Bài đăng

Bỏ của đổi lấy người

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 02/08/2020 Nguyen Khan| THEO VOA, Việt Nam vừa bị tuột khỏi nhóm 20 quốc gia phục hồi kinh tế hậu cúm Tàu nhanh nhất. Ngoài Thái Lan là nước phục hồi số một, Hàn Quốc cũng trong tóp đầu, các nước giàu mạnh khác như TC, Nhật, Singapore… Đều tuột xa nhóm 20, nước giàu mạnh nhất thế giới là Mỹ cũng đang lặn hụp ở tóp gần cuối, thì việc Việt Nam bị tuột nhóm 20 cũng không có gì là ghê gớm. VOA cũng cho rằng, Việt Nam tuột hạng là do dịch cúm Tàu bùng phát lần hai, và rằng có lẽ Việt Nam đã chọn lựa an toàn dịch bệnh là ưu tiên trước, thứ đến mới kinh tế. Chợt nhớ câu thành ngữ Việt Nam:”Của đi thay người” luôn đúng với mọi thời đại. Bởi “Người còn của còn”, mạng sống con người là quan trọng nhất, chính con người làm nên của cải, của cải không làm nên con người. Cho nên khi bắt buộc phải chọn lựa giữa mạng sống và của cải, thì bất cứ ai cũng chọn “bỏ của đổi lấy người”. Vấn đề ở đây, có cách nào lưỡng toàn, vừa giảm được thiệt

Chủ trương ngầm của đảng và hậu quả của nó

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 02/08/2020 Đỗ Ngà| VIỆC rất nhiều người Tàu nhập cư lậu vào Việt Nam là điều bất thường. Nó không vì nguyên nhân kinh tế, mà cũng không vì nguyên nhân chính trị, và cũng chẳng phải nguyên nhân tôn giáo, và cũng chẳng phải nguyên nhân sắc tộc. Về kinh tế, Việt Nam nghèo hơn Tàu. Về nguyên nhân chính trị thì chẳng ai trốn CS mà lại đến tị nạn nước CS khác. Về nguyên nhân tôn giáo lại càng không. Pháp Luân Công ở Việt Nam cũng bị triệt chẳng khác nào bên Tàu (CS thường gán Pháp Luân Công là “tà giáo” để đàn áp). Nói chung chính sách tôn giáo ở Việt Nam y hệt Tàu Cộng, không ai tị nạn tôn giáo bên Tàu sang Việt Nam. Về sắc tộc lại càng không. Người Duy Ngô Nhĩ bị truy đuổi sang Việt Nam đều bị Việt Nam bắt trả về Tàu. Vậy người Tàu nhập lậu cư vào Việt Nam để làm gì?! Như vậy việc cho người Tàu nhập cư ồ ạt vào Việt Nam theo nhiều cách, chỉ có thể là nhằm mục đích xuất khẩu tội phạm, xuất khẩu bệnh dịch và về lâu về dài là để đan

Giáo phận Vinh: Thánh Ca dâng đảng và Hồ Chí Minh

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 01/08/2020 J.B Nguyễn Hữu Vinh –  RFA Một cuộc Hội nghị giáo dân tiêu biểu? T ôi ngạc nhiên khi nhìn những đoạn video được đưa lên trên mạng Internet về cái gọi là Ủy Ban Đoàn kết công giáo Nghệ An tổ chức cái gọi là Hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ 5 giai đoạn 2015-2020. Tham dự cuộc gọi là Hội nghị này, có Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch cái gọi là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cùng các linh mục thuộc Giáo phận Vinh như Nguyễn Đăng Điền, Phan Văn Thắng, Phạm Trọng Phương, Nguyễn Hiệu Phượng, Nguyễn Đức Vĩnh, Nguyễn Xuân Hoàng… và một số người được coi là giáo dân tiêu biểu (tất nhiên là theo tiêu chuẩn nhà nước cộng sản). Theo báo Nghệ An cho biết: Trước đó, đoàn này đã  “làm lễ dâng hoa tưởng niệm, báo công với Bác tại quảng trường Hồ Chí Minh ” nhưng không nói rõ đó là Thánh lễ Misa hay lễ gì? Phát biểu tại cuộc họp, Linh mục Trần Xuân Mạnh, đã c

