Bài đăng

HRW kêu gọi Nhật Bản ngưng tài trợ cho công an Việt Nam

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/11/2020 Hệ thống loa đặc biệt có tên là Long Range Acoustic Device (LRAD - dụng cụ phóng âm thanh tầm xa - có thể gây thủng màng nhĩ nếu ở gần) được đặt trên một chiếc xe tải của công an Nghệ An hôm 15/5/2017 để đối phó với người biểu tình. Ảnh: FB Đặng Tuấn Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền – HRW ( Tokyo ) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) phát biểu rằng chính phủ Nhật Bản cần ngay lập tức hủy bỏ các kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính cho Bộ Công an Việt Nam, vốn phải chịu trách nhiệm về nhiều vi phạm nhân quyền nghiêm trọng từ lâu nay. Ngày 19 tháng Mười, 2020, Bộ Ngoại giao Nhật Bản  công bố  gói tài trợ 300 triệu yên (tương đương 2,84 triệu đô la Mỹ) cho Bộ Công an Việt Nam mua các trang thiết bị không nêu cụ thể nhằm mục đích “chống khủng bố” và “giữ gìn trật tự công cộng.” Bộ Ngoại giao Nhật tuyên bố rằng gói tài trợ sẽ “góp phần” làm “tăng cường các biện pháp chống khủng bố và giữ gìn trật tự công cộng”

Giải thích về Cử Tri Đoàn trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/11/2020 Tim Pham| TRƯỚC khi nói về Cử Tri Đoàn và cách thức cùng thể lệ bầu cử, chúng ta cần phải nhớ rằng nước Mỹ không phải là một quốc gia có 50 tỉnh mà nước Mỹ là một hiệp chủng quốc gồm 50 tiểu bang tự trị. Khi các tiểu bang gia nhập vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, họ chỉ phải đồng ý là sẽ tuân thủ theo một số điều luật của liên bang mà bang nào cũng phải theo. Ngoài các điều luật đó ra, các tiểu bang hoàn toàn tự trị và tự vận hành. Nói một cách nôm na, nước Mỹ như là tập thể của 50 vườn hoa. Tuy nằm trong công viên lớn có tên là Hoa Kỳ, nhưng các chủ vườn có thể trồng các loại cây và hoa mà mình muốn với điều kiện là cây của bang này không được lấn sang đất của bang khác. Chính phủ liên bang không giới hạn số lượng và chiều cao của cây. Nói một cách khác, sự phát triển kinh tế của bang này không được gây hại đến sự phát triển kinh tế của các bang khác. Tại các tiểu bang của Hoa Kỳ, hiến pháp và luật lệ của mỗi tiểu bang có giá trị v

Ai xây bệnh viện Thống Nhất?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/11/2020 Thao Ngoc| NÓI đến bệnh viện Thống Nhất, đa số người dân Sài Gòn đều biết rằng, bệnh viện này trước 30/4/1975 có tên là bệnh viện Vì Dân. Theo Wikipedia: “Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn. Bệnh viện Vì Dân được thiết kế bởi kiến trúc sư Trần Đình Quyền vào năm 1972. Kiến trúc sư Trần Đình Quyền

Tổng cục phòng chống cái gì?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/11/2020 Hoa Mai Nguyen| ĐẤT nước ta có cả Tổng cục phòng chống thiên tai lũ lụt hẳn hoi, người đứng đầu là Tổng cục trưởng TRẦN QUANG HOÀI, Chánh văn phòng thuộc ban chỉ đạo Trung ương hẳn hoi, và đứng đằng sau có thêm nhiều vị quan to mặt lớn khoác trên người áo phao ngồi trong phòng lạnh, chiều tối đi ăn nhậu và bơi trên bụng mấy em chân dài. Cục trưởng, phó cục trưởng, giám đốc phòng chống thiên tại lũ lụt công tác và làm việc ở Thành phố và chẳng phải đi đâu xa, đôi giày cũng không hề bị dính nước lũ lụt thiên tai bao giờ cả, bọn chúng đang hưởng một cuộc sống giàu sang phú quý, nhà cao cửa rộng, tiền bạc rất nhiều điếm mãi mà không hết. Số tiền đó là được ăn chia trong các dự án xây dựng đập thủy điện mà ra. Có lẽ Trung ương thành lập Tổng cục phòng chống thiên tai để bảo vệ cho các thủy điện vừa và nhỏ đang xây dựng khắp đất nước VN, cấu kết với nhiều thành phần để chặt phá rừng lấy gỗ quý. Chúng là tổng cục của một nhóm lợi ích,

