Bài đăng

Phản biện với Phản động

Hình ảnh
Huỳnh Hoàng Nhật T hời gian rồi tôi nhận được khá nhiều lời chất vấn, ngay cả từ người thân của mình, đại loại như: dù sao thì hòa bình vẫn tốt hơn, đấu tranh làm gì để xã hội bất ổn, có muốn loạn lạc như Syria, Iraq không? Thực sự thì họ vẫn lầm tưởng về một xã hội bình yên. Bình yên không khi mà nạn trộm cướp hoành hành khắp các đường phố, bình yên không khi cả quan chức cũng nhảy vào cướp đất của dân, bình yên không khi hàng ngày những người chết vì đâm chém, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, ô nhiễm không khí, thực phẩm như là cái chết được báo trước treo lơ lửng trên đầu dân ta? Tất cả bởi vì đâu? Trả lời: họ đổ lỗi cho số phận! Do dân tham và tuyệt đối họ không dám đụng vào quan chức, có chăng chỉ là reo mừng khi có một quan chức nào đó thực sự “tới số” khi không thể bao che được nữa còn không thì chính họ nhìn những người dân oan, những người tố cáo sai phạm y như là những kẻ ăn không ngồi rồi, bị các phần tử phản động xúi giục… Vâng, khi một

Thế nước vẫn đang lên!

Hình ảnh
"Thế nước đang lên!" Pham Doan Trang FB          Sài Gòn mưa trắng trời, phố xá chìm trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh thế nước vẫn đang lên. Bỗng nhiên nhớ lại một bài báo cách đây hơn 17 năm trên VnExpress, bài “Hà Nội lại chìm trong nước” đăng ngày 3/8/2001. Trong đoạn mở đầu (lead, hay chapeau, sa-pô) của bài ấy, tổng biên tập đầu tiên của tôi chính là người đã viết thêm câu này vào bản thảo gốc của phóng viên: “Trận mưa lớn rạng sáng nay (3/8) một lần nữa tái diễn sự bất lực đến thảm hại của công tác tổ chức đời sống  đô thị ở Hà Nội”. Khi bài báo lên mạng, và đọc được câu ấy, tôi – năm đó đã 23 tuổi – sửng sốt, ngỡ ngàng, thán phục lắm, xuýt xoa mãi vì không ngờ Tổng biên tập của mình dám viết như vậy. “Trời ơi, sao anh ấy liều thế, “gấu” thế?”. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một câu phản biện, phê phán chính quyền trong một bài báo. Trước đó, tôi cứ ngỡ báo chí không được phép nói gì viết gì tiêu cực về nhà nước. Đó cũng là lần đầu

Vương quốc bóng đêm

Hình ảnh
tuankhanh’s blog – RFA C ảm giác bất lực nhất thời trước nỗi đau của người khác, là một cảm giác ghê sợ và xoáy nhói vào trong suy nghĩ không thôi. Câu chuyện của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây, về việc ông bị ngộ độc trong nhà tù, là một ví dụ. Theo lời kể, gia đình của ông Thức choáng váng khi nghe ông mô tả về việc ông có biểu hiện ngộ độc, nhưng được chữa trị sơ sài, thậm chí khi ông Thức muốn áp dụng các biện pháp muốn tự bảo vệ mình như chọn ăn mì gói và đồ đóng kín sẳn, thì cai tù phản ứng lạ thường là nói sẽ không cấp nước sôi. Điềm tĩnh và thậm chí có phần ngạo nghễ, ông Thức nói lại rằng “vậy thì ăn mì sống cũng được”. Dĩ nhiên, đó là bản lĩnh của người trong cuộc, nhưng với người bên ngoài, thì nghe quặn đau. Bởi tự do của một con người bị tước đoạt, giờ lại nghe đâu cuộc sống cũng dần bị cấu xé từng phần, theo kiểu vô luân nhất mà hiện thực Việt Nam được biết. Lần đầu tiên, từ trại giam Nghệ An ra sân bay, gia đình ông Thức đã viết thư khẩn cho b

Ra tay

Hình ảnh
Fb. Đỗ Ngà T ù nhân như là cá chậu chim lồng của chính quyền CS. Cá trong chậu có cần phải thuốc không? Thông thường chẳng cần, nhưng với tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Huỳnh Duy Thức thì lại khác. Thử phân tích xem lí do tại sao chính quyền lại giở thủ đoạn tàn độc đến như vậy? Như ta biết, TNLT có có sức ảnh hưởng xã hội luôn là con cờ trong tay của chính quyền. Nói đúng hơn, TNLT là người công dân mà chính quyền này đem ra buôn bán đổi chác để lấy những thỏa thuận ngoại giao nào đấy nhằm khoe khoang với thế giới rằng “đảng và nhà nước rất nhân đạo”. Và quan trọng hơn, đó là dập tắt hình ảnh có tính biểu tượng của tù nhân đó trong xã hội. Với phong trào dân chủ thì chính quyền luôn phải có biện pháp đề phòng, phải làm cỏ từ khi phong trào manh nha nên hạ uy tín TNLT hoặc ít nhất làm cho họ không còn sức ảnh hưởng nữa luôn là ưu tiên số 1 của chính quyền CS. Vì thế khi anh Trần Huỳnh Duy Thức từ chối đi nước ngoài thì ý đồ ấy của chính quyền CS đã thất bại. Thông thường, p

Thành tích vĩ đại !

