Bài đăng

Hàng trăm người thắp hương tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma

Hình ảnh
Đông đảo người dân, du khách cùng học sinh ở Khánh Hòa đã dâng hoa tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến 31 năm trước. Nhiều người đến thắp hương tưởng nhớ 64 chiến sĩ Hải Quân tại khu tưởng niệm. Ảnh:  An Phước. Sáng 14/3, dòng người lặng lẽ dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ  64 chiến sĩ  Hải quân Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma tại khu tưởng niệm ở huyện Cam Lâm. Ông Bùi Thanh Bình (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa) nhắc lại sự kiện của 31 năm trước. Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải và bộ đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ tại Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) thì 4 tàu Trung Quốc xuất hiện, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở Len Đao và HQ-505 ở Cô Lin, dùng vũ lực cưỡng chiếm Gạc Ma. "64 chiến sĩ dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập, mang lại hòa bình cho đất nước. Các anh sẽ mãi sống trong lòng tổ quốc, trong lòng nhân dân", ông Bình chia sẻ Có mặt kh

Chủ hầm siêu xe triệu USD tại Sài Gòn chính là 'đại gia nước mắm' đang gây bão dư luận

Hình ảnh
Khôi Nguyên Giữa lòng Sài Gòn, một căn hầm gửi xe đặt trong một khách sạn lớn chứa rất nhiều siêu xe và xe siêu sang thu hút sự chú ý. Có nhiều chiếc thuộc hàng hiếm, hàng độc. Chủ của bộ sưu tập xe này chính là ông Nguyễn Đăng Quang - người sáng lập Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Những chiếc siêu xe và xe siêu sang trong hầm. Ảnh: Le Anh, Dương Vũ Mạnh. Cái tên Masan đang gây bão dư luận trong những ngày gần đây khi công ty này tham gia xây dựng tiêu chuẩn nước mắm Việt Nam. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống phản ứng gay gắt trước những tiêu chuẩn được Masan đề xuất. Quay lại câu chuyện về ông  Nguyễn Đăng Quang , người này là một đại gia khá kín tiếng sinh năm 1963. Forbes tuyên bố danh sách tỷ phú USD 2019 có sự xuất hiện của ông Quang với tài sản 1,3 tỷ USD. Với số tiền khổng lồ như vậy, việc sở hữu những chiếc Rolls-Royce, Bentley hay Ferrari không phải là vấn đề to tát với vị đại gia hàng tiêu dùng Việt Nam. Vị đại gia sin

Đừng để hóa chất TQ t iêu d iệt nước mắm truyền thống Việt Nam!

Hình ảnh
Từ bao đời nay, trên mâm cơm người Việt, dù Nam hay Bắc, bao giờ cũng phải có chén tương hay bát nước mắm chấm, được bày chính giữa những đồ ăn khác. Chén nước mắm vừa đậm vừa ngọt, từng giọt nước mắm trong veo thấm đượm hơi nồng của cá biển từ lâu đã gắn bó với người dân Việt, trở thành một phần quốc túy của dân tộc. Ấy thế mà, một đại gia từng du học nước ngoài về, mới đây lại được Forbes vinh danh là tỷ phú USD, một người con nước Việt lại âm mưu phá hoại “trân bảo” đó của đất nước, chơi trò “đánh lận con đen” nhằm tận diệt nước mắm truyền thống và thay thế bằng thứ nước chất pha bằng hóa chất độc hại, đầu độc hàng thế hệ người dân Việt Nam. Trên thế giới này có kiểu tỷ phú nào làm giàu bằng phương cách độc ác như vậy không? Lại nói về nước mắm. Mấy hôm trước, cùng với hành động vung tiền mua một số nhà khoa học thiếu đạo đức, cán bộ và nhà báo kền kền phục vụ cho chiến dịch đánh tan tác ngành nước mắm truyền thống, hòng thống trị cả một thị phần rộng lớn, Masan tung giá 44.900

Chớ quên bài học cũ

Hình ảnh
Ngây thơ ấu trĩ chẳng phòn xa Mắc mưu gian thuở Triệu Đà Giao nỏ miệng hùm đau dạ trẻ Nuôi ong tay áo khổ lòng già Vai kề má ấp không lưu ý Nước mất nhà tan mới ngớ ra Trước đã cả tin gây đại họa Nay nên cẩn trọng việc giao hòa. [Trần Chí Dũng]

Sinh nhật thứ 426 năm cha đẻ chữ Quốc ngữ: Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

Hình ảnh
Thái Hà  (13.03.2017) – Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017) Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày. Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam. Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thà

Vì sao TT Phúc nôn nóng đưa kinh tế ngầm vào GDP?

Hình ảnh
Phạm Chí Dũng| T iếp nối chiến dịch ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’ – manh nha từ năm 2016 và được chính thức chỉ đạo triển khai vào hai năm 2017 và 2018, đến đầu năm 2019 Tổng cục Thống kê của Thủ tướng Phúc đã ồn ào tổ chức vài cuộc hội thảo và thông tin cho báo chí về bản nhạc ‘phải đưa kinh tế ngầm vào GDP’ và ‘Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì!’ – như một cách trả lời không cần biết trời cao đất dày là gì của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm​ trước báo giới. Tổng cục Thống kê – diễn viên mới trên sân khấu GDP Trong hai năm 2017 và 2018, cơ quan Tổng cục Thống kê đã trở nên tai tiếng khi thống kê GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tăng đến 6,7% và 7%, bất chấp thực trạng thu thuế từ 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh bị giảm mạnh, còn tỷ lệ doanh nghiệp ‘chết’ lại cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp mới ra đời! Vào năm 2017, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính phủ và các

Nguyenphutrong.org, tolam.org… thuộc phe cánh nào?

Hình ảnh
Phạm Chí Dũng –  VOA N ối tiếp nhiệm vụ ‘phản bác các luận điệu phản động’ mà rất có thể được một bàn tay ngầm trong đảng chỉ đạo và một ngân sách đính kèm, vào đầu năm 2019 các trang mạng  nguyenphutrong.org , nguyenxuanphuc.org,  tolam.org , nguyentandung.org… lại hùng hổ mở một đợt tấn công mới vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, với quan điểm, luận điệu và bài viết rập khuôn mục ‘phòng chống diễn biến hòa bình’ trên các báo đảng Quân Đội Nhân dân, Nhân Dân, Công An Nhân Dân… Một bằng chứng vi phạm nhân quyền Các trang mạng trên (tạm gọi là trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chứ không phải là ‘mạo danh lãnh đạo’ như cách hiểu của một số người) rất thường công kích, mạt sát không thương tiếc đối với những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhiều bài viết đăng trên các trang mạng này trong những năm qua để lại dấu ấn rất rõ rệt của giới dư luận viên – bao gồm dư luận viên của cơ quan công an và dư luận viên của cơ quan tuyên giáo đảng. Những chiến dịch côn