Bài đăng

Bóc trần sự thật đằng sau những con số đẹp

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 26/10/2019 Đỗ Ngà| THEO số liệu của Ngân Hàng Thế Giới mới công bố thì Việt Nam nằm trong 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Cụ thể là kiều hối năm 2019 ước tính là 16,7 tỷ đô đứng ở vị trí số 9. Và theo số liệu của Liên Hiệp Quốc thì GDP của Việt Nam năm 2019 này chỉ có 205,2 tỷ đô thôi. Vậy thì kiều hối chiếm bao nhiêu so với GDP? Chiếm đến 8% GDP, một con số rất lớn. Ngày 29/09/2019 trên báo Tin Tức có đăng bài “9 tháng năm 2019, Việt Nam ước tính xuất siêu gần 6 tỷ USD”. Trong bài này nói rằng, trong 9 tháng đầu năm năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 194,3 tỷ đô, và tổng kim ngạch nhập khẩu là 188,42 tỷ đô. Vậy tính đến hết tháng 9, Việt Nam xuất siêu 5,88 tỷ đô. Nghe mừng nhỉ? Nhưng không! Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong đó doanh nghiệp FDI đóng vai trò chính. Mà ngoại tệ trong tay FDI là ngoại tệ của nước ngoài không phải của dân Việt. Muốn biết dân Việt thực sự sở hữu bao nhiêu

Hạnh phúc Việt Nam

Hình ảnh
Thực Hiện    Bureau CTM Media - Âu Châu  - 25/10/2019 Tưởng Năng Tiến Việt Nam tuy là nước có thu nhập thấp nhưng có chỉ số hạnh phúc cao thứ 5 thế giới. ( Nguyễn Xuân Phúc ) NHÀ báo  Huỳnh Ngọc Chênh  vừa gửi đến cho độc giả một tin vui (lớn) từ quê hương, bản quán của ông: “Đà Nẵng vừa tổ chức Lễ Khánh Thành Nhà Giam Quận Hải Châu, vào ngày 4 tháng 10 vừa qua… Phát biểu buổi lễ, Đại tá Lê Quốc Dân – Phó Giám Đốc Công An Thành Phố cho biết, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và công tác đảm bảo ANTT. Trong thời gian tới, nhiều Nhà tạm giam, tạm giữ khác theo tiêu chuẩn của Bộ Công an sẽ được tiến hành xây dựng ở các địa bàn khác để đáp ứng yêu cầu công tác.” Lực lượng công an Đà Nẵng (nói riêng) và giới công nhân viên Việt Nam (nói chung) rất ưa đình đám & lễ lạt: – Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Anh Hùng – Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Đoạt Chuẩn Quốc Gia – Lễ Trao

Ông Thuận Hữu đã… tự chuyển hóa?

Hình ảnh
25/10/2019 Thiên Hạ Luận El modo de carga en de la aplicación Facebook en la pantalla de un teléfono móvil. Reuters. Trân Văn Tuần này, ông Thuận Hữu (tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Tổng Biên tập báo Nhân Dân kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời là đại biểu của dân chúng Hải Phòng tại Quốc hội khóa 14) lại nổi như cồn trên mạng xã hội. Hôm 22 tháng 10, khi cùng các đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ông Thuận Hữu phàn nàn: Cứ mở máy ra là thấy mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, không chừa một ai. Chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay (1)! “Chửi” vốn là hành vi biểu thị sự bất ổn cả về tâm thế lẫn tư thế nhưng đáng ngạc nhiên là phàn nàn của ông Thuận Hữu không những không làm công chúng ân hận mà còn khiến họ chửi cả ông lẫn đảng dữ dội hơn! Rất nhiều người giải thích tại sao họ và đồng bào chửi cơ quan công quyền từ trên xuống dưới, chẳng hạn Phạm Hải: Dân chửi như… hát hay là do thối nát từ trên xuống dưới, biết chừa ai bâ

Hải Dương 8 rút vì Trọng không đi Mỹ?

