Bài đăng

Thủ tướng vẫy cờ Mỹ: Bọn nào “rã rời chân tay”?

Hình ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Văn phòng chính phủ trưa 27/2. Ảnh: Ngọc Thành (ngoisao.net) Nguyễn Tường Thụy – RFA| TRƯA ngày 27/2/2019, Tại Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ. Trước sự đón tiếp nồng nhiệt, của cán bộ và các cháu học sinh tại đây, tổng thống Mỹ cầm một lá cờ Việt Nam vẫy. Đây là một cử chỉ rất bình thường trong ngoại giao. Việc tổng thống Mỹ vẫy cờ VN chỉ có thể nói lên sự đáp lại tình cảm nồng hậu mà chủ nhà dành cho mình, thế thôi. Xin nhắc lại một chuyện cũ làm ví dụ: Năm 1978, Đặng Tiều Bình sang thăm Nhật, y cúi rạp mình chào cờ Nhật. Đấy là một cử chỉ ngoại giao. Hình ảnh này bị báo chí VN khi đó chửi không tiếc lời. Về phía Nhật Bản, họ không lấy đó để nói rằng, Nhật đã khuất phục được Trung Quốc. Vậy mà cử chỉ ông Trump vẫy cờ VN lại được khuếch trương như là một thắng lợi của VN, là sự đánh giá cao vị thế của VN trên quốc tế. Trong buổi tiếp xúc của ông Nguyễn X

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc tấn công Đảo Gạc Ma do Việt Nam quản lý, bắn chết 64 thủy thủ và chiếm đóng đảo từ đó đến nay. Cuộc tấn công diễn ra chóng vánh chỉ trong hơn một giờ đồng hồ và Bắc Kinh tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó? Theo dõi YouTube: http://bit.ly/11PGb33 Đài Á Châu Tự Do RFA trụ sở tại thủ đô Washington Hoa Kỳ, cung cấp thông tin đa dạng, chính xác, trung thực về các vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội, đời sống tại Việt Nam và trên Thế Giới. Theo dõi YouTube: http://bit.ly/11PGb33 Facebook: http://on.fb.me/1vFY6qX Twitter: https://twitter.com/DaiAChauTuDo Đài Á Châu Tự Do RFA: http://bit.ly/1uS5BJn

Hùm chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì?

Hình ảnh
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng „không được nổ súng“ Lê Đức Anh. Gió Bấc –RFA| THEO truyền thống của chế độ cộng sản, báo chí lề phải Việt Nam đang tấu khúc hùng tráng bi ai ca ngợi công đức, phẩm chất của ông Lê Đức Anh, người từng giữ những chức vụ cao ngất ngưởng: Đại tướng, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng như là lãnh tụ tướng lĩnh tài ba, liêm khiết… Nhưng với người dân, với mạng xã hội, nghi vấn về những gian trá trong cuộc đời và những tội lỗi của Lê Đức Anh với đất nước, nhân dân và quân đội lại có dịp được khơi dậy sôi nổi hơn, trong đó có không ít sự thật hiển nhiên, bóc trần sự tán tụng của nền báo chí bưng bô. Sống trong căn hộ hay có nhiều vương phủ? Báo Tuổi trẻ online đăng loạt bài hoành tráng về Lê Đức Anh trong đó ngày 24-4, có bài “Cái bắt tay của Chủ tịch nước trong giờ giải lao” ghi theo lời kể của tướng Hoàng Kiền về sự kiện Lê Đức Anh được bầu đi dự Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân tại Hà Nội và lên đọc báo cáo thành tích trước đại hội. Bài vi

Ông Lê Đức Anh và những đi đêm với Trung Cộng

Hình ảnh
Ảnh bên trái: Tàu HQ-604 của Việt Nam bị Trung Quốc bắn chìm tại phía Tây Nam bãi Gạc Ma ngày 14-3-1988. Ảnh bên phải: Lãnh đạo CSVN và Trung Quốc gặp gỡ tại Hội nghị Thành Đô ngày 3-9-1990. Ảnh: Internet Lý Thái Hùng –  Web Việt Tân Ô ng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước (1991-1997) vừa mới qua đời vào tối ngày 22 tháng 4 tại Hà Nội, thọ 99 tuổi (1920-2019). So với nhiều nhân vật lão thành ở trong đảng CSVN cùng thời như các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, ông Lê Đức Anh có một số dấu ấn lịch sử đặc biệt liên hệ đến vụ “không nổ súng trước” ở Gạc Ma vào năm 1988 và là người “tiền trạm” chuẩn bị Hội Nghị Thành Đô năm 1990, đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Cộng từ thập niên 90 kéo dài đến nay. Ra lệnh không nổ súng ở Gạc Ma Khi Đặng Tiểu Bình xua hơn 300 ngàn quân và đại pháo tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979, ông Lê Đức Anh đang là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ quốc

Chỉ biết hút máu dân mà không lo cho dân

Hình ảnh
songchi’s blog  – RFA T hỉnh thoảng chúng ta lại đọc thấy tin một nghệ sĩ, một nhà văn, nhà báo có tiếng nào đó của VN bị lâm bệnh nặng hay qua đời. Và có nhiều người trong số họ khi lâm bệnh hay khi mất, đã phải nhờ cậy đến tình cảm và sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp, khán giả vì bản thân và gia đình không đủ sức cáng đáng viện phí hoặc chi phí cho đám tang. Chẳng hạn, vào tháng 8.2018, thông tin về nữ diễn viên trẻ M.P, một người mẹ đơn thân đang chống chọi với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối ở tuổi 33, khiến khán giả bàng hoàng. Ngay sau đó, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả đã chung tay đóng góp tiền tỷ để cô có tiền chữa trị, giúp cô có thể trở lại với công việc và với đứa con gái bé bỏng. Sau nhiều tháng điều trị, nay M.P đã tạm có thể quay lại với công việc. Cùng nằm điều trị với cô ở Bệnh viện Quân y 175, TP.HCM là diễn viên L.B bị ung thư phổi, phát hiện và âm thầm điều trị từ nhiều tháng trước, nhưng Lê Bình giấu giếm bệnh tình với khán giả và đồng nghiệp vì kh

Những cánh hoa tình [Tứ ca ngẫu nhiên]

[MP4- Tình đầu tình cuối ] = >(Karaoke)

Hành động bán nước ẩn bên trong một chuyến viếng thăm

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà| TẠI sao tại những nước tự do dân chủ không có cơ quan tuyên truyền? Vậy cơ quan tuyên truyền được sinh ra để làm gì? Mục đích là để đổi trắng thay đen. Vậy câu hỏi phát sinh tiếp theo là, những vấn đề gì họ cần phải đổi trắng thay đen? Đó là những vấn đề phản nước hại dân . Như vậy, nhìn vào cơ quan tuyên truyền của ĐCS, chúng ta thấy họ có dã tâm phản quốc hại dân ngay từ đầu. Nếu không có dã tâm đó, thì họ minh bạch sự thật đúng với bản chất của nó để cho báo chí tự do khai thác, việc gì họ phải ngại? Nếu họ có ý tốt cho đất nước này, cho dân tộc này thì cần gì phải dùng Ban Tuyên Giáo để tung tin định hướng? Trước làn sóng phản đối Việt Nam tham gia sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Tập của rất nhiều trí thức có tâm với đất nước, và nhiều bài phân tích có dẫn chứng những cái bẫy trong sáng kiến này của Tập, thì hôm 25/04/2019 báo Nhân Dân có bài viết “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam -Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững”. Một bài viết, đạp