Bài đăng

“Cải cách thể chế”, nhưng cải cách “thể chế” nào?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 02/10/2019 nguyenvandai’s blog BÁO Vietnamnet có giới thiệu bài viết về thể chế và các mô hình phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Trước bài viết này của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng đã có nhiều nhà nghiên cứu khác có những bài viết về chủ đề này như: GS-TSKH Nguyễn Quang Thái, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam VIDERI. —————– Nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều chỉ nêu lên những bất cập trong vấn đề chính sách, luật pháp, quản lý, điều hành nền kinh tế,… và họ kêu gọi cần phải cải cách thể chế, mà ở đây là thể chế về kinh tế. Chưa có nhà nghiên cứu nào ở Việt Nam dám nói thẳng thắn là cần phải cải cách về thể chế chính trị, cái gốc của mọi vấn đề. “Thể chế” là một danh từ chung, trong đó gồm thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Nói đến cải cách “thể chế” tức là phải cải cách cả thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Trong đó thể chế chính trị là cái gốc, nó đóng vai trò

Trung Cộng mừng thượng thọ 70!

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 04/10/2019 Buổi tiếp tân kỷ niệm 70 năm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tối 30 tháng Chín tại Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã Lý Thái Hùng –  Web Việt Tân N ăm 2019 đối với Trung Quốc không chỉ đánh dấu 70 năm ra đời của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949-2019) mà còn là cột mốc đánh dấu 40 năm bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn và Đặng Tiểu Bình chính thức áp dụng chính sách mở cửa kinh tế đối với thế giới bên ngoài từ năm 1979. Là một quốc gia rất chú trọng vào việc tổ chức những buổi lễ diễn binh, diễn hành để phô trương sức mạnh số đông nhân các cột mốc lịch sử, năm nay phải là năm mà họ Tập sẽ tổ chức thật hoành tráng những buổi lễ kỷ niệm với sự tham dự của nhiều lãnh tụ thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Anh, Pháp để phô trương sức mạnh phát triển kinh tế, công nghệ cao và vũ khí sau 40 năm phát triển. Nhưng cuộc thương chiến Mỹ Trung xảy ra từ tháng Chín, 2018 và nhất là biến động tại Hong Kong xảy ra t

“If we burn, you burn with us“

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 02/10/2019 Manh Kim| CHỪNG ba tiếng sau khi Carrie Lam rời lễ đài kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, những phát đạn thật đã nổ ra ở Hong Kong. Đó không chỉ là phát đạn bắn gục một thanh niên 18 tuổi mà là phát đạn bắn thủng vào mô hình quyển Hiến pháp khổng lồ mà Trung Cộng trưng ra diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn trước đó chỉ vài giờ. 1-10-2019 là một trong những ngày kinh khủng nhất ở Hong Kong kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra. Các cuộc trấn áp cảnh sát là cực kỳ bạo lực và phe biểu tình cũng đáp trả bằng tất cả những gì họ có thể. Hơn 180 người bị bắt, 25 cảnh sát bị thương và 74 người phải nhập viện cấp cứu – theo tin từ cảnh sát. Cũng theo cảnh sát, 6 phát đạn thật đã bắn ra vào ngày 1-10. Một ở Tai Ho Road (bắn vào nạn nhân 18 tuổi, khoảng 4g15 chiều); hai phát bắn chỉ thiên tại Mong Kok; hai bắn ở Sha Tsui Road và một bắn ở Sha Tin Pass Road. Ít nhất 6.000 cảnh sát đã được huy động khắp Hong Kong. Đụng độ dữ dộ

01/10 : “Ngày tang tóc” tại Hồng Kông

Thực Hiện  Bureau CTM Media - Á Châu  - 04/10/2019 Thanh Phương  – Bauxit Vi ệt Nam N gày 01/10/2019, những người biểu tình đòi dân chủ xuống đường ở Hồng Kông, đáp lại lời kêu gọi tham gia  « ngày tang tóc » , đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sau các vụ đụng độ dữ dội hôm Chủ nhật 29/09, ngay từ sáng sớm, chính quyền Hồng Kông đã huy động một lực lượng an ninh hùng hậu, quyết không để cho người biểu tình phá rối ngày Quốc Khánh Trung Quốc. Theo hãng tin AFP, mặc dù nhà chức trách đã ra lệnh cấm biểu tình và đã cảnh báo dân chúng là không được tham gia bất cứ cuộc  « tụ tập bất hợp pháp »  nào, những người biểu tình đòi dân chủ đã tập hợp tại khu Causeway Bay chiều 01/10. Khu thương mại này đã là nơi thường xuyên xảy ra các vụ xung đột dữ dội giữa cảnh sát chống bạo động và các nhóm biểu tình cực đoan. Trước nhiều thương xá và cửa hàng đóng kín cửa, những người biểu tình giương khẩu hiệu :  « Chúng ta hãy ủng hộ Hồng Kông. Hãy

