Bài đăng

Vĩnh biệt Katie Lương tài giỏi hiền lành tử tế

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu    -  14/11/2020   Katie Lương (Kathleen Lương) mất ngày 28 tháng 10, 2020. LẦN đầu tiên tôi gặp tài tử Katie Lương, cô là diễn giả tại Cinema Symposium do hội VAALA và hội VNLC tổ chức tại UCLA. Cô cùng nhiều nhà làm phim gốc Việt nói chuyện với khán giả và sinh viên đại học UCLA về nghề làm phim. Nhiều cuốn phim nổi tiếng của cộng đồng sẽ sản sinh ra từ Cinema Symposium này. Lần cuối cùng tôi gặp Katie Lương, cô đang định bán quán ăn nho nhỏ gần khu Bolsa, nơi khách hàng hầu hết là học sinh trường trung học gần đó, hầu hết gốc Việt. Tôi đến với một người bạn với ý định sang lại quán này nhưng rồi lại thôi. Vài năm sau, cô qua đời vì bệnh ung thư ngày 28 tháng 10 vừa qua. Tin được đồn ra từ các bạn trong ngành điện ảnh, không ai muốn tin. Người đẹp như thế, hiền lành như thế, đàng hoàng như thế, chết sao được! Tất nhiên qua khỏi giai đoạn “denial” thì cũng phải tới giai đoạn “acceptance” - xưa nay không có luật nào cấm Thần Chết rước đi ngư

Ung thư chính trị

Hình ảnh
   Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Á Châu   -  14/11/2020 Đại Biểu Lưu Bình Nhưỡng tại diễn đàn quốc hội. Ảnh: Việt Nam Finance Phạm Nhật Bình –  Việt Tân K hi thảo luận trước diễn đàn Quốc Hội vào chiều ngày 10 tháng Mười Một về các văn kiện sẽ đưa ra tại đại hội 13, Đại Biểu Lưu Bình Nhưỡng đã có một phát biểu khá hay và thẳng thắn:  “Có thể nói là vừa qua có trường hợp ung thư về mặt chính trị.” Phát biểu của ông Nhưỡng căn cứ vào những thực tế diễn ra trong nhiều năm qua. Đó là sự suy thoái, xuống cấp về phẩm chất chính trị của cán bộ, đảng viên đưa đến tình trạng ngày nay người dân không còn chút tin tưởng vào những gì đảng viên nói, đảng viên làm. Khi phát biểu về bất cứ vấn đề nào, tất cả đều bị dư luận đánh giá là giả dối, hoang tưởng. Tháng Mười, 2016, ông Nguyễn Phú Trọng chính thức thừa nhận căn bệnh ung thư chính trị này trong Nghị Quyết 4, khóa XII bao gồm 27 biểu hiện suy thoái, nhằm mục đích  “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”  c

Mối nguy luật hải cảnh mới của Trung Quốc

Hình ảnh
   Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Âu Châu   -  14/11/2020 Diễm Thi, RFA| TRUNG Quốc hôm 4 tháng 11 năm 2020, công khai dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc quyền tài phán của Hoa Lục. Theo các nhà quan sát chính trị thì luật này sẽ được Trung Quốc thông qua trong kỳ họp Quốc hội của họ vào tháng 12 sắp tới. Dự thảo cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển được phép sử dụng vũ khí để xua đuổi tàu thuyền nước ngoài bị cho xâm phạm lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn thủy thủ đoàn cũng như được phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân theo mệnh lệnh trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Dự thảo được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Biển Đông, có những hành động phi pháp, quấy rối tàu của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam. Thạc sĩ Hoàng Việt nói thêm về dự luật này: “Đây không phải là sửa đổi mà là luật mới, có thể g

Về vấn đề học phí: Tăng tăng tăng…

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  14/11/2020 Chu Mộng Long| KHÔNG cần nói đạo đức nghề nghiệp, bài này tôi luận sòng phẳng về kinh tế thị trường, dù đó là thị trường giáo dục. Khi vừa lên chức Bộ trưởng, ông Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: “Học phí thấp thì không thể đòi hỏi chất lượng giáo dục cao”. Đúng tư chất chuyên gia kinh tế làm giáo dục. Kể cả cách tư duy ấy cũng rất phù hợp với kinh tế thị trường. Giáo dục, theo xu thế toàn cầu, không thể không nằm trong kinh tế thị trường. Các triết gia hậu công nghiệp gọi là “kinh tế tri thức” – tri thức được xem là một mặt hàng, được trao đổi theo quy luật cung – cầu. Nôm na, người học muốn có tri thức phải bỏ tiền ra mua tri thức. Nhiều giáo sư tiến sỹ rởm hào hứng với điều này. Và thế là một cuộc cách mạng về giá cả: giá học phí, giá sách tăng vọt. Khi bị dư luận phản ứng, nhiều nhà giáo dục vin vào câu của Bộ trưởng mà biện minh cho hành vi của con buôn giáo dục. Vậy là cái mệnh đề: “Học phí thấp thì không thế đòi hỏi chất lượng

