Bài đăng

Thủ đoạn truyền thông và lương tâm con người

Hình ảnh
hực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 16/08/2020 Vu Hong Nguyen| TRƯỚC khi đọc bài viết này, các bạn giúp mình làm một khảo sát nho nhỏ bằng cách chọn hình ảnh tương tác với bài viết, câu hỏi là: “Nếu có vaccine Covid-19 của Nga, bạn sẵn sàng tiêm không?” mặt cười là KHÔNG, mặt hốt hoảng là CÓ. a ngày trước mình có bài viết về vaccine Sputnik V của Nga phân tích về vấn đề “đi tắt” bị các nhà chuyên môn và tổ chức Y tế trên thế giới chỉ trích nặng nề vì không đảm bảo được 2 vấn đề cốt lõi trong phát triển thuốc và vaccine cho con người đó là “AN TOÀN & HIỆU QUẢ”. Ngay ngày hôm sau mình khá bất ngờ và có linh cảm không tốt khi thấy báo VNExpress đăng một bài viết theo kiểu “ca tụng” vaccine này với tựa đề “ Cơ chế hoạt động của vaccine Covid-19 do Nga sản xuất ”, bài viết rất “vô trách nhiệm” khi chỉ đưa những khía cạnh tốt, những giả thuyết hoàn hảo “tuy chưa chứng minh được” của vaccine Sputnik V mà không hề đưa bất cứ một điểm sai trái nào trong quy trình p

Sức mạnh của số đông

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 16/08/2020 Đỗ Đăng Liêu – Web Viettan| YẾU tố thành công và tạo sinh khí cho một cuộc mít tinh hay một cuộc biểu tình chính là sự tham gia đông đảo của nhiều người, nhiều thành phần. Nói cách khác,  SỐ ĐÔNG  quyết định cho sự thành bại của mọi cuộc tụ họp. Có ai đó đã viết:  “Nếu có người rủ ngày mai xuống đường biểu tình thì tôi sẽ tới đó nhưng đứng từ xa quan sát, nếu thấy người tham dự là hàng chục thì tôi sẽ bỏ về; nếu là hàng trăm thì tôi sẽ tiếp tục quan sát; nếu là hàng ngàn thì tôi sẽ vào tham gia.” Như vậy thì thấy là cái lý (đồng ý với lý do cần biểu tình) và cái tâm (ý muốn tham gia, góp sức) đều đã có. Nhưng đi kèm cái lý và cái tâm thì có cái sợ. Nỗi sợ đã cản trở cả lý lẫn tâm. Lo sợ là bản chất tự nhiên và bình thường của con người. Kiểm soát được cái sợ để đi đến hành động, tiến hay thoái mới là vấn đề. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân và từng hoàn cảnh. Trong trường hợp nói trên, khi số người hiện di

Tại sao những mong muốn của phương Tây khi để Trung Quốc hội nhập không trở thành hiện thực?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 16/08/2020 nguyenvubinh’s blog| NGÀY 11/12/2001, Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi đó, Trung Quốc vẫn đang là nhà nước độc tài toàn trị cộng sản nhưng các quốc gia dân chủ phương Tây vẫn đồng ý để Trung Quốc tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Không chỉ có WTO, Trung Quốc còn tham gia vào tất cả các tổ chức kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội của thế giới và khu vực. Tóm lại, đó là sự hội nhập hoàn toàn của một nhà nước cộng sản vào hệ thống các tổ chức liên quốc gia của các nước dân chủ trên thế giới. Trong nhận thức và chủ trương chung của các quốc gia phương Tây khi đồng ý để Trung Quốc tham gia đầy đủ vào các định chế chung của thế giới khi đó, là sự đồng thuận về nhận định và mong muốn sau khi Trung Quốc tham gia vào các tổ chức này, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển, và Trung Quốc sẽ dần dần chuyển hóa thành một quốc gia dân chủ. Có hai cơ sở cho nhận định này của

Chính sách đối ngoại mới của Việt Nam qua một bộ phim tài liệu

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 15/08/2020   nguyenanhtuan’s blog| TRONG một diễn biến bất ngờ, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa tung ra phim tài liệu dài kỳ có tên ‘Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử’ [1] trong đó ngay từ những tập đầu tiên đã nhắc đến chiến tranh Tây Nam với Cambodia năm 1978 và chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Cuộc chiến ngắn ngày song đẫm máu giữa hai nước cộng sản cuối thập niên 70s vốn là chủ đề cấm kị trong nhiều thập kỷ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ năm 1990. Vài năm trở lại đây, khi lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc suy giảm theo những diễn biến trên Biển Đông và đứng trước áp lực từ chủ nghĩa dân tộc dâng cao trong nước, báo chí Việt Nam bắt đầu được phép viết về chủ đề này, dù vẫn bị giới hạn về phạm vi, cường độ cũng như thời điểm. Tuy nhiên, phim tài liệu lần này của VTV có vẻ đi ra ngoài khuôn khổ trên. Thứ nhất, phim được công chiếu không phải vào bất kỳ dịp kỉ

