Bài đăng

Nghị viện châu Âu có bị độc tài Việt Nam qua mặt?

Hình ảnh
EVFTA. “ Thoả thuận EVFTA: một ngày tồi tệ cho quyền lợi của người lao động ” (EU-Vietnam trade deal a bad day for workers' rights) - trang EUobserver cay đắng rút tít ngay sau khi Hội đồng bộ trưởng các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã phê chuẩn vào ngày 25/6/2019 cho việc ký kết không chỉ EVFTA  (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam)  mà còn cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu). Việc phê chuẩn hấp tấp hai hiệp định thương mại trên sẽ “có những hậu quả nghiêm trọng”, và “ Trong khi các nhà lãnh đạo tự chúc mừng mình về một thỏa thuận đã được thực hiện, công dân châu Âu và Việt Nam không nên bỏ qua những người chiến thắng thực sự trong thỏa thuận đầu tư này: các doanh nghiệp lớn và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đoạt công lý và dân chủ vì lợi nhuận của họ ” - EUobserver chua chát. Nhưng thực tế còn tối tệ hơn những gì mà EUobserver đánh giá và dự báo. Cú lừa gạt hoàn hảo Chính thể độc tài ở Việt Nam đã giành một thắng lợi

Đường nào ra biển?

Hình ảnh
Người mẹ rơi nước mắt vì không kịp gặp con trước giờ thi. (Hình: Trích xuất từ website báo Tuổi Trẻ) Hàng triệu gia đình ở Việt Nam với hàng chục triệu người đang thắc thỏm khi con cháu bước vào Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2019 mà kết quả sẽ quyết định đứa trẻ có thể nhận bằng tốt nghiệp cấp ba hay không, sau đó, sẽ được trường đại học nào tiếp nhận (?). Trong vài ngày vừa qua, những thông tin liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay đã trở thành chủ đề chính cả trên hệ thống truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội. Độc giả, bất kể giới nào, đang ở đâu cũng cảm thấy xao xuyến với những câu chuyện bên lề kỳ thi này, chẳng hạn: - Một bà mẹ phải bỏ nhà mình đi chăm sóc nhà của người khác để có tiền lo cho con cái ăn học, sát ngày thi đầu tiên mới có thể xin nghỉ vài tiếng, hối hả đón xe về nhà nhưng vẫn không kịp gặp con gái trước khi cô vào phòng thi, thành ra bà bật khóc vì không thể thực hiện được mơ ước: Hỗ trợ con về mặt tinh thần (1). - Dù trờ

Truyền hình VOA 29/6/19: Thủ tướng Phúc tiếp cận Tổng thống Mỹ sau khi Trump chỉ trích VN

Hình ảnh
VOA Tiếng Việt Xuất bản 28 thg 6, 2019 ĐÃ ĐĂNG KÝ  679 N #VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 28/6 nói Việt Nam muốn phát triển quan hệ thương mại “công bằng” với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc quốc gia Đông Nam Á là đang lạm dụng Mỹ về thương mại “tệ hơn cả Trung Quốc.” Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 28/6 tiếp cận Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một buổi làm việc vào giờ ăn trưa tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản, chỉ hai ngày sau khi ông Trump chỉ trích Việt Nam gay gắt về vấn đề thương mại. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Việt Nam “là kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”, Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của Nhân Dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết cho rằng thỏa thuận thương mại tự do giữ

Trump đe doạ tính sổ Việt Nam

Hình ảnh
Diên Vỹ  (VNTB)|  SAU những lời có cánh dành cho Hà Nội hồi cuối tháng Hai trong khuôn khổ Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội khi muốn Bắc Triều Tiên đi theo mô hình phát triển kinh tế của nhà nước độc đảng, giờ đây Trump tuyên bố Hoa Kỳ có thể sẽ tính sổ luôn với Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn với  Maria Bartiromo của Đài Fox , Trump cho biết: “  Rất nhiều công ty đang chuyển dần sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn nhiều hơn cả Trung Quốc .” Trong khi đó Trump vẫn tỏ vẻ rất hài lòng với việc Việt Nam mua nhiều than đá của West Virginia. Việt Nam hồi năm ngoái xuất số hàng hoá và dịch vụ trị giá 47,8 tỷ đô la sang Mỹ trong khi đó chỉ nhập 10,5 tỷ đô la của Mỹ. Trump vẫn chưa cho biết liệu có thể tăng thuế với Việt Nam như đã làm với Trung Quốc hay không nhưng cho biết hai bên đang thảo luận với nhau và rằng “  Việt Nam dù nhỏ hơn Trung Quốc nhưng là gần như là quốc gia lợi dụng nước khác nhiều nhất. ” Trong cuộc thương chiến Mỹ Trung, chính quyền Tru

