Bài đăng

Uống trà

Hình ảnh
Uống trà . Cùng nhau nhấp chén trà Nhâm nhi hương vị tinh hoa đất trời Tách trà gợn sóng tình người Đã nên gắn bó bao đời nghĩa nhân Không tình thân, sẽ tình thân Không nhì nhất, kém gì phần cao sang Mấy tuần trà ở quê làng Mà bao mệt mỏi nghe đang đỡ dần Mà bao xa cũng thấy gần Bao điều chưa biết lần lần hiểu ra Tưng bừng nơi yến tiệc hoa Sao bằng ta thưởng thức trà với nhau. [Lộc phát]

Bản tình ca mùa đông [Tuấn Hưng]

[MP4] Tình đầu tình cuối [Karaoke]

Yêu cầu thực thi công lý

Hình ảnh
Thực Hiện  Bureau CTM Media - Á Châu  - 06/12/2019 Nguyễn Hữu Linh vẫn còn nhơn nhơn tai ngoại Amy Truc Tran N guyễn Hữu Linh bị tuyên án 18 tháng tù giam đúng người đúng tội nhưng cho đến nay vẫn còn tại ngoại chưa chịu đi ngồi tù. Xứ sở gì mà đầy rẫy bất công. Dân đen vô tội phải chịu biệt giam hàng chục năm, còn cán bộ phạm tội thì vẫn thong dong “đi thang máy” mỗi ngày. Thật đáng sợ khi cái cân công lý ở xứ thiên đường không cân được công lý. Chantroimoimedia.com

Con đường vào Toà Giám Mục Hà Tĩnh, điều gì ẩn giấu đằng sau? – Phần 1

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 06/12/2019 nguyenhuuvinh’s blog – RFA M ới đây, báo Hà Tĩnh đăng bài viết: Vì sao tuyến đường 3,7km ở TP Hà Tĩnh thi công 8 năm vẫn chưa xong? Đây là con đường đi liên huyện, từ thị trấn Thạch Hà xuống huyện Lộc Hà và quan trọng là con đường này đi vào Tòa Giám mục Hà Tĩnh. Mọi giao dịch của giáo dân, giáo phận và những cơ quan khác, các giáo xứ, Giáo phận khác đến Tòa Giám mục Hà Tĩnh đều đi lại qua con đường này. Những hệ lụy từ con đường đào lên để đó cho đến nay, đã gần chục năm qua gây ra cho người dân nơi đây là rất nghiêm trọng. Những tai nạn, thương vong rồi bụi bặm, bùn lầy, ngập lụt… từ khi con đường này bắt đầu đến nay, người dân chỉ biết chịu đựng. Câu hỏi đặt ra, là biết bao công trình không hẳn cấp thiết như tượng đài, nhà nọ nhà kia khắp nơi thì được đầu tư, kể cả những công trình hàng ngàn tỷ đồng nhưng chưa nghiệm thu đã bộc lộ những hư hỏng đến mức không thể giải thích và không thể chấp nhận nh

Khi sách giáo khoa và giáo dục trở thành… cần câu

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 06/12/2019 Trân Văn  – VOA B ộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) vừa trả lời về khoản tiền 16 triệu Mỹ kim vay của Ngân hàng Thế giới (WB) để soạn một bộ sách giáo khoa mới cho trẻ con ở Việt Nam. Đối chiếu trả lời này với những thông tin từng được công bố trước đây, “Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông” (RGEP), rõ ràng không phải vì giáo dục! ** Cách nay khoảng năm năm, Bộ GDĐT giới thiệu RGEP và loan báo đã vay WB 77 triệu Mỹ kim, kèm ba triệu Mỹ kim như vốn đối ứng. Tổng chi phí cho RGEP là 80 triệu Mỹ kim, chia làm bốn “phần”: 25% (20 triệu Mỹ kim) để hỗ trợ biên soạn, thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới. 50% (40 triệu Mỹ kim) để đánh giá, phân tích kết quả học tập để tiếp tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông. 20 triệu Mỹ kim còn lại (25%) dành cho “hỗ trợ phát triển chương trình” và “quản lý dự án” (1). Theo dự kiến, RGEP sẽ hoàn tất vào năm tới (2020) nhưng mới đây, sau khi Bộ GDĐT giới th

Quốc Vụ khanh Đức gặp gỡ giới tranh đấu Việt Nam

Hình ảnh
06/12/2019 VOA Tiếng Việt Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis đã có cuộc gặp với các nhà hoạt động Việt Nam tại Hà Nội hôm 05/12/2019. Photo Twitter Anh Chi. Hôm 5/12, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis đã có cuộc gặp với các nhà hoạt động Việt Nam tại Hà Nội, để tìm hiểu về hoạt động của xã hội dân sự. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong bốn nhà hoạt động tham dự cuộc gặp kéo dài hơn hai giờ, nói với VOA rằng ông Michaelis có đề cập đến Hiệp định Thương mại Tự do EU và Việt Nam (EFVTA), và quan tâm đến vấn đề nhân quyền: “Khi mà Hiệp định thương mại này được phê chuẩn thì sẽ có những ràng buộc về nhân quyền mà Việt Nam buộc phải thực hiện.” (tiếp tục cập nhật) Voatiengviet.com

Thế giới nửa yêu, nửa ghét Trung Quốc nhưng không tin Tập Cận Bình

Hình ảnh
06/12/2019 Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc hôm 1/10 Người dân trên khắp thế giới có sự chia rẽ trong đánh giá về Trung Quốc với mức độ tích cực và tiêu cực gần như tương đương nhau nhưng đa số không tin tưởng Chủ tịch Tập Cận Bình, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố. Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew, tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu thế giới có trụ sở ở Mỹ, tiến hành với gần 39.000 người ở 34 quốc gia ở tất cả các khu vực trên khắp thế giới từ tháng 5 cho đến tháng 10 năm 2019. Kết quả vừa được công bố hôm thứ Năm ngày 5/12. Người dân Việt Nam không nằm trong đối tượng được khảo sát. Vừa yêu vừa ghét Theo đó, trung điểm (median), tức mức chính giữa khi tỷ lệ từ các nước được xếp từ thấp lên cao, về mức ủng hộ Trung Quốc là 40%. Trong khi đó, trung điểm không ủng hộ Trung Quốc cũng ở mức ngang ngửa là 41%. Nga là nước có tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc cao nhất và tỷ lệ không