Bài đăng

Trụ đèn trụ điện duyên hay nợ?

Hình ảnh
Thực Hiện -   Bureau CTM Media - Âu Châu 05/07/2020 Nguyen Khan| Câu Chuyện Cuối Tuần SAU 30/4/1975, dòng người Miền Nam bỏ nước ra đi tăng đột biến khiến danh hề Trần Văn Trạch, người được dân Miền Nam yêu mến với ca khúc “xổ số kiến thiết quốc gia” phát sóng vào chiều thử ba hàng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn, được cho là đã cảm thán :” Nếu cây trụ điện biết đi thì nó cũng ra đi “. Thuở ấy không phải chỉ Mỹ tiếp nhận người Việt vượt biên, song vì Mỹ là nước tiếp nhận nhiều người Việt nhất, và hầu hết người Việt cũng thích đến nước Mỹ nên có thể hiểu cây trụ điện ra đi là đi qua Mỹ. Hơn 40 năm sau, Việt Nam là một trong rất ít nước thành công trong phòng chống dịch cúm Tàu, không có ca tử vong nào tại Việt Nam, Việt Nam tổ chức cách ly toàn xã hội hiệu quả và nhân văn chứ không man rợ như Trung Cộng phong tỏa Vũ Hán. Ở Mỹ, dich cúm Tàu lây nhiễm cộng đồng dữ dội, mất kiểm soát, số người chết lủ khủ như ngã rạ làm không ít người Mỹ muốn tìm nước an toàn dịch b

Sài Gòn hoa lệ

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Âu Châu 05/07/2020 Phạm Minh Vũ| SAU khi bị phản đối dữ dội năm 2018 vì quá tốn kém và chẳng mang lại hiệu quả gì cho nhân dân, thì cuối tháng 6 vừa qua Thành hồ đang có kế hoạch khởi động lại dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thủ Thiêm 1.500 tỷ đồng. Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng Virus Vũ Hán toàn cầu, Bộ lao động thương binh xã hội mới đây tổ chức hội nghị xúc tiến việc làm đưa ra con số gần 8 triệu lao động bị mất việc làm hoặc phải nghỉ luân phiên, giãn việc, hàng vạn doanh Nghiệp đóng cửa bởi Virus Vũ hán. Đó chỉ là mới bước đầu cho tình hình kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi diễn biến dịch bệnh đang rất phức tạp cần thời gian để phục hồi mà bỏ ra 1,500 tỷ để xây dựng nhà hát liệu có nên? Đáng nói hơn dự án vui chơi giải trí của bậc thượng lưu ấy được xây trên miếng đất đầy tai tiếng, mà Trung ương đang xử lý sai phạm trong quản lý đất đai. Giai đoạn năm 1996 – 2003 và sau này nữa, người dân Thủ Thiêm chỉ nhận được

Hai đường thẳng song song

Hình ảnh
Thực Hiện -  Bureau CTM Media - Á Châu 05/07/2020 Nguyễn Lân Thắng –  RFA C ó một chuyện về nông dân Dương Nội hiếm ai biết được nếu chỉ là người ủng hộ và quan sát từ xa. Ấy là chuyện tôi đố ai tìm thấy bất cứ một hình chụp nào của chị Cấn Thị Thêu và chị Nguyễn Thị Tâm. Cùng là dân oan ở Dương Nội, cùng đi đòi đất, cùng tham gia đấu tranh trong các hoạt động khác như bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đòi hỏi thực thi công lý… trong suốt hơn 10 năm qua, nhưng hai người phụ nữ kiên cường này chưa bao giờ đứng cạnh nhau. Chuyện kể ra thì dài lắm. Nếu nói cho ngọn ngành thì phải quay về bối cảnh từ hơn 10 năm về trước. Năm 2008 sau khi có chủ trương mở rộng Hà Nội, sát nhập Hà Tây, tập đoàn Nam Cường là một trong các chủ đầu tư lớn đã về Dương Nội để tiến hành đầu tư đô thị ở đây. Đất Dương Nội hồi đó là một vùng quê trù phú rộng mênh mông. Nhưng không rộng bằng lòng tham của kẻ có tiền và kẻ có con dấu đỏ. Từng bước một