Phạm Toàn: Cánh buồm vừa rời bến

Hình ảnh
Phạm Đoan Trang đến thăm nhà giáo Phạm Toàn. (Hình: Trang Facebook của Phạm Đoan Trang) Năm 2010 tôi viết bài về bộ sách giáo khoa do nhóm Cánh Buồm chủ trương, lúc ấy tôi được biết tác giả thật sự của những cuốn sách đặc biệt này là nhà giáo Phạm Toàn và từ lần đầu tiên phỏng vấn ông tôi đã bị sức hút từ con người đặc biệt ấy hấp dẫn, đến nỗi tôi tin ông là người có kiến thức uyên bác có thể giải quyết cho tôi bao điều về Việt Nam nhất là trong thế giới của Hà Nội, nơi ông sống cả đời và làm việc không hề mệt mỏi cho tới ngày nhắm mắt. Hai ngày trước đọc một bài viết ngắn của Đoan Trang về “cái ôm cuối cùng” với ông, tôi biết rằng ngày ra đi của ông đã tới nhưng không đủ can đảm gọi cho ông, bởi tôi sợ ông mệt trong cơn bạo bệnh và một nỗi sợ khác âm ỉ nhưng mãnh liệt hơn khiến tôi không đành lòng bấm nút, tôi sợ sẽ khóc và làm ông khóc theo như đã từng xảy ra nhiều năm trước, bởi tôi biết ông rất quý tôi qua thời gian tôi và ông chia sẻ những điều mà cho tới nay tôi tự hỏi kh

Nỗ lực nhưng còn thiếu cái đầu

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà| NĂM 2018, Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 243,48 tỷ đô, trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ với 47,53 tỷ đô, tiếp theo là EU với 41,88 tỷ đô, và thứ 3 là Trung Quốc 41,27 tỷ đô. Tổng 3 thị trường xuất khẩu chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, 3 thị trường xuất khẩu này đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Cũng năm 2018: Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 12,75 tỷ đô, tức Việt Nam xuất siêu sang Mỹ là 34,78 tỷ đô; nhập khẩu từ EU là 13,89 – tức Việt Nam xuất siêu sang EU là 27,99 tỷ đô; nhập khẩu từ Trung Quốc 65,44 tỷ đô – tức Viên Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 23,17 tỷ đô. Xuất siêu là thu đô về, nhập siêu là xuất đô ra. Như vậy, trong 3 thị trường lớn này, rõ ràng Việt Nam đang kiếm đô từ trường Mỹ và EU là rất lớn, nhưng phần lớn đô trong đó lại chảy sang Trung Quốc. Thực ra hàng lậu từ EU và Mỹ vào Việt Nam không đáng kể, phần vì họ cách xa Việt Nam, phần vì hàng họ được tiêu thụ hạn chế tại Việt Nam vì hầu như hàng rẻ tiền họ

Nỗi buồn kinh tế

Hình ảnh
Nguyễn Việt Nam| ĐỌC báo cáo thống kê của bên chính phủ 6 tháng đầu năm mà vẫn cứ đau lòng và chán nản với cái kiểu điều hành kinh tế của Việt Cộng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì cao chưa từng có với con số 245 tỷ USD. Nếu chỉ đơn giản nhìn vào con số đó thì thấy cũng là thành tích không hề nhỏ mà Việt Cộng đã làm được trong chỉ nửa năm. Nhưng nếu nhìn sâu vào thì nó mới lòi ra cái nỗi buồn của một nền kinh tế phụ thuộc, thành tích ảo. Phụ thuộc và thành tích ảo ở đây là gì? Là chỉ số xuất nhập khẩu của hai khối trong nước và nước ngoài (FDI). Trong con số 245 tỷ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ấy thì con số xuất siêu lại thuộc về khối FDI và nhập siêu lại thuộc về khối doanh nghiệp trong nước. Khối ngoại xuất siêu 15,68 tỷ thì khối nội nhập siêu đến tận 15,72 tỷ. Và khối FDI vẫn chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chỉ nhìn vào các chỉ số đó là đủ hiểu kinh tế Việt Nam dưới thời Việt Cộng như thế nào. Có một bài toán đặt ra là: Bao giờ Việt Nam mới thoát khỏi cái