Hình ảnh
Fb. Ngô Trường An V ì thành tích mà cô giáo Thủy bắt học sinh tát bạn học cùng lớp 231 cái tát. Vì thành tích mà hiệu trưởng không dám kỷ luật cô Thủy mà còn giấu nhẹm hành động phi giáo dục của cô giáo này trong một thời gian dài. Không phải đây là lần đầu, mà trước đó, cô Thủy cũng bắt học sinh trong lớp tát 10 em như thế. Trong một thời gian ngắn, lớp 6.2 có 11 em bị tát tổng cộng đến 901 cái tát nảy lửa. Thi đua lập thành tích bằng mọi giá, đó là căn bệnh di truyền của cộng sản. Không phải mới đây, mà trong thời chiến ở Miền Nam, họ cũng phát lệnh «thi đua giết giặc», thế là từng tóp quân nhân giải phóng ban đêm mò vô làng bắt người đập đầu, cắt cổ. Bọn họ sẵn sàng xả súng vào xe chở khách, ném bom vào trường học, đặc mìn trong chợ… Với mong muốn giết càng được nhiều người càng tốt để lập công dâng bác, lập thành tích chào mừng, thi đua giết giặc… Vì thành tích, người cs họ sẵn sàng bỏ qua mọi giá trị đạo đức, luân thường, chà đạp lên lẽ phải, lương tâm để đạt cho bằng đ

Thanh Niên đã chính thức trở thành ‘báo đảng’!

Hình ảnh
Thường Sơn (VNTB) N gày 23/11/2018, Thanh Niên đã chính thức trở thành ‘báo đảng’ sau một vụ việc chưa từng có tiền lệ của tờ báo này lẫn làng ‘báo chí cách mạng Việt Nam’: cho thôi chức, mà thực chất là cách chức, đối với 13 nhân sự làm việc cho Thanh Niên vì những người này không phải là đảng viên của đảng Cộng sản vẫn còn đang cầm quyền ở Việt Nam. Không chỉ thanh trừng nhân sự những bộ phận có liên quan trực trực tiếp chính trị, chiến dịch thô bạo này còn nhắm tới cả nhân sự phụ trách những bộ phận không liên quan trực tiếp chính trị như văn nghệ, thể thao, quảng cáo… Động thái thanh trừng rất đột ngột trên lại xảy ra trong bối cảnh ‘mác đảng viên’ không còn là tiêu chuẩn đầu tiên để được đề bạt giữ cương vị phụ trách phòng ban tại khá nhiều tờ báo, và trong thực tế một số tờ báo đã bố trí người không đảng vào vị trí cán bộ lãnh đạo của báo. Điều đáng ngạc nhiên và trở thành một dấu hỏi lớn là vì sao động thái thanh trừng người ngoài đảng lại không xảy ra ở tờ báo

“Thành quả” quan hệ thương mại Việt-Trung

Hình ảnh
Fb. Nguyễn Việt Nam B ên  baomoi.com  có đang một bài ca ngợi thành quả 2 năm của hợp tác thương mại biên giới Việt -Trung. Xuyên suốt bài báo chỉ nêu thành quả mà không hề có một chút nào đả động đến hậu quả, hệ lụy, tiêu cực mà nước này mang lại cho chúng ta. Ta thấy rằng tờ báo này đã viết bài một chiều. Thôi họ không viết thì để Nam viết. Nam viết luôn thành quả từ những năm bình thường hóa quan hệ 1990 luôn. Nói chung chung như sau. 1) Thâm hụt thương mại:  Chỉ trong 6 năm từ 2013-2018, Việt Nam bỏ ra 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, trong khi đó Việt Nam chỉ xuất khẩu được chưa đầy 100 tỷ USD sang thị trường này trong vòng 6 năm qua. Thời gian trước đó còn thâm hụt hơn nhiều vì những năm trước đó Việt Nam là một nước nhập siêu mạnh, mà chủ yếu là từ Trung Quốc. 2) Mất thị trường: Mở mắt ra là thấy hàng Trung Quốc. Hàng hóa của nước này tràn vào nước ta đến tận hang cùng, ngõ hẻm. Với đủ chủng loại, mẫu mã nhưng chất lượng rất thấp và độc hại. Nhất là