từng làm với dịch tả, dịch sởi tức là lấy vi-rút của người bệnh làm

Dịch bùng mạnh thêm! người Sài Gòn ơi, người Việt ơi…

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  27/06/2021 Vu Kim Hanh (Có chỉnh sửa số liệu về tài khoản ngân hàng, trang 2) THÔNG tin nóng chiều qua. Sài Gòn thêm 667 ca dương tính nCoV, ghi nhận chỉ trong 24g, từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là chủng Delta gây lây lan mạnh. Sự xuất hiện liên tiếp, hàng loạt ca lây nhiễm ở TP HCM từ cuối kỳ nghỉ lễ đến nay cho thấy dịch đã lây ít nhất 4 đến 5 thế hệ… Ông Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn đã đặt vấn đề nên cho F1 cách ly tại nhà và ông giám đốc HCDC thì nói: tính tới các biện pháp “Sống chung với lũ”. Đằng sau những tuyên bố đó, chúng ta chia sẻ: lực lượng y tế TP chừng như đang (hay sắp) quá tải và người nghèo thì đã cạn lực. Mỗi ca nhiễm bệnh là bao nhiêu hệ lụy kèm theo: dừng hoạt động toàn bộ cơ sơ sản xuất kinh doanh liên quan ca này, phong tỏa khu vực mà họ sinh sống, bao nhiêu hộ gia đình không thể tiếp tục kiếm sống,

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  27/06/2021 Phạm Nhật Bình – Việt Tân | SỐ ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26 tháng Sáu, 2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27 tháng Tư, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội. Tuy cách ly trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành là biện pháp gần như bắt buộc mà quốc gia nào cũng phải áp dụng để chống lại sự lây lan trong cộng đồng, nhất là trong thời gian đầu. Tuy nhiên tại Việt Nam gần đây, biện pháp cách ly lại gây ra nhiều phiền toái không đáng có cho người bệnh lẫn người cần theo dõi. Câu chuyện cách ly của anh  Thành Nguyễn về Cần Thơ từ Manila  (Phi Luật Tân) ngày 28 tháng Tư được kể lại trên Đài Á Châu Tự Do, đã phơi bày cho người ta thấy tất cả sự thật không có gì tốt đẹp như lời khoa trương của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo lời kể lại của anh Thành Ngu

Bắc Kinh đã giết tờ Apple Daily Hong Kong như thế nào?

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  26/06/2021 Dân Hong Kong xếp hàng mua số báo Apple Daily cuối cùng, Hong Kong, ngày 24/06/2021. Ảnh: AP - Vincent Yu Lý Thái Hùng –  Việt Tân N hật Báo Apple Daily tại Hong Kong đã in 1 triệu ấn bản cuối cùng gấp 10 lần so với lượng in bình thường vào tối ngày 23 để phát hành vào sáng sớm Thứ Năm, 24 tháng Sáu, 2021. Suốt đêm 23, hàng trăm độc giả từng ủng hộ tờ Nhật Báo đã xếp hàng dài trước văn phòng không chỉ chờ mua ấn bản sau cùng, mà còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh đã “bức tử” tờ báo được người dân Hong Kong yêu thích nhất trong hơn hai thập niên vừa qua. Nhật Báo Apple Daily do Tỷ phủ Hong Kong Jimmy Lai sáng lập và chính thức phát hành số đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu, 1995 – hai năm trước khi Hong Kong được Anh Quốc trao trả lại cho chính quyền Trung Cộng vào ngày 1 tháng Bảy, 1997. Vì thế, trong bài Xã Luận số ra mắt, Jimmy Lai đã viết “chúng tôi sợ hãi, nhưng chúng tôi không muốn bị đe dọa bởi nỗi sợ hãi hoặc

Tóm hết đi cho chúng nó không còn đổ lỗi “do thể chế”

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  26/06/2021 Chu Mộng Long HOAN nghênh Bộ Công an đã tóm cổ bọn buôn gian bán lận giáo dục. Không phải đến bây giờ mới có nạn buôn gian bán lận trong giáo dục. Cứ rà soát hết các loại trang thiết bị giáo dục, đủ thấy có vô số thứ nhốt vào kho rồi thanh lý rác chứ không thể mang ra sử dụng. Có những thời điểm nhiều cơ sở giáo dục thi nhau mua sắm và chờ nhanh đến thời hạn thanh lý để… thoát tội. Nhiều trang thiết bị nâng giá khống nhiều lần so với giá thị trường, nhưng một thời do giáo dục bị hiểu là vùng cấm, nhạy cảm, cho nên chẳng mấy khi thành án. Tại Trường Đại học Quy Nhơn, thời vua Kiệt, các dự án trang thiết bị tốn hàng tỷ đồng mỗi năm, dù bị tố cáo nhiều lần nhưng không cơ quan chức năng nào dám sờ tới. Bởi có điều tra thì ra cái đứa ở trong đống rơm của Cục, Bộ. Tôi từng nói, trang thiết bị là do nhu cầu của cơ sở đào tạo, việc nhấn từ trên xuống, ắt không có hiệu quả sử dụng và dễ xảy ra tiêu cực. Bộ Công an đã tấn công trang thiế

Truyền thông nhà nước VN đã thua ngay trên sân nhà?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  26/06/2021 Thao Ngoc LẬT chồng báo cũ, bỗng gặp được bài này rất hấp dẫn. Tuy bài báo ra cách đây 2 năm, nhưng tính thời sự vẫn còn rất nóng hổi. Đây không phải là câu chuyện của hôm qua, mà vẫn là câu chuyện của hôm nay và về sau. Báo Thanh Niên ra ngày 23/6/2019, đăng ý kiến của TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội(2003-2016), được cho là nhà phản biện xã hội, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính trị của Việt Nam hiện nay. Bài báo có tựa đề: “Nếu được chiến đấu sòng phẳng, không lý gì báo chí thua mạng xã hội”. ( https://thanhnien.vn/…/neu-duoc-chien-dau-song-phang… ) Ông Dũng thắc mắc rằng: “Có người đặt câu hỏi, vì sao có đến 18.000 nhà báo được cấp thẻ mà lại thua mạng xã hội( MXH”? Và ông giải thích rằng: Thứ nhất: báo c

Học giả Khổng Đức qua đời

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  26/06/2021 Nhà văn, dịch giả Khổng Đức Khanh Nguyen B uổi sáng, nghe tin học giả, nhà văn, người anh lớn Khổng Đức qua đời mà buồn. Ông là một kiểu trí thức miền Nam Việt Nam lặng lẽ, miệt mài với sở học và không thích xuề xòa cầu vinh. Một người xứ Quảng đúng nghĩa, gàn và dễ gần, quyết liệt nhưng lắng nghe. Ông sinh năm 1925 và mất đêm 22-6-2021. Là dịch giả Anh, Pháp, Trung và Hán Văn; uyên bác Triết học, Mỹ học và cả Hội họa, ông để lại nhiều tác phẩm từ điển Hoa, Hán, các tiểu luận triết học, thi ca… Dịch giả Khổng Đức cũng là một hình ảnh biểu trưng của một miền Nam trí thức rộng lớn và đa dạng: không nịnh bợ, không thích đảng phái, sống và để lại suy nghĩ độc lập cho thế hệ sau. Nhà văn Khổng Đức trong một lần tranh luận văn nghệ với nhà văn Nguyễn Đình Bổn ở cafe vỉa hè.   Chantroimoimedia.com