Bài đăng

Mật ước Thành Đô: Đập như thế là… tan?

Hình ảnh
Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật. Người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đang cố gắng xác định xem tại sao hệ thống truyền thông chính thức lại đồng loạt đề cập đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam cách nay 40 năm (17/02/1979 – 17/02/2019). Rõ ràng là hệ thống đèn tín hiệu trong tuyên truyền về quan hệ Việt – Trung đã chuyển từ đỏ sang xanh nhưng cho đến giờ, vì sao thì chỉ là những… đồn đoán! Kể từ đầu thập niên 1990, sau khi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, cuộc chiến vệ quốc kéo dài từ 1979 đến 1988 trở thành một trong những chủ đề cấm kỵ. Chẳng riêng hệ thống truyền thông chính thức, hệ thống giáo dục, văn nghệ sĩ cũng phải làm ngơ. Không ai được phép để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ… ngộ nhận về Trung Quốc như một hiểm họa tiềm ẩn đối với vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc. Đã có một số người cho rằng, sở dĩ hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam đang đồng loạt “xông lên”, thậm chí đài truyền hình qu

Diện mạo của… độc lập, chủ quyền!

Hình ảnh
Một cuộc tuần hành chống Trung Quốc tại Việt Nam năm 2014. Ông Phạm Hồng Tung, một Giáo sư, Tiến sĩ về Sử học, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa lên tiếng phản bác những facebooker như Nguyễn Như Phong, Ngô Nguyệt Hữu,… là lưu manh, kích động công chúng chỉ trích ông (1). Nguyễn Như Phong lưu manh như thế nào? Facebooker này đã đề nghị tống cổ ông Tung ra khỏi hàng ngũ sử gia Việt Nam, bởi không thể nào chấp nhận suy nghĩ của ông Tung – nhân vật giữ vai trò Chủ biên môn sử trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể: Giới sử học Việt Nam nên bàn bạc với giới sử học Trung Quốc để thống nhất quan điểm, nội dung... rồi mới dạy cho học sinh về những vấn đề có liên quan đến lịch sử Việt – Trung. Phong nhấn mạnh, không thể để một người như ông Tung đứng trên bục giảng. Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo cần phải bày tỏ chính kiến về suy nghĩ của ông Tung (2)! Còn Ngô Nguyệt Hữu kích động công chúng ra sao? Hữu bày tỏ sự lo ngại

Về miền Trung [Trọng Tấn]

[MP4] Tình đầu tình cuối [Karaoke]

Nhà Thơ & Nhà Thổ

Hình ảnh
Tưởng Năng Tiến –  Dân Luận Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.  –  Nguyễn Khoa Điềm T hỉnh thoảng, tôi cũng có (lén) làm một bài thơ ngăn ngắn. Những câu thơ được ghi chép nắn nót trên những trang giấy trắng tinh, rồi trân trọng gửi đến những toà soạn báo (ở khắp mọi nơi) với địa chỉ tác giả, ghi rõ ràng ở mép trái của phong bì. Tất cả sáng tác của tôi, than ôi, đều “một đi không trở lại.” Chưa bao giờ tôi nhận được hồi âm, dù muộn. Cứ thế, từ thập niên này sang thập niên khác, tôi sống thường trực trong tâm trạng của một kẻ đợi chờ trong buồn rầu, và… thất vọng. Tôi thất vọng vì tài năng thi phú của mình không được người đời nhìn nhận! Cho đến chiều 25 tháng 4 vừa qua – tình cờ, và bất ngờ – tôi đọc được vài dòng nhắn tin (ngắn ngủi nhưng rộn ràng) qua F.B: - Quảng Cáo - Thái Kế Toại   to‎  Tưởng Năng Tiến April 25 Xin

Việt Nam sẽ trả nợ công như thế nào ?

Hình ảnh
Ngô Nhật Đăng| T rả nợ theo cách thông thường bằng dự trữ ngoại tệ do tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là vô phương. Ta còn nhớ năm 2012, khi một khoản vay 2 tỷ dollar đến hạn, chính phủ đã phải lúng túng, lúc đó quỹ bảo hiểm xã hội và y tế thừa hơn 1.000 tỷ, một đại biểu quốc hội đã chất vấn : “Phải chăng chính phủ áp dụng quy chế “trả nợ chéo” lấy tiền BHXH để trả nợ nước ngoài ?”. Sau này ông Võ Hồng Phúc bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư (KHĐT) cũng tiết lộ một “bí mật quốc gia” : “Chúng ta đang đi vay nợ mới để trả nợ cũ”. Một khoản vay mà chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn Vinashin cũng là một ví dụ, khi đến hạn một khoản nợ 60 triệu USD, chính phủ VN xù nợ bằng cách tuyên bố tập đoàn này phá sản, phân tán tài sản của Vinashin cho các tổng công ty khác. Các chủ nợ đành bán khoản nợ này cho một công ty ngoại quốc chuyên thu hồi nợ bẩn, nôm na gọi là “đòi nợ thuê” với giá 16 triệu USD, công ty này với đội ngũ luật sư đầy mánh khóe, giỏi chuyên môn và tàn nhẫn đã kiện chính phủ VN,

Hạnh phúc đơn sơ [Mạnh Quỳnh]

[MP4] Tình đầu tình cuối [Karaoke]

Chiến sĩ công an đầu tiên bị sát hại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

Hình ảnh
( Xã hội ) -  Ngày 25/8/1978, Lê Đình Chinh ngã xuống bởi một nhát dao chém lén của lính Trung Quốc đi đánh giáp lá cà, khi đó anh vừa tròn 18 tuổi. Ngã xuống giữa vòng vây của lũ côn đồ Giai đoạn 1977-1978, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã xấu đi một cách nghiêm trọng. Tình hình biên giới Việt – Trung, đặc biệt ở khu vực các cửa khẩu cực kỳ căng thẳng, khi mà từng dòng người Hoa từ Việt Nam kéo về Trung Quốc ngày một tăng lên qua đường biển và cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn). Ông Bế Chu Lang, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, từng là Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Lạng giai đoạn 1976-1978, kể lại rằng: “Phía Trung Quốc đã lợi dụng người Hoa kích động hằn thù dân tộc. Để kích động người Hoa bạo loạn, một mặt phía Trung Quốc cho lực lượng vũ trang mặc thường phục trà trộn vào nhóm người này, mặt khác chúng cải trang bộ đội biên phòng Việt Nam đánh trọng thương một vài người Hoa rồi đổ vấy cho phía Việt Nam. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm là rạng sáng 12/7/1978, Trung