Trở lại những ngày xưa thân ái

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Âu Châu  - 15/08/2020 Nguyen Khan| HIẾM khi thấy lãnh đạo TC (Trung Cộng) cao ngạo hợm hĩnh phải hạ mình. Nói cụ thể hơn, gần 71 năm tồn tại TC chỉ 2 lần hạ mình. Lần hạ mình đầu tiên mềm nhũn như Hàn Tín luồn trôn… khi Đặng Tiểu Bình gặp tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Washington DC để bình thường hóa ngoại giao giữa hai nước năm 1979. Khi ấy TC đang rớt mồng tơi vì hai thập niên hoang tưởng sai lầm của Mao Trạch Đông làm suy sụp kinh tế, thiên đường đói như cò. Tuy vậy, TC vẫn không bỏ tính lưu manh hoang dã mạnh đội yếu đạp, vừa khom mình trước Jimmy Carter nhờ Mỹ giúp đỡ, vừa lấy lòng Mỹ nướng tiểu đệ dâng công : “dạy cho Việt Nam một bài học”. Theo lời tướng TC Lương Á Châu, nhờ quyết định sáng suốt của Đặng Tiểu Bình dạy cho VN một bài học bằng cách kéo đại binh làm cỏ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của VN, vốn đầu tư của Mỹ và phương tây ồ ạt đổ vào TC, giúp TC giàu mạnh như hôm nay. Và lần này là lần thứ hai TC muối mặt hạ mình

Giáo dục như trồng một vườn hoa

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Á Châu  - 15/08/2020 VietTuSaiGon’s blog  – RFA Đ ương nhiên, nếu chỉ dừng ở việc ví von giáo dục với trồng hoa thì không bao giờ đủ, và cũng có thể bị hiểu nhầm. Bởi sinh thể giáo dục là con người với đầy đủ năng lực khám phá, khai phóng và sáng tạo, thậm chí là một ẩn số của tương lai. Nhưng, cũng chính vì điều này, con người cần được phát triển trong một nền giáo dục tự nhiên, gần với nhịp sống con người nhất. Và giáo dục, dù muốn hay không muốn, yếu tố lịch sử, địa lý và chính trị có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định nền giáo dục đó ra sao, con người của quốc gia đó sẽ đi về đâu trong tiến trình phát triển nhân loại. Một quốc gia dân chủ, có nền giáo dục hiện đại, khai phóng, nhân bản và lấy sáng tạo làm trọng tâm, lấy dân tộc làm nòng cốt phát triển thì chắc chắn, quốc gia đó sẽ quật cường nhờ giáo dục. Ngược lại, một quốc gia độc tài, có những nhà lãnh đạo độc đoán, tàn nhẫn với triết lý giáo dục lấy lãnh đạo làm thần tượng và

Quá trình đưa lên ngôi và truất phế Lê Khả Phiêu, đồng chí cs nay bạn mai thù

Hình ảnh
Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 15/08/2020 Đỗ Ngà| THÁI Thượng Hoàng là một hình thức vua từ bỏ danh hiệu nhưng muốn giữ lại thực quyền. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, thời nhà Trần là thực hiện chế độ thái thượng hoàng. Thực tế khi vua nhường ngôi cho con để làm thái thượng hoàng thì vua cha không hề mất quyền lực mà ngược lại còn có quyền lực rất lớn. Quyền lực có thể sai khiến vua con. Thay vì trước đây điều hành triều chính thì nay vua cha gián tiếp điều hành triều chính thông qua vua con. Thời nhà Trần, các vua dùng chế độ thái thượng hoàng nhằm mục đích dìu dắt vua con trưởng thành dần trong quá trình tiếp quản công việc của một ông vua. Ý đồ của tiền nhân là vậy, nhưng ngày nay ý đồ của CS thì hoàn toàn khác, CS đã dùng chế độ thái thượng hoàng là để duy trì quyền lực cho những ông chóp bu khi đã mãn nhiệm kỳ nhằm thỏa mãn bản chất tham quyền cố vị của đám này. Từ năm 1996, ĐCS Việt Nam đã dựng lên cái gọi là “Hội đồng cố vấn Ban Chấp hàn