Bài đăng

Sự tàn phá tôn giáo và thành trì bảo vệ

Hình ảnh
Đỗ Văn Ngà| H iện nay ở Việt Nam có 2 tôn giáo lớn đó là Công Giáo và Phật Giáo. 2 tôn giáo này xuất phát từ 2 nguồn gốc khác nhau nên giáo lý cũng hoàn toàn khác. 2 tôn giáo này dù gì đi nữa thì cuối cùng cũng hướng con người đến tính thiện. Và ở 2 tôn giáo này, họ đều không cổ võ cho mê tín dị đoan. Nhưng tại sao, hiện nay Phật Giáo đã bị CS kiểm soát và biến tướng? Công Giáo hay Phật Giáo chân chính đều tốt cả nhưng hôm nay, Phật Giáo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ còn là cái vỏ, bên trong thực sự đã biến tướng thành mê tín dị đoan theo xu hướng của các đảng viên ĐCS đội lốt làm sư, và nhiều nhà chùa đã biến thành nơi kiếm tiền trắng trợn. Vấn đề khác nhau là ở tổ chức mà thôi. Nhà nước Công Giáo là một vương triều với thủ đô là Vatican, đức Giáo Hoàng như là vị hoàng đế (ở đây nói về mặt tổ chức) và các hồng y là những quan chức đứng đầu đơn vị hành chính địa phương trong nhà nước Công Giáo. Chính vì thế, công giáo địa phương sẽ hướng về công giáo Trung ương như

Vì sao không công bố gian lận thi cử?

Hình ảnh
VietTuSaiGon’s blog  – RFA C âu trả lời rõ, nhanh, gọn là: Không thể công bố, vì sự gian lận có trong một hệ thống chứ không riêng gì vài trường hợp, nếu công bố thì cả hệ thống giáo dục lung lay. Vì sao? Vì không riêng gì lúc này, không riêng gì năm 2018, 2019 mới có chuyện gian lận cộm cán trong giáo dục. Cũng không riêng gì ngành công an hay trường an ninh mới có gian lận cộm cán trong giáo dục mà hầu hết các ngành. Sở dĩ năm 2018 ngành công an bị thòi ra một mớ thí sinh gian lận thi cử vì ngành này đang hot, đang được xem là ngành kiếm ăn dễ nhất và có quyền lực nhất trong mọi ngành (thời công an trị thì phải vậy thôi!). Trước đây, khi ngành tòa án, giáo dục hay y tế có ăn, chuyện gian lận thi cử cũng xảy ra nhiều vô kể nhưng thời đó không có các mạng xã hội để phanh phui. Hơn nữa, thời đó “con quan lại được làm quan” như một hiển nhiên, người ta biết con của cán bộ đó dốt đặc cán mai, học hành, đạo đức chả ra trò trống gì nhưng vẫn thi được điểm c

Tư duy nô lệ (Phần 5)

Hình ảnh
Nguyễn Việt Nam| Phần V: Chuồn ra nước ngoài hoặc muốn giữ chế độ để bảo vệ tài sản Đ ây là một tư duy của một bộ phận đông đảo giới trung lưu và thượng lưu ở Việt Nam. Một tư duy mang đầy tính ích kỷ, vô trách nhiệm và rất tàn nhẫn với đồng bào, đất nước. Phần lớn những người này là người biết kiếm tiền, có tư duy, học vấn, trình độ cao. Thay vì dang tay, cống hiến, đấu tranh để cứu vớt đồng bào mình, đất nước mình thì họ lại tìm cách trốn chạy khỏi trách nhiệm của mình với quốc gia, dân tộc, trốn chạy khỏi chính đất nước mình. Chuồn ra nước ngoài để ấm riêng thân ư? Thế còn người ở lại? Ai cũng đi thì đất nước để cho ai, nó đi về đâu? Quê cha đất tổ mất thì nguồn cội biết đâu mà tìm? Nước mất rồi thì ai tìm lại? Tại sao mình là người có tài, có năng lực mà lại trốn chạy để đẩy trách nhiệm cho những người kém cỏi hơn mình? Đó là một loạt câu hỏi sẽ đi theo những bước chân chạy trốn của các bạn. Nó sẽ cắn xé lương tâm của các bạn khi các bạn đắp mảnh chăn ấm, ăn miếng cơm n

