Bài đăng

Trần Quốc Vượng ngã ngựa, tương lai nào cho Võ Văn Thưởng?

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  02/05/2021 Trần Quốc Vượng - Võ Văn Thưởng Tác giả: Đất Nước Đ áng ngạc nhiên nhất trong danh sách tứ trụ lần này của nhà nước Cộng Sản Việt Nam là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng – người luôn được coi là cánh tay phải của Tổng Trọng ngã ngựa và phải về hưu. Về dung mạo mà nói Vượng có nét cẩn trọng, ôn tồn và đạo mạo của một người thiên về xây dựng tổ chức Đảng. Đăc điểm này khiến ông ta đụng hàng với Tổng Trọng và rõ ràng là nếu được giao quyền lực thì Vượng sẽ có uy tín không kém gì Trọng. Ngược lại, Nguyễn Văn Phúc thì có dung mạo nghẹo nghẹo, hoi hói khiến cho công chúng và cấp dưới cảm thấy có cái gì đó rất buồn cười và vô hại. Vượng là người đi lên từ ngành luật và kiểm sát nên sự thận trọng luôn là tuân chỉ hàng đầu, những phát ngôn của ông ta cũng cho thấy sự thâm thúy và quá mức thận trọng. Trong khi đó, Phúc lại có những phát biểu rất “hề” trước công chúng, kiểu như: “Cột điện ở Mỹ mà có chân thì cũng về Việt Nam”, rồi đi

Tập Cận Bình đối đầu Chloé Zhao

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  02/05/2021 Ngô Nhân Dụng  – VOA N gười ta thường hãnh diện khi thấy dân nước mình thành công ở ngoại quốc. Chẳng hạn dân Algerie xuống đường hoan hô khi Zinedine Zidane làm bàn giúp đội tuyển Pháp chiếm giải Túc Cầu Âu châu. Người Argentine cũng cũng ăn mừng khi Diego Maradona được cả hai đội lớn FC Barcelona và Napoli giành dựt. Năm 1958, giải Tchaikovsky khai trương ở Moscow, Van Clibburn được huy chương vàng mới 23 tuổi, được người Mỹ đón tiếp như một anh hùng. Khi Đặng Thái Sơn, 22 tuổi, chiếm giải Chopin năm 1980 không những người Việt mà các nước Á châu đều hãnh diện. Cộng sản Trung Quốc khác hẳn! Chloé Zhao, tên thật là Zhao Ting (Triệu Đình, 赵婷) mới được tặng giải đạo diễn xuất sắc nhất cho cuốn phim “Nomadland” (đất của dân không nhà); cuốn phim cũng được tặng giải. Nhưng bây giờ các báo, đài ở Trung Quốc không được phép nhắc đến tên cô. Tên cô và tên cuốn phim xuất hiện trên mạng bị kiểm duyệt xóa ngay tức khắc. Nhưng các công dân

Liên minh đỏ-đen, hình ảnh từ nhóm lợi ích Nghệ An

Hình ảnh
  Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2021 Công an áp giải Cao Trọng Phú (kẻ bắn chết 2 người tại Nghệ An) ra xe cơ động nhưng không còng tay. Đỗ Ngà| HIỆN nay thế lực chính trị tỉnh Nghệ An được xem là mạnh nhất chỉ sau Hà Nội về lượng nhưng lại hơn Hà Nội về chất, đặc biệt trong đó đến 3 ủy viên Bộ Chính Trị là Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng. Ngoài ra còn có 10 ủy viên Trung ương đảng là Nguyễn Mạnh Cường, Lê Quốc Minh, Hồ Đức Phớc, Thái Thanh Quý, Trần Sỹ Thanh, Lê Thị Thủy, Phạm Thị Thanh Trà, Nguyễn Đình Trung, Hoàng Thanh Tùng, Nguyễn Đắc Vinh. Và cuối cùng là một ủy viên dự khuyết là Bùi Quang Huy. Thế lực chính trị của tỉnh Nghệ An có tính liên kết rất chặt, bám rễ rất sâu và độ che phủ rất rộng. Cũng tương tự như Hà tĩnh, nhóm chính trị tỉnh nghệ an kéo bè kết cánh, bao che cho nhau tựa như bụi mây rừng, nó có thân lá rễ đan xen nhau tạo thành một khối rất vững chắc. Ủy viên Bộ Chính Trị thì kéo ủy viên trung ương đảng vào bộ chính trị, ủy viên

Vĩ đại cái gì đây?