Hoan nghênh kế hoạch trồng 1 tỷ cây rừng của thủ tướng

Hình ảnh
    Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu    -  14/11/202 Nguyen Khan| BIẾN đổi khí hậu khiến chu kỳ La Nina đến sớm gây hiện tượng áp thấp nối áp thấp, bão tiếp bão, lũ chồng lũ làm tang thương khúc ruột Miền Trung. Chất lượng kỳ họp Quốc Hội lần này tốt hơn khi các đại biểu Quốc Hội đề cập thẳng thắn đến vấn đề đang rất nóng, bên cạnh yếu tố khách quan là biến đổi khí hậu, còn có nguyên nhân chủ quan do con người gây ra, ở đây là do các bộ ngành hữu quan quản lý không tốt làm lũ lụt Miền Trung thêm trầm trọng, đó chính là nạn phá rừng và quy hoạch quá nhiều thủy điện cóc gây lũ chồng lũ. Nổi bật nhất là những chất vấn thẳng thắn của nữ đại biểu Tây Nguyên có ngoại hình bắt mắt. Bà đã làm hai bộ trưởng Bộ Công thương và bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lúng túng. Ông bộ trưởng Bộ Công thương bị chất vấn gay gắt về phát triển điện Mặt Trời, đặc biệt là cách xử lý các tấm PIN Mặt Trời bị thải loại. Ông bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bị chất vấn về số liệu diệ

Mảnh đất màu mỡ cho hàng fake

Hình ảnh
    THÁNG 11 14, 2020  ĐỖ NGÀ đối với một đất nước tự do thì truyền thông nó không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền, nó là một doanh nghiệp. Để xây dựng thương hiệu cho mình, công ty truyền thông này đưa tin phải đạt yêu cầu như: tin hot, đúng sự thật, nhanh, chính xác và kịp thời. Nói chung độ xác tín của tin tức nó là phần cốt lõi xây dựng nên thương hiệu của một tờ báo. Hiện nay Mỹ và Anh là 2 cường quốc truyền thông mạnh đứng vào hành nhất và nhì thế giới. Và chúng ta thấy, không một quốc gia độc tài nào được liệt vào hạng cường quốc truyền thông là vậy. Thế giới đang giao tiếp với nhau bằng Tiếng Anh thì tất Anh và Mỹ là 2 cường quốc truyền thông đứng vào hàng nhất nhì thì không có gì khó hiểu, tuy nhiên điều đáng nói là 2 quốc gia này cũng là 2 quốc gia tự do kiểu mẫu trên thế giới với một là kiểu mẫu về nhà nước cộng hòa, một là kiểu mẫu nhà nước quân chủ lập hiến. Ở Mỹ có 2 đảng lớn, một đảng thiên tả và một đảng thiên hữu. Dân Chủ là thiên tả, Cộng Hòa là thiên hữu. Mà nh

Lợi hại dân thì làm

Hình ảnh
     THÁNG 11 14, 2020  ĐỖ NGÀ CÓ  điện để dùng nhưng phải có người chết vì hệ quả môi trường của nhà máy nhiệt điện thì người quản trị quốc gia cần phải biết. Nhà máy nhiệt điện mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, mang lại lợi nhuận cho nhà thầu độc độc quyền mua bán điện EVN, nhưng cái giá của nó thì người dân gánh. Nhiệt điện gây ô nhiễm không khí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thủy điện thì tàn phá rừng tăng nguy cơ tai họa do bão lũ. Những thiệt hại đó chủ đầu tư các nhà máy điện và EVN có gánh không? Ngày 12/11/2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài “Việt Nam vẫn 'mê' nhiệt điện than?” có nói rằng, trong khi các nguồn điện sạch như điện gió và điện mặt trời lên ngôi trên thế giới thì Việt Nam vẫn chuộng nhiệt điện than và thủy điện. Trong đó chất thải của nhiệt điện than thì làm ô nhiễm môi trường bằng chất thải độc hại còn thủy điện thì phá rừng làm mất cân bằng sinh thái. Tờ báo nói về chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam là “được điện, mất môi trường”. Đúng!