Bài đăng

Nhìn lại nguyên nhân Ấn Độ rút khỏi RCEP

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  21/11/2020 Đỗ Ngà| HÀNG hóa Trung Cộng có thể xâm nhập mọi thị trường, từ thị trường dễ tính như Việt Nam cho đến những thị trường khó tính như Mỹ và EU cũng đều không thoát khỏi làn sóng hàng Tàu. Nơi thị trường khó tính hàng Tàu cũng chiếm lĩnh thị trường đó về lợi thế giá, ngay cả thị trường tiêu thụ hàng kém chất lượng như Việt Nam thì hàng Tàu vẫn có giá rẻ hơn. Với thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản vv… thì khi hàng Tàu vào đấy không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa địa phương. Tại Nhật, hàng Nhật nằm ở phân khúc cao hơn hàng Tàu, tại Mỹ thì hàng Mỹ vẫn ở phân Khúc cao hơn hàng Tàu, tạị EU thì hàng EU cũng ở phân khúc cao hơn hàng Tàu chính vì vậy hàng Tàu tràn vào thị trường đó không giết chết hàng hóa của địa phương đó sản xuất. Nhưng riêng Việt Nam lại khác, bài học nông sản Tàu tràn ngập thị trường Việt Nam với giá rẻ bèo khiến nhà nông Việt Nam điêu đứng phải kêu gọi xã hội giải cứu từ năm này sang năm khác là một bài h

Sách tiếng Việt Cánh Diều 1: Sửa cho có!

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  21/11/2020 Chu Mộng Long| ĐỌC Tài liệu chỉnh sửa và bổ sung ngữ liệu của sách Tiếng Việt 1 (tập 1) – Cánh diều mà phát hoảng. -  Sách có đến 46 văn bản là chuyện ngụ ngôn dịch từ tiếng nước ngoài và gần một chục văn bản tiếng Việt có vấn đề về nội dung, nhân vật, ngôn ngữ, nhưng các tác giả chỉ cho thay có 5 văn bản (bằng 9 văn bản mới), còn lại vẫn giữ nguyên như cũ. -  Nội dung văn bản thay thế chẳng ăn nhập gì với văn bản cũ, chẳng hạn: Chuyện ‘ve và gà” (1,2) được thay bằng hai văn bản “Bờ Hồ” và “Chăm bà”, “quạ và chó” được thay bằng văn bản “Phố Thợ Nhuộm”, văn bản “Hai con ngựa” (1,2) được thay bằng “Mẹ thật là ấm” và “Sáng sớm trên biển”… Nếu khi biên soạn sách, các tác giả đã lựa chọn văn bản ngữ liệu phù hợp với chủ đề, kiến thức và kỹ năng thì với việc thay thế văn bản như trên thử hỏi sự phù hợp đó có còn không? -  Có 8 văn bản bị tách làm 2 bài thì chỉ thay có 4 văn bản, còn 4 văn bản bị tách đôi vẫn để nguyên, làm khổ GV và

Cháy ngầm

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  21/11/2020 Trần Trung Đạo| MÙA đông 1985, Eduard Shevardnadze, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô chia sẻ với Gorbachev, tân Chủ tịch Liên Xô, “mọi thứ đã bị ung thối và phải cần thay đổi”. Gorbachev cũng đã nhận ra điều đó và họ đã hợp tác để thúc đẩy những thay đổi cấp bách qua các cải tổ kinh tế chính trị (Perestroika) và công khai hóa các hoạt động thông tin ngôn luận (Glasnost). Perestroika có lý do vì vào thời điểm đó Liên Xô đang chịu đựng sự suy thoái kinh tế như giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, chi phí chiến tranh Afghanistan, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, nuôi một đạo quân hiện dịch trên bốn triệu người v.v. nhưng tại sao phải tiến hành đồng thời với Glasnost? Liên Xô thập niên 1980 mặt ngoài khá “ổn định”. Ngoại trừ nhà trí thức lớn Andrei Sakharov đang bị lưu đày ở Gorky, tại Liên Xô không có một phong trào dân chủ nào nổi bật có khả năng thách thức sự cai trị của đảng CS. Nhưng Gorbachev biết sự băng h