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2021 Quang cảnh Hội nghị TƯ 6, khóa 12, đảng CSVN. Phạm Minh Vũ| MỘT gia đình người Việt sống “bất hợp pháp” ở Nam Vang, khi dịch bệnh bùng phát, không ở được nữa phải đi tiểu ngạch về quê hương, thay vì tiếp nhận đưa đi cách ly, nhà cầm quyền đã xua đuổi họ, trong sự dửng dưng và nỗi tuyệt vọng bao trùm lên những mảnh đời sống tạm bợ, vô tổ quốc, bị chính nơi mình sinh ra chối bỏ. Một chuyến máy bay do bộ Nội vụ Anh Quốc thuê để trục xuất mấy chục người Việt Nam bất hợp pháp về nước. Hàng năm, tại Việt Nam có hàng trăm ngàn người phải rời bỏ quê hương để tìm đường sống nơi xứ người. Trong số hàng trăm ngàn người ấy, đại đa số đi làm thuê làm mướn cho người ta, khoác dưới danh từ đầy ma mị của đảng cầm quyền biến thành chủ trương lớn đó là “xuất Khẩu lao động”. Và số ít là đi theo diện du học, định cư, trong đó đa số đi du học và định cư ở xứ Âu- Mỹ là con cháu hay gia đình quan chức Việt Nam! Nói đâu xa, con Anh Chung con, con Vương

30.4: Nghĩ về phẩm chất anh hùng của ngành giáo

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2021 Hiệu phó ném quyển sổ vào mặt cô giáo! Chu Mộng Long| THÁNG trước, khi tôi đóng cửa FB để luyện công thì nghe ầm ĩ trong giới giang hồ về một sự kiện trọng đại ở Trường Tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội. Học sinh lớp 5 mà dám tấn công cô giáo ngay tại lớp học là chuyện xưa nay chưa từng có. Thường học sinh tiểu học sợ cô giáo hơn sợ cọp. Ai không tin thì thử xem. Một đứa bé hư hỏng, lì lợm nhất người lớn nói không nghe, chỉ cần bắt máy doạ gọi cho cô giáo là nó hết hồn. Vậy thì chỉ có thể cô giáo Tuất thuộc thế lực thù địch, phản động, chống phá sự nghiệp của nhà trường mới có chuyện học sinh bé con đồng loạt tấn công cô giáo. Đúng là tuổi nhỏ chí lớn. Điều này tôi chỉ thấy trong sách giáo khoa tuyên truyền về các anh hùng thiếu nhi thời kháng chiến. Và xem clip này (*), chúng ta thấy rõ phẩm chất anh hùng ấy được nuôi dưỡng từ tinh hoa lãnh đạo. Trong cuộc họp, một cô giáo chất vấn chỉ bốn câu hỏi ngắn mà Hiệu phó không cần

Giải phóng

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  02/05/2021 Nguyễn Thông| THÔI thì với miền Nam nói chung, những nhà lý luận cổ hủ, những tư duy bê tông của bên thắng cuộc cứ thích gọi là “giải phóng miền Nam” thì cũng đành chịu họ, chứ biết làm sao. Định kiến tưởng như chắc khừ ấy sẽ tự mất sau khoảng 2 chục năm nữa. Nhưng với quần đảo Trường Sa chơi vơi giữa biển Đông, thì phải khác. Cần hiểu rằng, tất cả những ai, dù phía bên nào, ra nơi ngàn trùng đó để bảo vệ, gìn giữ chủ quyền của đất nước đều đáng được tôn vinh, ca ngợi, cần được hưởng chế độ chính sách như mọi công dân yêu nước. Phải nhấn mạnh, họ ra đó để giữ nước chứ không phải ra đặt ách cai trị, nên không có gì phải giải phóng. Dùng chữ “Giải phóng Trường Sa” như lâu nay là hoàn toàn sai. Nếu giải phóng thì phải là giải phóng Hoàng Sa đang bị bạn vàng Tàu cộng chiếm đóng trái phép. Suốt gần nửa thế kỷ, sự thành kiến với “chính quyền ngụy” đã khiến nhà cai trị mắc sai lầm rất nghiêm trọng, đối xử tệ hại với những người có trác

Mấy suy nghĩ nhỏ về vấn đề lớn – 30/4/1975

Hình ảnh
   Thực Hiện    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/05/2021 Nguyễn Lân Thắng –  RFA T ôi tên là Thắng, sinh ở Hà Nội năm 1975. Trên toàn cõi miền Bắc này vào cái năm ấy dễ phải đến hàng chục ngàn đứa trẻ sinh ra được đặt tên là Thắng. Khi học phổ thông, ngay trong lớp tôi lúc nào cũng có độ bốn năm đứa cùng tên là Thắng. Toàn Thắng. Chiến Thắng. Đức Thắng. Minh Thắng. Quyết Thắng. … Đến khi thi đại học, số người tên là Thắng phải bố trí đến 2 phòng mới đủ được. Nhắc đến chuyện đó để các bạn thấy rằng đã có lúc sự kiện 30/4/1975 là niềm tự hào của rất nhiều gia đình, nhất là ở miền Bắc. Nhưng rồi khi Việt Nam mở cửa, internet xâm nhập, những luồng thông tin khác lạ từ thế giới, đặc biệt là từ cộng đồng người Việt hải ngoại đã đem đến một nhận thức mới cho những người ở trong nước. Tuy nhiên trước các thông tin ồ ạt từ bên ngoài, không phải ai cũng đủ thời gian hay cơ duyên để thẩm thấu hết các sự kiện đó. Đặc biệt là những người trẻ, những người còn phải cắm mặt vào sách vở nhà trường hay