Bài đăng

Formosa, bướu ung thư ác tính trên cơ thể Việt Nam

Hình ảnh
Cá chết ở Hà Tĩnh. Hình chụp tháng Tư, 2017. (Hình: Reuters) Mặc Lâm  – VOA N gày 6 tháng 4 năm 2019 Giám đốc Công an Hà Tĩnh gửi UBND Hà Tĩnh công văn số 495/CAT-CSMT được nhiều tờ báo trong nước đăng lại với cái tựa: “Công an Hà Tĩnh bó tay với Formosa” có nội dung Formosa Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn chất thải khác nhau tất cả đều rất độc hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên Formosa Hà Tĩnh không hợp tác với cơ quan chức năng để theo dõi xử lý mặc dù cảnh sát điều tra môi trường đã gửi văn bản yêu cầu Formosa nhiều lần phải báo cáo các chất thải gây nguy hại. Sau ba ngày bài báo này đã bị gỡ tuy nhiên trên nhiều cơ quan truyền thông hải ngoại lẫn mạng xã hội đều lan truyền thông tin này như một bằng chứng cụ thể do công an xác định về hành vi xả chất thải công nghiệp gây tác hại trực tiếp cho môi trường mà người dân sống gần là những nạn nhân đầu tiên. Hầu hết người Việt tuy vẫn bị mang tiếng là bàng quan trước mọi diễn biến chính

Vô tình [Thái Khang]

[MP4- Tình đầu tình cuối ] = >(Karaoke)

Vì sao Việt Nam có thể lọt vào nhóm ‘thao túng tiền tệ’?

Hình ảnh
Phạm Chí Dũng – VOA| CỬA vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, nay càng thêm hẹp lại khi vào ngày 9/5/2019, chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng danh sách các nước bị Hoa Kỳ cho là thao túng tiền tệ, sẽ được công bố vào tháng 5 năm 2019 và Việt Nam có khả năng lọt thỏm vào trong đó – theo thông tin từ hãng tin Mỹ Bloomberg. Vì sao thế? Thặng dư 35 tỷ USD Mỹ sử dụng ba tiêu chí để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia: thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la, và can thiệp vào thị trường ngoại hối vượt quá ít nhất 2% GDP. Việt Nam bị Mỹ xem là một nước lũng đoạn tiền tệ vì đã cho hạ giá đồng tiền của mình một cách giả tạo. Việc Bộ Tài chính nước Mỹ giảm giới hạn thặng dư tài khoản vãng lai từ 3% xuống còn 2% trong báo cáo mới nhất đã dẫn đến việc danh sách theo dõi được mở rộng, và Việt Nam bị lọt vào diện này. Nếu bị xem là quốc gia lũng đoạn

Nhận xét một chính khách

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà| ĐÁ cuội thì kích thước bằng nắm tay, đá 1×2 thì hạt bằng ngón cái, cát thì hạt nhỏ hơn,v.v. Những thứ này khi trộn vào có theo nguyên tắc hạt nhỏ sẽ lèn vào kẽ hở giữa các hạt lớn và thành một khối đặc. Đó là nguyên tắc của tự nhiên, lớn hay nhỏ đều có chức năng cả. Hay nhìn rừng mưa nhiệt đới vẫn thế, là một quần thể cộng sinh loài nhỏ hay loài lớn đều có chức năng của nó. Lỗ hổng lớn thì lấy đá lớn trám vào, lỗ nhỏ thì lèn đá nhỏ, sạn sỏi, hay cát vào. Lỗ của 1 hòn đá cuội mà đem một hạt sạn lèn vào thì kết cấu đó bị rỗng, nó sẽ tự phá hoại kết cấu. Tương tự vậy, ghế lãnh đạo đất nước mà giao cho anh gánh củi hay anh hoạn lợn lãnh đạo thì đất nước tan hoang. Trong một quốc gia, kẻ làm chức to quyền lớn hay người công nhân dọn rác về đêm thì họ là một thực thể cống hiến cho xã hội. Ông tổng bí thư, ông lãnh tụ hay ông culi đều là làm chức năng mà họ có thể làm trong thời đại của họ. Trong khu rừng, cây cổ thụ không là duy nhất, thì trong một đất nước, lãnh đạo to

Tăng giá điện, xăng chỉ phục vụ nhóm lợi ích!