Sụt lún, sạt lở: Viện địa chất giải thích như trẻ con

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/11/2020 Chu Mộng Long| VTV phỏng vấn các chuyên gia thuộc Viện Địa chất Việt Nam về hiện tượng sạt lở vừa qua ở Quảng Nam. Các chuyên gia đều giải thích: mưa to, lớp đất trên bề mặt nặng hơn, với độ dốc của núi đồi, lớp đất đó sẽ đổ ập xuống. Giải thích như vậy mà cũng học đến giáo sư tiến sĩ! Tôi xem hình ảnh trên VTV, nơi sạt lở là nơi trồng toàn bạch đàn. Rễ cây bạch đàn chỉ bám trên bề mặt. Theo lời người dân, mưa mới chỉ có một ngày chứ không phải dài ngày. Tôi khẳng định, chính rừng cây bạch đàn đã làm cho lớp đất trên bề mặt núi đồi bị oằn nặng và trượt nhào xuống. Nó giống như trò chơi cầu tuột của trẻ em vậy! VTV dựa vào lời của các chuyên gia mà cảnh báo: nguy cơ sạt lở sẽ còn tiếp tục, cần di dời dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở. Đó là biện pháp mà các chuyên gia và VTV cho là “lâu dài và bền vững”. Khốn khổ cho dân tôi! Hàng ngàn năm người đồng bào thiểu số sống ở các triền núi, sao không có chuyện sạt lở đồng loạt như vậy? Là

Miền Trung sắp gánh thêm thảm họa?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Âu Châu  -  01/11/2020 Đỗ Ngà| QUA cơn bão số 9 (tên quốc tế là bão bão Molave) đổ bộ vào Miền Trung Việt Nam chúng ta cũng thấy rõ 2 điều. Sức tàn phá của gió và sức tàn phá nước (vì bão bao giờ cũng kèm mưa lớn). Trong đó sức tàn phá của gió chúng ta đổ lỗi cho thiên nhiên là hoàn đúng, nhưng sức tàn phá của nước mưa mà đổ lỗi cho thiên nhiên thì đó là hành động chạy tội của chính quyền chứ hoàn toàn không đúng như vậy. Bởi mưa mang nước đến cho con người, bản chất của nó là tạo hóa đã đưa nước đến để con người trữ nó cho mùa khô. Trong đó tạo hóa bao cho rừng xanh như là công cụ gạn lại một phần nước mưa để trữ, và cũng để giảm đi sức tàn phá của nước. Có rừng, có hồ ao hợp lý thì con người sợ gì thiếu nước cho trồng trọt? Cơn bão số 9 ập xuống gây ra 3 thảm họa lở đất tại tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân là do đâu? Do gió hay do nước? Một đứa trẻ con cũng biết, sạt lở đất là do nước chứ không phải do gió. Mà về bản chất, nước là quà của tạo hóa ban ch

Đất nước hay chế độ?

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/11/2020 Tạ Duy Anh (Suy nghĩ nhân ngài Pompeo đến Hà Nội) C ách nay 8 năm, tôi đã cảnh báo về sự nguy hiểm của hành động Trung Cộng thành lập tỉnh Tam Sa, xin trích:  “…Người Việt không nên coi thường động thái này. Đầu tiên chỉ là cái tỉnh trên giấy, bị Việt Nam, Philippines… coi là vô giá trị. Nhưng sau đó, họ sẽ “ấn” cái tỉnh đó vào đầu hàng tỷ người Trung Quốc, tạo ra những giao tiếp thương mại, ngoại giao với các nước, thông qua Tam Sa. Chẳng hạn hành động mời thầu thăm dò dầu khí, hay những phi vụ buôn bán thương mại với lợi nhuận hấp dẫn, gắn với cái địa danh Tam Sa? Rồi những hội nghị, triển lãm, thi đấu thể thao nhỏ… do Trung Quốc đăng cai được tổ chức ở Tam Sa! Dần dần cái tên Tam Sa sẽ thành một địa danh quen thuộc với thế giới. Nó sẽ đi vào các văn bản giấy tờ mang tính quốc tế. Nó cứ từ từ là một đơn vị hành chính hiện thực của Trung Quốc. Khi đó những hoạt động trên biển Đông của chúng ta, được mặc nhiên coi là hoạt động