Bài đăng

Giải thích sốc phản vệ để yên tâm chích ngừa

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  09/05/2021 Vu Hong Nguyen  | Anaphylaxis – Sốc phản vệ sau khi chích vaccine COVID-19 THEO thông tin báo chí, Việt Nam vừa có một ca sốc phản vệ là nữ nhân viên y tế 35 tuổi sau khi chích vaccine COVID-19 của AstraZeneca và đã qua đời một ngày sau đó! Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện chích ngừa loại vaccine này cho khoảng 750 ngàn nhân viên y tế và đây là trường hợp chết người đầu tiên. Vậy chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào? Hiện nay, Anh là nước có nhiều người nhất đã chích vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca. Dựa trên số liệu từ ngày 9 tháng 12 năm ngoái cho đến ngày 28 tháng 4 vừa rồi thì ở Anh đã có 22,6 triệu người được chích liều đầu tiên và 5,9 triệu người được chích liều thứ 2 của vắc xin vaccine này. Họ ghi nhận có 590 trường hợp sốc phản vệ xảy ra, tức tỉ lệ này khoảng 26 người trên mỗi 1 triệu người nếu chỉ tính trên số lượng người đã chích liều thứ nhất. Tỉ lệ này ở vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech là 5 trê

Thêm một bàn huề

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  09/05/2021 Tưởng Năng Tiến | SAU khi gửi bản “Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất” đến Stalin để xin chỉ dẫn, bắt đầu từ tháng Giêng năm 1953, Đảng và Nhà Nước  phóng tay phát động quần chúng  để thực hiện cuộc Cải Cách (long trời lở đất) ở miền Bắc Việt Nam. Hệ quả (hay hậu quả) là hàng vạn nông dân bị hành hình. Tiếng kêu thương, rên xiết của nạn nhân vang lên đến tận  Cửu Trùng  nên đến tháng 2  năm 1956 thì Hội Nghị Trung Ương (lần thứ 9) ban hành lệnh sửa sai. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa I, Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nhận mọi khuyết điểm. Người vừa nói vừa lấy khăn tay lau nước mắt khiến thiên hạ vô cùng xúc động, và quên hết những “sự cố đáng tiếc” đáng tiếc vừa qua. Vậy là kể như … huề! Vụ Cải Cách Ruộng Đất vừa tạm lắng thì nổ ra Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm. Ngày 14 tháng 12 năm 1956, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh mới về báo chí, nghiêm cấm báo tư nhân. Phong trào này bị dập tắt vào tháng 6 năm 1958. Sau đó, vài trăm văn ng

Từ xã hội đến giáo dục, không thể sửa

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  09/05/2021 Đỗ Ngà| NGÀY 4/5 hai thanh niên đã thực hiện hành vi bẻ khóa xe máy, một bác sĩ ngăn cản hành vi ăn cắp này thì bị hung thủ đâm chết. Sau đó công an đã treo giá 100 triệu cho ai cung cấp thông tin bắt hung hung thủ. Thật là đau sót cho một trí thức phải mất mạng một cách vô ích vì một xã hội xấu xa. Giáo dục khó khăn lắm mới tạo ra con người có trình độ nhưng bị cái xã hội này nó phá đi rất dễ dàng. Tại Thái Lan, người dân vẫn để ô tô xe máy để ngoài đường ngay cả khi họ đóng cửa ngủ trong nhà vẫn không bị mất cắp. Nếu so sánh xã hội Việt Nam và xã hội Thái Lan thì đất nước đã không phải mất đi một bác sĩ và tiền của dân cũng không phải mất 100 triệu để tìm ra hung thủ. Tạo ra một tên đạo chích rất dễ, tạo ra một bác sĩ khó hơn nhiều, ấy vậy mà bác sĩ bị đạo chích giết chết một cách dễ dàng. Vậy ai đã tạo ra một xã hội đầy bất an như vậy? Đảng! Nói đến giáo dục XHCN là nói đến mặt bằng chung của nền giáo dục này. Xã hội chính là

Covid: Modi & Phúc, không thể không lo!