Hình ảnh
25/10/2019 Phạm Chí Dũng Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey) Vì sao Trung Quốc lại rút tàu Hải Dương 8 về nước vào ngày 24/10/2019? Phải chăng bắc Kinh đã mệt mỏi trong chiến dịch mang tên Bãi Tư Chính, một phần do phản ứng của Mỹ và Liên minh châu Âu? Hay động thái này chỉ thuần túy là ‘nghỉ giải lao giữa hiệp’ và nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn gây hấn mới? ‘Sống không ra sống, chết không ra chết’ Tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ vệ cho tàu này đã từng khiến giới chóp bu Việt Nam mừng hụt khi rời khỏi Bãi Tư Chính vào tháng 8 và tháng 9 năm 2019, nhưng không phải ‘một đi không trở lại’ mà chỉ đơn giản là quay về đảo Đá Chữ Thập để tiếp liệu và nghỉ ngơi. Sau đó, Hải Dương 8 đã quay trở lại Bãi Tư Chính và còn tỏ ra ‘nguy hiểm hơn xưa’, không chỉ quần thảo ở khu vực này mà còn phô diễn một loạt đường đan áo dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, kè sát vùng biển Bình Thuận, Phan R

Làm sao để ‘gánh, gánh, gánh… gánh thóc về’?

Hình ảnh
25/10/2019 Mạnh Kim Một cảnh tại hội thảo "Khuynh Hướng Cộng Hòa" tại Việt Nam trước 1975. Một cuộc hội thảo quy mô về VNCH, từ văn hóa, kinh tế, đến chính trị, vừa được tổ chức tại Trung tâm châu Á học thuộc Đại học Oregon vào ngày 14 và 15-10-2019, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu Anh-Mỹ, người Mỹ gốc Việt lẫn người Việt từ trong nước… Nội dung hội thảo đề cập nhiều chủ đề mang tính nhìn lại lịch sử với mục đích soi rọi lại quá khứ bằng ánh sáng sự thật. Chẳng hạn về Tự Lực Văn Đoàn (Martina Nguyen, Baruch College); về cụ Trần Trọng Kim (Nguyễn Lương Hải Khôi, Đại học Sư phạm TP.HCM); về tự do sáng tạo trong văn chương VNCH (Hoàng Phong Tuấn, Nguyễn Thị Minh – Đại học Đại học Sư phạm TP.HCM); về viện trợ nước ngoài cho VNCH (Phạm Thị Hồng Hà, Viện Sử, Hà Nội); về Hòa thượng Thích Minh Châu (Wynn Gadkar-Wilcox, Western Connecticut University); về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Sean Fear, University of Leeds, Anh); về âm nhạc (Jason Gibbs, San Francisco Pub

Giờ làm thêm, nước mắt đại biểu và những ngàn tỉ…

Hình ảnh
25/10/2019 Trân Văn Hình minh họa. Quốc hội Việt Nam lại sôi sùng sục vì nội dung Dự luật sửa Luật Lao động. Các đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận kịch liệt về việc giảm hay tăng số giờ làm việc trong tuần, rồi nên ấn định số giờ làm thêm trong năm là bao nhiêu,… Đây là dịp nhiều đại biểu Quốc hội cùng nhắc đến… nhân văn, thậm chí một số đại biểu Quốc hội như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (cựu Phó Bí thư, cựu Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM) còn chảy… nước mắt, nghẹn ngào vì công nhân… nghèo khổ quá! Nhìn một cách tổng quát, cho dù nghị trường Việt Nam sôi động hiếm thấy, cho dù nội dung Luật Lao động mới có được chỉnh sửa theo hướng “văn minh, hiện đại” và trở thành “hết sức tiến bộ” như nhiều đại biểu Quốc hội kêu gào thì chắc chắn nhân văn vẫn không có chỗ dung thân và nghèo khổ vẫn tiếp tục đồng hành không chỉ với công nhân mà còn với nhiều giới. Có những lý do mà ngay cả giới chủ doanh nghiệp cũng nên bắt đầu âu lo vì sinh lộ cho sự nghiệp đang hẹp dần... *** Tu