Bài đăng

Để giành lại Hoàng Sa

Hình ảnh
Thực Hiện   Bureau CTM Media - Âu Châu  - 19/01/2019 Trần Trung Đạo | L ịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài khả năng của đảng Cộng sản Việt Nam. Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó đảng CSVN đều không có được. Các xung đột biên giới giữa Trung Cộng và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô trước đây hay Ấn Độ hiện nay cho thấKhông bao giờ CSVN có thể buộc Trung Cộng bước vào bàn hội nghị song phương hay đa phương bằng thái độ tương kính và bình đẳng. Chỉ có một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh tiên tiến là những phương tiện hữu h

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch Chủ quyền 1988

Hình ảnh
Nói về ngày 14/3/1988, cần nêu đầy đủ các diễn biến ở đá Gạc Ma, đá Len Đao và đá Cô Lin, đặt trong tổng thể Chiến dịch Chủ quyền 1988. Đó là điều cần làm nếu thực sự kính phục, tri ân với những người đã dũng cảm, kiên quyết, hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Cố Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương thăm bộ đội đang xây dựng đảo chìm Tiên Nữ, tháng 5/1988 Củng cố thế đứng ở Trường Sa Trước năm 1978, Hải quân Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa. Đầu năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đá An Nhơn (cồn san hô Lan Can), Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Trước tình hình này, Hải quân Việt Nam tổ chức đóng giữ tất cả các đảo nổi còn chưa có lực lượng nào đóng giữ ở quần đảo Trường Sa, là các đảo An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978) và Trường Sa Đông (4/4/1978). Cũng trong tháng 4/1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ bãi

Hành tung của Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc trên đảo Gạc Ma tại khu vực Trường Sa

Hình ảnh
Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc 961 mới xuống hoạt động tại khu vực Trường Sa khoảng nửa tháng nay... Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin — Len Đao — Gạc Ma". Từ đài quan sát trên nóc đảo Len Đao, chúng tôi phát hiện 1 tàu quân sự rất lớn mang số hiệu 961, mang cờ Trung Quốc đang chạy từ phía nam lên Gạc Ma — Bãi đá của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14.3.1988 và giữa năm 2013 tập trung tôn tạo, xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều cơ sở hạ tầng với các trang thiết bị, vũ khí khí tài hiện đại.  Tàu 961 là tàu vận tải tổng hợp kiểu 904A,B (AORH) thuộc biên chế hạm đội Nam Hải (Trung Quốc). Tàu này có lượng giãn nước 15.241 tấn, có chiều dài 152 m, động cơ gồm 2 máy diezen công suất 24.000 mã lực, tốc độ 18 hải lý/ giờ. Tàu có chức năng vận chuyển hàng khô, nhiên liệu. Trên tàu có 2 bệ pháo 37m

Tướng Thước nói về cuộc chiến Gạc Ma 14-3-1988

Hình ảnh
Hôm nay (14-3), đúng 29 năm trước, hải quân Trung Quốc đã xua quân đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. 64 chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Gạc Ma. Pháp Luật TP.HCM  đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 về cuộc chiến đấu bi hùng này. "Thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho biển đảo" Phóng viên:  Ngày 14-3-1988, hải quân Trung Quốc đã xua quân đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. Đã 29 năm trôi qua, thưa Trung tướng, ông nhìn nhận gì về sự kiện này? Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:  Đây là một cuộc chiến bi hùng của 64 chiến sĩ đối với sự nghiệp bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta phải xem cuộc chiến ở Gạc Ma là biểu tượng của lòng yêu nước; của sự dũng cảm, bất khuất, kiên gan, là sự hy sinh vô bờ bến trong cuộc chiến bảo vệ đảo — chúng ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ biển đảo của mình! Đây cũng là một cuộc chiến mà chúng ta chưa bao gi

Thảm sát Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu của Việt Nam trước Trung Quốc

Hình ảnh
Thêm chú thích Sự kiện thảm sát Gạc Ma đã diễn ra 30 năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra mổ xẻ để bánh xe lịch sử không lặp lại. Thảm sát Gạc Ma Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày  Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của  Việt Nam  tại khu vực Trường Sa. Máu đã loang trên mặt biển Đông. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về. Nhiều bài viết gọi đây là cuộc "hải chiến Trường Sa". Cách gọi này hoàn toàn không đúng với bản chất của sự kiện. Bởi vì, bên Trung Quốc đã dùng hải quân trang bị vũ khí tấn công, gồm cả pháo tầm xa, còn bên ta chỉ là các chiến sĩ công binh với vũ khí bộ binh phòng vệ. Bản chất của nó phải được gọi đúng tên là một cuộc thảm sát những người lính công binh Việt Nam do lực lượng hải quân Trung Quốc gây ra. Trung Quốc còn tàn độc hơn khi không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ ra cứu các nạn nhân, cho dù đây luôn là thông lệ quốc tế trong chiến t

Sự kiện Gạc Ma không phải hải chiến mà là một vụ thảm sát của Trung Quốc

Hình ảnh
Lịch sử cần phải minh định và tái khẳng định về bản chất của sự kiện này không phải là “hải chiến” mà là một vụ “thảm sát” của quân đội Trung Quốc đối với một đơn vị bộ đội công binh của chúng ta đang xây dựng đảo, xác lập chủ quyền. Gạc Ma: "gác lại" nhưng không "khép lại" ThS. Trần Trung Hiếu — Giáo viên Sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về  sự kiện lịch sử Gạc Ma . Ths. Trần Trung Hiếu cho biết: "Lịch sử thì đang dần lùi xa còn nỗi đau thì chưa bao giờ nguôi ngoai, nhiều sự trăn trở và day dứt vẫn còn đó. Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa —một phần của lãnh thổ thiêng liêng của chủ quyền quốc gia dân tộc mà từ thời các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền và khai thác đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Vì rất nhiều lý do mà trong một thời gian khá dài, sự kiện bi hùng này bị lãng quên". Ngoài ra, Ths. Trần Trung Hiếu cũng chia sẻ: "Nhắc lại sự kiện này không phải là chúng ta muốn khơi sâu

Biển Đông: Đừng mong đợi vào DOC

Hình ảnh
Nguyễn Việt Nam | D OC là gì? Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Phạm Bình Minh, phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phỏng vấn về vấn đề Biển Đông ngày 15/1/2019 với nội dung đại loại là DOC không phát huy vai t