Hình ảnh
Các bà nội trợ cảm nhận được tác động dây chuyền của đợt tăng giá xăng, điện vừa qua lên vật giá. Quỳnh Hương –  Web Việt Tân V iệc tăng giá điện chắc chắn sẽ tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và nhất là tới hoạt động sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân. Đối với các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn, cho nên việc tăng giá điện sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng theo, ít nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp, chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận hoặc khả năng cạnh tranh giảm xuống. Vì thế việc tăng giá điện sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và ảnh hưởng đến lạm phát. Tăng giá điện không chỉ làm cho túi tiền của người dân nhỏ lại mà khiến cho thị trường tiêu thụ nội địa bị chững lại. Giả sử người dân chi tiêu 10% cho tiền điện, nay phải chi thêm 15% của 10% đó, tức là họ phải chi tổng cộng 11,5%. Người dân làm ra 100 đồng, trước đây sau khi trả tiền điện thì còn 90 đồng để tiêu dùng và tiết kiệm, nay trả tiền điện chỉ còn 88,5 đồng.

Dùng bạc tỉ bàn chuyện ruồi bu

Hình ảnh
Trân Văn  – VOA Đ ầu tuần tới, các đại biểu Khóa 14 của Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ tề tựu về Hà Nội dự Kỳ họp thứ 7. Theo dự kiến, kỳ họp này sẽ kéo dài gần một tháng: Khai mạc vào ngày 20 tháng 5 và bế mạc vào ngày 14 tháng 6. Năm 2013, giới hữu trách từng công bố một ước tính, theo đó, chi phí cho một phút trong các kỳ họp Quốc hội là hai triệu. Chi phí cho một ngày khoảng một tỉ đồng (1). Theo thời gian, chi phí cho mỗi phút, mỗi ngày khi Quốc hội họp, chắc chắn đã vượt quá mức đó nhưng vì thiếu nguồn khả tín nên cứ tạm tính như thế. Sẽ hết sức vô lý nếu dân phải góp mỗi ngày cả tỉ và các đại biểu Quốc hội chỉ xúm vào bàn chuyện ruồi bu… *** Một trong những hoạt động chính của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới là thảo luận về Dự luật sửa Luật Cán bộ – Công chức và Dự luật sửa Luật Viên chức. So với Luật Cán bộ – Công chức và Luật Viên chức hiện hành thì hai luật mới có thêm những qui định như: Sẽ khiển trách, cảnh cáo, hoặc tước bỏ tư cách, chức

Hoa Sen lấm ‘bùn đỏ’

Hình ảnh
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam, giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" tại một buổi lễ mừng ngày sinh của Đức Phật tại Học viện Phật giáo ở Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5. (Ảnh chụp màn hình VietNamNet) Mạnh Kim  – VOA N hững gì đang diễn ra khiến diện mạo Phật giáo ngày càng bi thảm là kết quả của chính sách “nhuộm đỏ” Phật giáo, trong lớp áo “Đạo pháp và Dân tộc” ra đời từ đầu thập niên 1980… Đàn áp tàn bạo Một trong những hành động đầu tiên của chính quyền đối với Phật giáo miền Nam ngay sau tháng 4-1975 là tổ chức các chiến dịch đàn áp và khủng bố tinh thần. Tượng Phật nhiều nơi bị đập phá. Các cơ sở từ thiện Phật giáo, chẳng hạn Cô nhi viện Quách Thị Trang (Sài Gòn) và nhiều phòng phát thuốc miễn phí tại nhiều địa phương, bị tịch thu. Các nhà ấn loát thuộc quản lý Phật giáo bị đóng cửa. Viện Đại Học Vạn Hạnh bị dẹp. Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội bị ngưng hoạt động. Ủy ban Tái thiết và Phát triển Phật giáo bị giải tán, ngâ