Bài đăng

Trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau…

Hình ảnh
  Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Âu Châu    -  15/11/2020 Diễm My (VNTB)| HÃY trả lại rừng cho thế hệ con cháu mai sau… Tôi muốn nhìn thấy ảnh chim chóc, muôn thú sinh sôi nảy nở trong các cánh rừng trồng. Ấn Độ có một người đàn ông đã bỏ ra 30 năm trong đời chỉ để đi trồng cây. Một việc làm tự nguyện xuất phát từ việc thấy rắn chết khô trên lớp đất cát khô cằn. Ông Jadav Payeng, một mình đã trồng được 550 hecta rừng. Ông Jadav Payeng, một mình đã trồng được 550 hecta rừng. Nhờ ông Jadav Payeng, rừng Molai giờ đây có cả hổ Bengal, tê giác ấn, các loài bò sát, trên một trăm loài hươu, ngoài ra còn có rất nhiều thỏ, chim cư ngụ. Trong khu rừng trồng này có các loại cây như trâm bầu, bằng lăng, cây hoàng anh, phượng vĩ, cây hợp hoan, cây mán đỉa, cây gạo và rất nhiều tre. Năm 2008 đã có một bầy voi rừng khoảng 100 con kéo về khu rừng này và mỗi năm chúng lại quay trở lại và ở lại đó khoảng 6 tháng. Cũng đã có 10 con voi con được sinh ra trong các khu rừng nhân tạo này. Ông Jadav Payeng

Dân hỏi, không ai chịu giả nhời

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  15/11/2020 Nguyễn Thông| THỜI thập niên 60 thế kỷ trước, nhà thơ Huy Cận thăm chùa Tây Phương, ngắm các vị la hán rồi suy nghĩ “Một câu hỏi lớn không lời đáp/Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”. Ôi giời, trách gì các vị tượng gỗ mít ấy, bây giờ nhan nhản người thật, có ông đít ngồi hai, ba ghế mà ra cái trò gì. Hỏi cũng không thèm trả lời. -  Cả bộ máy, quan chức các cấp lẫn truyền thông, cứ vài ba bữa lại ríu rít sung sướng tự khen mình, nào là tăng trưởng, giữ ổn định, hoàn thành mục tiêu kép, dọn tổ đón đại bàng, đứng vào top này top nọ trong khu vực, trên thế giới… nhưng chỉ có mỗi việc trong tầm tay là kéo hạ giá thịt lợn (heo) xuống mà suốt 1 năm trời không làm được. Giá thịt lợn tăng (trưởng) vọt chóng mặt từ trước tết Canh Tý tới giờ, có nhẽ tết Tân Sửu này dân vẫn phải nhịn thịt, chết thèm chết nhạt. Dạo chưa có cuộc cách mạng ngược về thịt lợn, giá đội khung chưa tới trăm nghìn một ký, bình thường chỉ bảy, tám chục; còn nay nó vẫn ngạ

Đồng Tâm nhìn từ Rạch Gốc

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  15/11/2020 Tưởng Năng Tiến| DÙ cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ thôi nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài. Những người cầm bút của nước Việt tuy viết dở hơi nhiều nhưng viết hay cũng đâu có ít. Đọc họ sướng muốn chết, và đọc mệt luôn cũng chưa hết chữ nên bận tâm làm chi đến những tác giả ở tận đâu đâu. Cả ngày hôm nay tôi xem say mê bút ký  Đ ồ ng B ằ ng  của nhà văn Nguyên Ngọc. Ông viết như nói vậy đó: lưu loát, tươi cười, bình dị nhưng thâm trầm và lôi cuốn. Thản hoặc, cũng có đôi đoạn hơi cường điệu (hay nói nguyên văn theo cách dùng từ của chính ông là “gồng lên”) nhưng rất ít. Tôi xin phép sẽ đề cập đến sau, khi có dịp. Riêng hôm nay, xin mời mọi người xem chơi đôi ba đoạn ngắn, Nguyên Ngọc viết về chu

Lợi đảng hại dân thì làm

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu    -  15/11/2020 Đỗ Ngà| CÓ điện để dùng nhưng phải có người chết vì hệ quả môi trường của nhà máy nhiệt điện thì người quản trị quốc gia cần phải biết. Nhà máy nhiệt điện mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, mang lại lợi nhuận cho nhà thầu độc quyền mua bán điện EVN, nhưng cái giá của nó thì người dân gánh. Nhiệt điện gây ô nhiễm không khí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thủy điện thì tàn phá rừng tăng nguy cơ tai họa do bão lũ. Những thiệt hại đó chủ đầu tư các nhà máy điện và EVN có gánh không? Ngày 12/11/2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài “Việt Nam vẫn ‘mê’ nhiệt điện than?” có nói rằng, trong khi các nguồn điện sạch như điện gió và điện mặt trời lên ngôi trên thế giới thì Việt Nam vẫn chuộng nhiệt điện than và thủy điện. Trong đó chất thải của nhiệt điện than thì làm ô nhiễm môi trường bằng chất thải độc hại còn thủy điện thì phá rừng làm mất cân bằng sinh thái. Tờ báo nói về chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam là “được điệ

EVN là nút thắt của sự phát triển Việt Nam

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  14/11/2020 Trụ sở Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN. Anh Hoàng –  Việt Tân C ơ sở hạ tầng phản ánh sự phát triển của một xã hội, trong đó 4 vấn đề then chốt nhất được gói trọn trong một cụm từ: “Điện, Đường, Trường, Trạm.” Điện là nói về nguồn ánh sáng và năng lượng giúp cho xã hội phát triển. Đường là nói về hệ thống giao thông nối kết các thôn làng, thành phố với nhau cho sinh hoạt của con người. Trường là nói về nơi hướng dẫn và đào tạo những con người hữu ích cho xã hội. Trạm là hệ thống y tế cộng đồng để chăm lo sức khoẻ và phòng ngừa các dịch bệnh cho người dân. Trong bốn vấn đề nền tảng nói trên, điện giữ vai trò then chốt và vì thế nên được sắp ở vị trí đầu so với ba nền tảng còn lại. Nhìn lại 4 thập niên qua, điện đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, khi mọi hoạt động sản xuất, lao động và sinh hoạt đều cần có điện. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), một doanh nghi

Bất bình, phẫn nộ cũng… tăng!

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu    -  14/11/2020 Một lớp học tại Núi Thành, Đà Nẵng, 2020. Hình minh họa. Trân Văn BỘ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) Việt Nam tiếp tục khuấy động dư luận khi giới thiệu  Dự thảo Nghị định về Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT . Dự thảo vừa kể nhằm thay thế một nghị định cùng loại đã được chính phủ Việt Nam ban hành cách nay năm năm ( Nghị định 86/2015/NĐ-CP ) và điểm đáng chú ý nhất của dự thảo là…  tăng học phí của tất cả các bậc học .  Học phí của các bậc từ mầm non đến phổ thông sẽ tăng 7,5% mỗi… năm và học phí đại học sẽ tăng 12.5% mỗi… năm   (1) . *** Tuy hệ thống truyền thông chính thức chỉ giới thiệu ý tưởng này và không bình luận gì thêm nhưng độc giả không ngần ngại bày tỏ sự bất bình trên các diễn đàn điện tử do hệ thống truyền thông chính thức kiểm soát. Chẳng hạn trên trang facebook của VTC (VTC No