Hình ảnh
    Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  08/05/2021 Đỗ Đăng Liêu T ình hình Covid tại Ấn Độ tiếp tục trầm trọng. Con số chính tức người bị nhiễm bệnh mỗi ngày vẫn trên 400.000 và số người chết trên 4.000. Khả năng đối phó vốn đã yếu kém nay ngày càng tệ hại hơn. Bệnh viện không còn giường, bác sĩ y tá làm việc đã kiệt lực. Người chết để ở bệnh viện, nhà xác không còn chỗ, nhiều người chết ở nhà. Các giàn đốt xác dã chiến cũng không còn đủ vì thiếu nhiên liệu đốt. Quan trọng nhất và cần thiết nhất là oxy thì cũng không đủ, sinh ra nhiều tệ nạn liên quan như chợ đen, hối lộ, … Tóm lại là hoàn toàn vỡ trận! Một số bang ở Ấn Độ đã kiện chính quyền của Thủ Tướng Narendra Modi ra Toà Án Tối Cao về sự tắc trách không bảo đảm được lượng oxy cần có. Cũng có người đã ví việc điều hành đất nước kém cỏi của Thủ Tướng Modi ngang với tội ác chống lại nhân loại mà hậu quả dẫn đến cái chết của quá nhiều người. Người ta nhắc lại thái độ ngạo mạn của ông Modi trước đây khi nhận định về tình trạng

Những người mẹ can trường

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  08/05/2021 Phạm Phú Khải  – VOA P hong trào đấu tranh dân chủ tại Thái Lan đang gặp những thử thách lớn lao. Chính quyền Thái Lan có rất nhiều vũ khí, kể cả pháp luật, để bắt nạt hay giam cầm những người bất đồng chính kiến. Điển hình như lệnh khẩn cấp được ban hành nhiều lần và nhiều nơi khác nhau, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19. Kể từ cuối năm 2018, họ không còn sử dụng luật Lese Majeste, vì không thấy cần thiết trong khi các luật khác chứng minh hiệu quả. Chẳng hạn như các đạo luật tội phạm máy tính và luật nổi loạn, đã được sử dụng hơn 100 lần kể từ năm 2014. Nhưng đến cuối năm 2020, trước sự lớn mạnh và ảnh hưởng của phong trào giới trẻ Thái, chính quyền Prayut Chan-o-cha đã phải sử dụng đến điều luật phỉ báng hoàng gia, Lese Majeste, để trấn áp những người trẻ. Kể từ đầu tháng 8 năm 2020, giới trẻ Thái Lan hiểu rằng mọi cuộc đấu tranh mà không đụng đến cốt lõi của vấn đề thì cũng vô ích. Mấu chốt của vấn đề nằm ở quyền lực không t

Từ “Ai làm nấy chịu” đến “Quýt làm cam chịu”

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  08/05/2021 Người viết chịu trách nhiệm về lời bình luận của người xem? (*) LS Đặng Đình Mạnh AI làm nấy chịu ” như là một nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Sự chế tài của luật pháp cũng khởi nguồn từ nguyên tắc ấy. Ai vi phạm pháp luật thì người đó phải chịu sự chế tài và đương nhiên, chỉ trong giới hạn phạm vi đối với người ấy mà thôi. Tuy vậy, hiện nay, cơ quan điều tra có quan điểm rất khác về vấn đề này. Rất may, chỉ phát sinh trong phạm vi kiểm soát các trang mạng xã hội mà thôi. Nhưng chỉ nhiêu đó cũng đã đủ đưa đẩy các Facebooker, Youtuber,… dễ vướng vào các rắc rối pháp lý không hề mong muốn, thậm chí, cả về lao lý. Theo đó, khi một bài viết được đăng công khai, thì người đăng không chỉ chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình trước pháp luật, mà còn phải chịu trách nhiệm về những lời bình luận của công chúng trong bài viết ấy !? Rủi thay, nếu lời bình luận ấy mang nội dung chống, phá chính quyền, thì d

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông lại lỗi hẹn lần thứ 9

Hình ảnh
   hực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  08/05/202 Share on print Đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang nằm ga "chờ ngày khai thác thương mại." Ảnh: Báo Lao Động Phạm Nhật Bình –  Việt Tân Ở Việt Nam trong thời gian qua, khi nói tới công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông người dân gọi mỉa mai đó là “ công trình thế kỷ ,” một biểu tượng của sự trễ hẹn, hay một hình ảnh độc đáo của tình hữu nghị Việt -Trung. Nếu tính từ năm 2011 là năm mà nhà thầu Trung Quốc bắt đầu thi công công trình đường sắt này thì đến năm nay, nó đã trải qua 10 năm xây dựng. Đây là một khoảng thời gian khá dài so với chiều dài 13,5 km của tuyến đường từ Hà Nội về Hà Đông. Còn so với số tiền đã bỏ ra, các viên chức cao cấp của chính phủ càng làm nổi bật sự tiêu tiền hoang phí của mình. Việc thi công cũng đạt một thành tích hiếm có là đã trải qua 3 đời bộ trưởng Giao Thông Vận Tải: Đinh La Thăng, Trương Trọng Nghĩa và Nguyễn Văn Thể. Đáng lẽ công trình được đưa vào khai thác th