Bài đăng

Vụ án Hồ Duy Hải: Nhân chứng Đinh Vũ Thường và thời điểm 19h39’

Hình ảnh
  Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  01/11/2020 Hồ Duy Hải Trần Hồng Phong – BVN1 V ụ án Hồ Duy Hải, ngày 30/10/2020 nhân chứng Đinh Vũ Thường gặp lại tôi (LS. Phong). Theo Cáo trạng, Đinh Vũ Thường là người đã “phát hiện Hồ Duy Hải tại bưu cục Cầu Voi lúc 19h39’ ngày 13/1/2008”. Đây là căn cứ quan trọng nhất (cùng “lời khai nhận tội” của Hồ Duy Hải) để Hồ Duy Hải bị tuyên án tử về tội giết người. Năm 2011, anh Đinh Vũ Thường đã làm cho tôi một giấy xác nhận, khẳng định mình không hề thấy Hồ Duy Hải và số chiếc xe máy như trong Cáo trạng nêu. Tôi đã gửi giấy này cho Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 6/5/2020. Mới đây, ngày 24/9/2020, nhân chứng Đinh Vũ Thường có Đơn tố cáo gửi cơ quan thẩm quyền, tố cáo Điều tra viên giả chữ ký và ghi thêm lời khai của mình (biến không thành có trong việc nhận dạng Hồ Duy Hải) với mong muốn hỗ trợ kêu oan cho Hồ Duy Hải. Hôm nay gặp tôi, anh Đinh Vũ Thường bày tỏ sự đặc biệt băn khoăn khi trong Cáo trạng nói anh có cuộc gọi tại bưu cục Cầu Voi

Qua cơn hoạn nạn, mới hiểu tận lòng nhau

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/10/2020 J.B Nguyễn Hữu Vinh Trận lũ lịch sử và tình người trong hoạn nạn M ột trận lũ được gọi là lịch sử, nhấn chìm mọi làng mạc, mọi thứ có thể ở hạ lưu các con sông. Đời sống người dân vô cùng gian nan và khổ sở, tính mạng bị đe dọa từng ngày, từng giờ. Công lao xây đắp, vun vén của hàng vạn gia đình ở Miền Trung đã phút chốc trôi theo dòng nước, trâu bò lợn gà chết, hoa màu, cây cối bị hư hỏng, nhà cửa, tài sản bị ngâm trong dòng nước lũ đục ngầu. Tất cả đã xảy ra trong vòng hai tuần từ đầu tháng 10 năm 2020. Những tiếng kêu ai oán đã vang khắp miền trung với hàng trăm người chết và mất tích, hàng vạn ngôi nhà chìm trong lũ lụt, người dân sống cheo leo trên các mái nhà, các gác xép và nước dâng lên từng giờ. Những tiếng kêu cứu thất thanh trong đêm đã vẽ nên nỗi kinh hoàng của trận lụt lịch sử tại đây. Những thông tin về thời tiết bất lợi, bão gió chồng bão gió, lũ chồng lũ liên tục đổ về Miền Trung làm cho những người ít quan tâm

“Đức thanh liêm của thẩm phán”: tin chắc nên dân phải nhảy lầu tự sát!

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/10/2020 Nguyễn Thị Kim Ngân & Nguyễn Hoà Bình Gió Bấc’s blog  – RFA T uyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của thẩm phán” đó là tựa đề bài báo và là trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Kim Ngân tại đại hội Thi đua yêu nước Tòa án nhân dân lần thứ IV với chủ đề “Vì công lý”. {1} Bà Kim Ngân cũng lưu ý là “Vì giá trị cốt lõi của tòa án là mang lại lẽ phải, sự công bằng cho xã hội và tạo được niềm tin của người dân vào công lý” Đọc qua tiêu đề này và cái tên hội nghị người ta không khỏi bật cười về cái sự trớ trêu. Về “đức thanh liêm của thầm phán” chế độ cộng sản thì người dân không còn chút nghi ngờ. Nhảy lầu tự sát tìm công lý Không nói xa, chỉ ngay trong năm 2020, người dân Việt Nam đã buộc lòng phải nghe, phải thấy nhiều vụ án cười ra nước mắt. Dù không phải là thân nhân của các đương sự, dù không chút ân oán, không quan hệ buộc ràng người dân vẫn cảm thấy uất nghẹn, căm phẫn trước

Thủ đô Hà Nội và bãi rác Nam Sơn

Hình ảnh
   Thực Hiện -    Bureau CTM Media - Á Châu  -  31/10/2020 Rác thải sinh hoạt dồn ứ ở nội đô do người dân chặn không cho xe chở rác vào đổ rác tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet Phạm Nhật Bình –  Việt Tân B ãi rác Nam Sơn, thuộc huyện Sóc Sơn hình thành từ năm 1999, hàng ngày tiếp nhận khoảng từ 5.000 đến 7.000 tấn rác từ 12 quận và 5 huyện của thành phố Hà Nội. Rác là một loại chất thải không chỉ dơ bẩn mà có mùi hôi thối khó chịu qua nhiều ngày tồn trữ, dù trong những bãi chứa riêng. Cho đến nay, chung quanh bãi rác Nam Sơn vẫn còn hàng ngàn gia đình sinh sống vì thành phố chưa giải quyết được việc di dời thoả đáng cho họ. Các gia đình ở khu vực này phải chịu đựng qua nhiều năm tháng, sống chung với rác trong một môi trường nguy hiểm cho sức khỏe mà chính quyền không quan tâm giải quyết. Mới đây truyền thông trong nước cho biết do không chịu nổi mùi hôi thối, tối ngày 23 tháng Mười một lần nữa người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn đã phản ứng bằ

Rừng chết, ‘nước’ hết và vùng đất đáng sống

Hình ảnh
  Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 31/10/2020   Tìm kiếm người mất tích do sạt đất ở tỉnh Quảng Nam. Photo VNA via AP. Hoàng Hoành Sơn –  VOA B áo Thanh Niên đăng bài: Bão số 9 càn quét từ  Đà Nẵng  đến Phú Yên hôm qua 28.10 khiến nhiều nơi trở nên hoang tàn. Đáng lo ngại, sau bão là lũ ập tới, mưa lớn khiến cây cầu Đăk Pne ở xã Đăk Pne, H.Kon Rẫy bị lũ cuốn trôi, làm cho 438 hộ dân với 1.468 nhân khẩu bị cô lập  (1) . Báo Tuổi Trẻ cho biết: Tối 28-10, tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp 45 người dân; báo Lao Động thông báo  bão số 9  gây thiệt hại nặng nề, khiến 57 người chết và mất tích, 28 người bị thương, gần 1.000 ngôi nhà bị sập và hư hỏng  (2) . Và báo Plo cho biết: Quảng Nam sẽ có lũ đặc biệt lớn khi thuỷ điện Đăk Mi 4, A Vương và Sông Bung dự kiến xả qua tràn với lượng lớn, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Vu Gia. Tổng mực nước xả về hạ lưu sông Vu Gia của cả ba thuỷ điện lúc 16 giờ (ngày 28