Anh đã hiểu tình em [Lâm Hùng]

[MP4] Tình đầu tình cuối [Karaoke]

Truyền hình VOA 28/3/19: VN: Trương Duy Nhất liên quan tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn’

#VOATIENGVIET #VOAEXPRESS Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet , http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo , http://www.voatiengviet.com . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thời sự Việt Nam: Bộ Công an: Trương Duy Nhất liên quan tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn’. Liên Kiều được dân biểu California vinh danh ‘Phụ nữ 2019’. Khắc phục hậu quả chiến tranh – vẫn cần những nỗ lực mới tại Việt Nam. Tin thế giới: Mỹ-Trung sẵn sàng bước vào vòng đàm phán thương mại thứ 8. Thủ tướng New Zealand trấn an cộng đồng Hồi giáo sau vụ tấn công khủng bố. LHQ kêu gọi hỗ trợ tài chính cho 3 nước Nam Phi bị bão Idai. Trump hả hê với kết quả điều tra Nga, lên án truyền thông. Thượng viện Mỹ bác đề xuất về năng lượng xanh. Phóng sự: Hội xuân ở một ngôi trường Việt ngữ hải ngoại. Mối lo từ việc cắt giảm ngân sách cho chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Những đôi giày cho người vô gia cư ở Ba Lan. Phụ nữ đầy đặn: ‘Đặc sản du lịch’ Uganda?

Trong bạo ngược, nhân ái và sự tử tế vẫn lấp lánh

Hình ảnh
Em Vi Quyết Chiến. (Hình: Trích xuất từ trang web báo Tuổi Trẻ) Câu chuyện Vi Quyết Chiến, 13 tuổi, ngụ tại xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tự đạp xe, tìm đến Viện Nhi Trung ương (phường Láng Thượng, quận Ba Đình, Hà Nội), cách nơi cậu cư trú… 172 km, làm người ta ấm lòng. Theo tờ Tuổi Trẻ, trưa 25 tháng 3, đi học về đến nhà, nghe ông nói, đứa em hai tháng tuổi mà cậu chưa gặp mặt vì sau khi ra đời vẫn nằm ở Viện Nhi Trung ương, đang nguy kịch, Chiến đã lấy chiếc xe đạp vẫn dùng hàng ngày để về Hà Nội thăm em. Cậu bé 13 tuổi này không biết Hà Nội ở đâu nên vừa đi, vừa hỏi… Tối 25 tháng 3, khi đi ngang huyện Vân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tài xế một chiếc xe đò thấy một đứa trẻ đứng bên đường vẫy tay xin đi nhờ. Gặng hỏi, tài xế và hành khách mới biết ý định của Chiến và đưa cậu về Hà Nội rồi nhắn cha cậu ra Bến xe Mỹ Đình đón con. Người ta ước tính, Chiến đã đạp xe khoảng 103 cây số cho đến khi được xe đò đón. Video clip do một hành khách trên chiếc xe đò vừa kể ghi lại

Vì sao Việt Nam không dám khẳng định ‘đã bắt’ Trương Duy Nhất?

Hình ảnh
Blogger trong cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do hồi 2016. Tại buổi họp báo quý I/2019 diễn ra chiều 25/3/2019, lần đầu tiên 0,5% trong tổng số 200 tướng công an Việt Nam đã ‘can đảm’ nêu tên Trương Duy Nhất. Đó là Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Thập thò tướng công an… Trương Duy Nhất là blogger đã bị mất tích tại Bangkok vào cuối tháng Giêng năm 2019 với nhiều nghi ngờ của dư luận về ‘Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’. Tuy nhiên trong cuộc họp báo trên, tướng Vệ đã chỉ nói về mối liên đới của ông Nhất với vụ ‘Vũ ‘Nhôm’ chứ hoàn toàn không dám đề cập đến câu chuyện mà dư luận xôn xao: Trương Duy Nhất đã bị một cơ quan mật vụ nào đó bắt hoặc ở Thái Lan, hoặc ở Lào, hoặc bắt ở Thái Lan rồi sau đó ‘vận chuyển’ qua Lào về Việt Nam và ‘bàn giao’ cho Bộ Công an. Cũng không thấy tướng Vệ đả động về việc Trương Duy Nhất đang bị giam giữ ở đâu, trong khi ngay trước đó một tin tức “từ trên trời rơi xuống” thình lình đến với ng