Những Thằng Có Súng A.K

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  21/11/2020 tuongnangtien’s blog  – RFA C hắc bạn đã từng nghe – và dám – cũng đã từng nói những câu ngây ngô và dại đột (đại loại) như sau, khi còn thơ ấu: Tám à, mày ăn vụng sữa bột của em hả? Dạ, đâu có! Vậy sao hộp sữa Guigoz mới mở mà lưng liền vậy? Chắc con mèo đó má à! Với thời gian, cùng với trí khôn và ý thức trách nhiệm tăng dần, phần lớn những người trưởng thành sẽ không còn tiếp tục chối bỏ hay đổ thừa một cách rất ngờ nghệch như thuở lên năm/lên bẩy nữa. Nói phần lớn, chứ không phải tất cả, vì đôi khi do hoàn cảnh (hay cá tính) có thể khiến cho một cá nhân không được phát triển bình thường. Xin xem qua vài ba trường hợp cá biệt. Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh – Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN – có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, nó xổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con

Đạo luật mới của “ bạn vàng “ nhắm vào ai ?

Hình ảnh
    THÁNG 11 21, 2020  ĐỖ NGÀ Trong vấn đề tranh chấp biển Đông, Trung Cộng luôn biết phân loại đối thủ rất rõ ràng để có chiến lược ứng phó với từng loại đối thủ khác nhau. Có thể tạm phân làm 3 loại như sau: Loại thứ nhất, là kẻ hơn về trình độ lẫn thực lực, kẻ này mạnh hơn Tàu; Loại thứ nhì là yếu hơn nhưng biết kéo kẻ mạnh vào hỗ trợ hoặc ít nhất cũng biết liên minh với nhiều nước khác để tạo sức mạnh; Loại thứ ba là hèn yếu nhưng muốn tỏ vẻ trung lập và chọn đứng một mình. Trong 3 loại đó thì lấy chủ quyền trong tay loại thứ ba là dễ nhất. Vùng xám về ý nghĩa nguyên thủy của nó là vùng không rõ ràng, tranh tối tranh sáng. Trong tranh chấp chủ quyền, vùng xám được hiểu là vùng gây tranh cãi, bên nào cũng cho là mình có chủ quyền trên đó. Chiến lược vùng xám là chiêu bài xâm lấn bằng ngoại giao lẫn quân sự nhưng không để xảy ra tiếng súng của chính quyền Tàu Cộng. Phía Trung Cộng luôn đưa ra kế sách thích hợp để cốt sao giữ cho cuộc tranh chấp ở mức căng thẳng cần thiết nhưng không

Truyền hình VOA 21/11/20: EU bác chuyện ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông

Hình ảnh
  20 thg 11, 2020 #VOAEXPRESS #VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thời sự Việt Nam: LHQ chất vấn Hà Nội về việc bắt giam, sách nhiễu 6 nhà báo độc lập. IMF dự kiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,4% năm nay. EU bác chuyện ‘lẽ phải thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông. Dù COVID, sinh viên Việt đến Mỹ học vẫn đứng hàng thứ 6 thế giới. Tin thế giới: Mỹ, Trung dự thượng đỉnh APEC trực tuyến. TQ quyết phản đối bất cứ giao tiếp chính thức nào giữa Mỹ với Đài Loan. WHO đình chỉ thuốc remdesivir trong chữa trị COVID. Tăng cường sản xuất tủ đông lạnh cho vaccine chống COVID. Ấn Độ: Số ca nhiễm COVID vượt quá 9 triệu. Phóng sự: Hiệp định RCEP và nỗi lo về Trung Quốc. Dự báo cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Mỹ dưới thời Biden. Tương lai quan hệ Mỹ- Nga dưới thời Biden? Khu tưởng niệm nạn nhân Covid tại thủ đô nước

Mỹ quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn vào cuối nhiệm kỳ Trump?

Hình ảnh
  THẾ GIỚI 21/11/2020 VOA Tiếng Việt Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien. chuyến công du của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien tới Việt Nam và Philippines được nhận định là nỗ lực phút chót của chính quyền Donald Trump nhằm củng cố di sản chống tham vọng của Trung Quốc trong khi cũng có ý kiến cho rằng việc này chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề hậu bầu cử trong nước. ‘Đánh bóng di sản’ Ông O’Brien dự kiến có mặt tại Hà Nội vào ngày 20 và 21/11 để gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Sau đó, ông sẽ đến Manila. Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc thông báo trên Twitter rằng chuyến đi của ông O’Brien nhằm ‘tái khẳng định sức mạnh của mối quan hệ song phương của chúng ta và thảo luận về hợp tác an ninh khu vực’. Sự kiện này diễn ra sau chuyến thăm Hà Nội vào tháng trước của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ông Pompeo, trong chuyến công du Philippines hồi năm ngoái, nói rằ