Quy định 205 kiểm soát quyền lực: Nguyễn Phú Trọng quyết giữ ghế

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 03/10/2019 YOUTUBE VIỆT TÂN T rên báo  The Diplomat  mới đây tác giả David Hutt đã có bài viết đề cập đến tình trạng sức khỏe của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh Hội nghị trung ương 11 được dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10 này. Một trong những sự kiện mà dư luận đặc biệt quan tâm là chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng, được dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10. Chuyến đi này được giới quan sát chính trị thế giới quan tâm theo dõi, vì căng thẳng leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính đang có nhiều diễn biến phức tạp, mà theo đánh giá của tác giả David Hutt là  “thái độ của Bắc Kinh càng trở nên công kích và hiếu chiến hơn kể từ lần xảy ra xung đột tệ hại nhất ở Biển Đông hồi năm 2014” , đồng thời cũng trong bối cảnh Tổng Thống Trump yêu cầu Hà Nội cần phải có biện pháp để giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước. Có nhiều người cho rằng, có thể Mỹ và Việt Nam sẽ nâng mối quan hệ lên cấp “đối t

Đảng đã làm được gì cho đất nước?

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 04/10/2019 Đỗ Ngà| ĐỂ đất nước phát triển thì mở cửa thôi là chưa đủ, mà quan trọng hơn là nắm bắt quá trình chuyển giao công nghệ tốt. Mở cửa là để doanh nghiệp nước ngoài tràn vào và kéo theo đó là công nghệ đổ vào. Nhưng câu hỏi đặt ra là, khi những thứ từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như thế thì Việt Nam tiếp nhận được bao nhiêu? Chính khả năng nắm bắt tốt quá trình chuyển giao công nghệ mới là yếu tố quyết định đất nước phát triển hay không. Một trong các yếu tố để nền kinh tế trong nước có thể tiếp nhận công nghệ đó là mua lại cổ phần các doanh nghiệp nước ngoài. Ban đầu họ vào nước ta trong tư thế họ là chủ, sau thời gian những thứ của họ thành của ta thì đó chính là một cách phổ biến của quá trình chuyển giao. Hãy nhìn lại sau 33 năm mở cửa thì Việt Nam được gì? Theo báo Vneconomy thì tính đến tháng 4 năm 2019 doanh nghiệp FDI chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mà như ta biết, những sản phẩm công nghệ “made in Vietnam”

Trung Cộng phải thờ Mao hay Ðặng

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Á Châu  - 03/10/2019 Ngô Nhân Dụng –  Người Việt T ập Cận Bình đạo diễn thành công vở Tuồng Bắc Kinh phô bày lực lượng quân sự Trung Quốc trong ngày Quốc Khánh. Nhìn cảnh 15 ngàn binh sĩ cùng xe tăng, máy bay, hỏa tiễn, vân vân diễn hành trên đại lộ Trường An ít nhất những lãnh tụ như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng tự an ủi được rằng “giải phóng quân” Trung Hoa ngày nay đã hùng mạnh hơn đám quân nhếch nhác kềnh càng kéo sang đánh cướp nước Việt Nam năm 1979 rồi lếch thếch kéo về. Cuộc diễn binh của Cộng Sản Trung Quốc hoành tráng không thua gì những đại lễ mà ba đời Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Kim Jong Un vẫn tổ chức hàng năm ở Bình Nhưỡng. Nó cũng nằm trong cùng một truyền thống bắt đầu từ thời Hitler và Stalin: Biểu dương sức mạnh quân sự không những làm các nước láng giềng sợ hãi mà còn nhắm đe dọa dân chúng trong nước đừng tính chuyện “mưu phản.” Cộng Sản Trung Quốc bây giờ có thể tự hào họ đang “qua mặt Liên Xô” về tuổi thọ.