Việt Nam rớt khỏi nhóm 20 nước đi đầu về phục hồi kinh tế hậu Covid

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Âu Châu  - 01/08/2020 Nguyễn Hùng | VIỆT Nam không còn nằm trong số 20 nước đi đầu trên thế giới về khả năng phục hồi kinh tế sau dịch Covid nhưng vẫn còn trên nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh và Hoa Kỳ. Chỉ số Phục hồi Covid Toàn cầu của Chính phủ Malaysia cho  tới hôm 28/7 còn xếp Việt Nam ở vị trí thứ 20  nhưng  sang ngày 30/7 đã đánh tụt Việt Nam xuống vị trí thứ 22 . Thế chỗ Việt Nam là Myanmar. Thái Lan vẫn tiếp tục ở vị trí dẫn đầu theo sau là Latvia ở vị trí thứ hai, Nam Hàn đứng thứ ba, Malaysia thứ tư và Đài Loan thứ năm. Hoa Kỳ, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 với trên 150.000 người thiệt mạng đứng thứ 119 về khả năng gượng dậy về kinh tế trong khi Philippines, nơi Tổng thống Duterte hay được coi là có nhiều điểm giống Tổng thống Trump, xếp ngay sau ở vị trí thứ 120. Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ chung ý thức hệ của Việt Nam, đứng thứ 35, trên Nhật Bản một bậc. Quốc gia rộng

Covid đợt 2, nguy hiểm hơn đợt một! cẩn thận!

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Âu Châu  - 01/08/2020 Đỗ Ngà| NGÀY 11 tháng 3 năm 2020, Ấn Độ có người chết vì Covid-19 đầu tiên. Nhưng lúc đó cả nước Ấn Độ chỉ có 62 ca nhiễm và 4 ca hồi phục, tức có 1 người chết và 57 người đang nhiễm. Ấy vậy mà đến hôm nay, Ấn Độ đến hôm nay đã là hơn 1,6 triệu người nhiễm và gần 36 ngàn người tử vong. Và hôm nay Việt Nam có 1 ca nhiễm và 172 người đang nhiễm, thì không biết về sau sẽ ra sao. Mong sao đừng như Ấn Độ. Mà như ta biết, xét về dân trí và điều kiện y tế thì của Việt Nam chỉ tầm Ấn Độ chứ không thể bằng những nước Âu Mỹ được. Vậy nên, chính quyền CS hãy nhìn Ấn Độ như là một bài học. Cho tới nay, chúng ta thấy ngay cả các nước rất tiến bộ vẫn bất lực trong việc kiểm soát dịch bệnh, chứ không riêng gì những nước nghèo. Nếu để ý trong danh sách các nước nhiễm Covid-19 ít nhất thì đa phần là những nước nghèo, trong khi đó nước giàu có, văn minh, và có nền y tế hiện đại nhất thế giới thì lại là nước bị nặng nhất. Thật khó hiể

Malaysia bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung quốc

Hình ảnh
Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 01/08/2020 Timothy Trinh| MALAYSIA đã gửi đến Liên Hợp Quốc một văn bản ghi chú đóng dấu ngày 29 tháng 7 vừa qua để phản đối toàn bộ một bản ghi chú của Trung Quốc đệ trình trước đây hơn nửa năm. Những văn bản ghi chú này (note verbale) được đệ trình lên tổng thư ký Liên Hợp Quốc với một yêu cầu rằng chúng được lưu hành tới các quốc gia thành viên khác. Bản tóm tắt ghi chú mới nhất của Malaysia theo sau các văn bản ngoại giao tương tự do Philippines, Việt Nam, Indonesia, Hoa Kỳ và Úc ban hành kể từ lần chọi nhau đầu tiên giữa Malaysia và Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái sau khi Bắc Kinh cho rằng chính quyền Kuala Lumpur không có quyền tìm cách thiết lập thềm lục địa ở vùng biển phía bắc Malaysia. Trong phản ứng mới nhất, Malaysia cho biết họ đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử, hoặc các quyền hoặc quyền tài phán khác, liên quan đến các khu vực hàng hải trên Biển Đông được bao gồm bởi một phần có

Tản mạn chuyện thoát Trung

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Âu Châu  - 01/08/2020 Nguyen Khan| HỌC sinh Miền Nam trước 1975 truyền nhau câu chuyện, rằng một sinh viên Việt Nam ra nước ngoài không kém bất cứ sinh viên Nhật nào, nhưng nếu ba sinh viên Việt Nam ra nước ngoài thì thua chắc ba sinh viên Nhật. Vì đâu ? Lịch sử Việt Nam, tính đến trước lúc Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đất nước, sáng chói so với lịch sử Nhật, đến nỗi người Việt có thể bắt chước anh Chệt gọi Nhật là “mọi nước”. Bởi Việt Nam có chính quyền trung ương tập quyền từ thế kỷ thứ 10 do Ngô Quyền xây dựng và tiếp nối đến nay, với bao trang sử chống Tàu xâm lược một cách hiển hách, thì tính đến trước lúc Minh Trị canh tân, quyền lực nước Nhật bị phân tán ở các mạc phủ, lãnh chúa, xem anh Chệt là Trung Hoa như Hàn và Việt, tức là trung tâm tinh hoa của thế giới, thần phục và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Âm lịch, chữ tượng hình của Nhật, Hàn hiện nay, và chữ nôm của Việt Nam trước đây xây dựng cùng chất liệu như chữ Tàu, l