Biến động biển Đông và sự mù lòa của Đông Nam Á

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 05/07/2020 Đỗ Ngà| TỪ ngày 1 tháng 7 đến ngày 5 tháng 7 năm 2020, Trung Cộng có kế hoach tập trận trại quần đảo Hoàng Sa. Trên báo Sài Sòn Giải Phóng hôm nay có đăng bài nói về việc Mỹ lên tiếng phản đối cuộc tập trận của Trung Cộng. Nói là làm, cũng ngay ngày hôm nay Mỹ cho tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz thực hiện cuộc diễn tập mục đích cảnh cáo Tàu Cộng. Ngày 3 tháng 7, trả lời tờ Wall Street Journal, chuẩn đô đốc George Wikoff nói rằng: “Mục đích của cuộc diễn tập là thể hiện tín hiệu rõ ràng cho các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh cùng ổn định trong khu vực”. Như vậy qua đây chúng ta thấy rất rõ, Mỹ ở cách vùng Đông Nam Á nửa vòng trái đất, và đồng thời trong khu vực Biển Đông, Mỹ không có căn cứ quân sự đào để có cớ neo đậu tàu sân bay ở đây. Thế nhưng, sự quan tâm của Mỹ ở khu vực này là không hề sao lãng. Từ khi Mỹ rút quân sau Hiệp Định Paris thì cảng Cam Ranh không còn là nơi đón

Thủy điện Luang Prabang – Cần một lời giải thích chính thức từ chính phủ

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 05/07/2020 Nguyễn Tuấn Khoa| SỰ kiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư dự án thủy điện (DATĐ) Luang Prabang trên dòng chính Mekong đang gây phẫn nộ từ phía người dân. Với công suất 1,460 MW TĐ Luang Prabang chắc chắn sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hạn-mặn cho ĐBSCL. Sự uất hận càng tăng thêm khi người dân biết thêm rằng, PVN dùng thủ đoạn chuyển lỗ cho dân Việt bằng cái gọi là Cơ Chế Đặc Thù đang trình lên Chính phủ. Theo đó, EVN sẽ mua điện với giá 9.38 cent/kWh [1] gần gấp đôi giá mua do Bộ Công Thương ấn định là 4.8 cent/kWh trong suốt 5 năm qua. [2] Trong vai trò người phát triển dự án, PVN đã đầu tư vào Luang Prabang qua PV Power mà PVN giữ 80% cổ phần, 20% còn lại gồm cổ đông nước ngoài và cổ đông khác (được cho là của các ông quan Dầu Khí (?) [3]. PV Power đã lập liên doanh LPCL gồm 3 thành viên: – PV Power giữ 38% cổ phần – Chính phủ Lào giữ 25% cổ phần – Công ty TNHH PT (Lào) giữ 37% cổ phần. Các ông quan

Trung Quốc muốn gì khi tập trận ở Hoàng Sa?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 05/07/2020 Bùi Hải Hoành –  RFA C hỉ 2 ngày sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc thông báo tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1-5/7/2020. Trung Quốc đưa ra cảnh báo “trong thời gian tập trận, không tàu nào được phép điều hướng trong khu vực huấn luyện và tất cả các tàu phải tuân theo hướng dẫn của tàu chỉ huy tại khu vực đó”. Đây là một sự vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng. Cảnh báo của Trung Quốc xuất phát từ cơ quan hàng hải dân sự chứ không phải bộ quốc phòng, song thông điệp này nhắm đến đối tượng quan trọng nhất là Hải quân Mỹ. Hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức một cuộc tập trận quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa nhằm củng cố và khẳng định quyền kiểm soát khu vực này. Động thái mới này diễn ra tiếp theo hàng loạt những hoạt động khiêu khích và lấn lướt của Bắc Kinh trên Biển Đông gần đây đối với các

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Cây Đàn Vỡ

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 05/07/2020 tuongnangtien’s blog  – RFA Đi nghe Hương Lan và Tuấn Vũ hát thử một đêm, giữa lòng Hà Nội, cũng tựa như đi ăn một bữa phở chui vào thời bao cấp vậy. Dù “nhạc sến” không “chất lượng” gì cho lắm nó vẫn có thể khiến cho thiên hạ bùi ngùi, xuýt xoa hay hít hà chỉ vì họ đã (lỡ) phải ăn quá nhiều những tô phở quốc doanh – không người lái – thế thôi! tnt T hưở sinh thời – khi vui miệng – có lần  soạn giả Nguyễn Phương  đã kể lại lúc đưa đám cô Năm Phỉ, và chuyện ông Chín Trích đập vỡ cây đàn: “ Ngày cô Năm Phỉ mất, người đến viếng tang nghe nhạc sĩ Chín Trích đàn ròng rã mấy ngày liên tiếp bên quan tài… Ông vừa đờn vừa khóc. Đến lúc động quan, trước khi đạo tỳ đến làm lễ di quan, nhạc sĩ Chín Trích đến lậy lần chót, ông khóc lớn:’ Cô Năm đã mất rồi, từ nay Chín Trích sẽ không còn đờn cho ai ca nữa…’