Bài đăng

Đổ vỡ Việt - Đức: Nguyễn Phú Trọng có ‘vô can’?

Hình ảnh
Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp Tập Cận Bình. Đêm 22 tháng Chín năm 2017 có thể lại là một đêm dài tê tái trong cơn mất ngủ mãn tính của giới chóp bu Việt Nam, sau đêm đầu cuống cuồng vì bị người Đức phát hiện âm mưu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hai tháng trước. Lại một đêm mất ngủ Rốt cuộc, quan điểm “trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội” của não trạng quan chức Việt đã phải trả giá đắt, quá đắt. Người Đức còn trừng phạt hơn nhiều so với những đầu óc tưởng tượng nông cạn như chỉ đến mức trục xuất nhân viên ngoại giao: tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Động thái bất ngờ trên có thể ví như một cơn động đất chính trị ngay tại Hà Nội. Cơn động đất này lại thình lình hiện ra chỉ vài tuần trước thời điểm diễn ra Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền tại Việt Nam - một kỳ họp Ban chấp hành trung ương được cho rằng mang mục tiêu “thanh trừng” đối với một số quan chức cao cấp mà ông Nguyễn Phú Trọng liệt vào dạng “chống tham nhũng thời kỳ trước

Vì sao Nguyễn Phú Trọng né đống ‘củi khô’ BOT?

Hình ảnh
Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định nhà đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, một dự án còn tai tiếng và nhơ nhuốc hơn cả BOT Cai Lậy. Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ. Hơn một tháng qua, công chúng Việt Nam hết xôn xao về dự án BOT đường tránh thị xã Cai Lậy lại đến bàn tán về các dự án BOT giao thông trên khắp Việt Nam. Và càng ngày, khi sự thật về các dự án BOT càng được phanh phui, người ta càng nhận thấy sai phạm trong loại hình đầu tư công này không hề mang tính chất ngẫu nhiên, đơn lẻ. Ngược lại, chúng diễn ra một cách có hệ thống, từ trên xuống dưới. Hầu như dự án BOT giao thông nào cũng có vấn đề, với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng: người dân bị tước quyền lựa chọn (nói cách khác là bị ép buộc sử dụng thứ hàng hoá đặc thù này) khi dự án không phải là tuyến đường mới; mặc dù là dự án đầu tư công nhưng việc lựa chọn nhà đầu tư lại không thông qua thể thức đấu thầu công khai, mà lại được chỉ định thầu rất tuỳ tiện; thời hạn thu phí

Việt Nam nới nhân quyền đổi lấy EVFTA?

Hình ảnh
Trịnh Xuân Thanh trên báo Đức. Vào trung tuần tháng Chín năm 2017, có một chuyến đi “bí mật” và bất ngờ đến Hà Nội của ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu. Chủ đề: Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam (EVFTA). Nhưng chỉ một tuần sau, ngày 22/9/2017, Bộ Ngoại giao Đức đã chính thức ra thông báo tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đồng thời trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Một cú sốc ngoại giao chưa từng có đối với giới chóp bu Việt Nam! Tuyệt vọng EVFTA? Chuyến đi của ông Bernd Lange không chỉ bí mật theo đúng nghĩa đen bởi cách ông đến Việt Nam không được bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào thông báo trước, mà còn do cách xuất hiện đột ngột của quan chức này - bằng vào hình thức họp báo - ngay sau cuộc gặp của ông Lange với giới quan chức Việt Nam, trong đó có thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Một lần nữa, vài tờ báo đảng Việt Nam ồn ào “nhét chữ” vào miệng quan chức nước ngoài

The Vietnam War, nhìn từ Việt Nam

Hình ảnh
Poster của phim tài liệu The Vietnam War. Sau sáu năm thực hiện, từ 17 tháng 9 năm 2017 bộ phim tài liệu  The Vietnam War  gồm mười phần với tổng thời lượng 18 tiếng đã lên sóng truyền hình toàn nước Mỹ qua hệ thống PBS (Public Broadcasting Service, mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình thành viên tại Hoa Kỳ). Như vậy, cùng với giải Pulitzer 2016 trao cho tiểu thuyết  The Sympathizer  của nhà văn Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt, bộ phim mới đang được giới truyền thông dành nhiều quan tâm này cho thấy người Mỹ vẫn chưa thể quên Việt Nam dù cuộc chiến tranh giữa hai nước đã được cho là kết thúc hơn 40 năm. Điện ảnh đối với người Mỹ, nhất là giới trí thức, không chỉ có chức năng giải trí mà còn là cỗ xe lớn mang tải lịch sử và bày tỏ thái độ về các sự kiện lịch sử hoặc các vấn đề xã hội gây tranh cãi, ngay cả với phim truyện. Sau khi xem  The Birth of a Nation  (Đất nước thời khai sinh, 1915) của đạo diễn D.W. Griffith – như một lời cảnh tỉnh và kêu gọi giải

Bộ phim dài không có hậu

Hình ảnh
Poster của phim The Vietnam War. Bộ phim dài 10 tập (18 tiếng đồng hồ) của 2 đạo diễn Mỹ Ken Burns và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên TV cũng như trên internet. Nhiều người chăm chú xem, thưởng thức và bình luận. Người khen khá nhiều, cho rằng các tác giả đã dày công sưu tầm, tuyển chọn những đoạn phim, hình ảnh tiêu biểu, quý giá nhất, có được cách nhìn khách quan, đa chiều. Nhiều người phân vân, chê trách bộ phim có nhiều thiếu sót, chưa nói lên đầy đủ bản chất của cuộc chiến, tuy có đầu đề là «Chiến tranh Việt Nam», nhưng lại nặng về cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam! Riêng với người Việt Nam, bộ phim bị chê trách nhiều hơn là khen. Ở trong nước, ban tuyên huấn của Đảng Cộng Sản ra chỉ thị cho bộ máy truyền thông không trình chiếu, không bình luận, không bàn tán về bộ phim này, chắc là vì chưa nói lên được công lao của đảng trong toàn thắng « giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước», còn nêu lên các vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế, trại cải tạo sĩ quan vi

Công an dùng vòi rồng giải tán người biểu tình ở Hải Dương

 Ngày 25/9, hơn 500 công an đã dùng vòi rồng và roi điện giải tán 200 người biểu tình chống ô nhiễm và đòi bồi thường tại khu công nghiệp Lai Vu thuộc tỉnh Hải Dương. Hãng tin Reuters tường thuật rằng hàng trăm người đã thay phiên nhau biểu tình trong suốt 5 tháng qua. Họ căng lều bạt, chiếm lối vào của một nhà máy dệt tại khu công nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương. Người biểu tình phản đối nạn ô nhiễm môi trường do nhà máy dệt Pacific Crystal Textiles của Hồng Kông gây ra tại địa phương, và đòi đền bù thỏa đáng cho nhà đất ruộng vườn của họ đã bị nhà cầm quyền giải tỏa để xây dựng khu công nghiệp. Video - VOA

Việt Nam dùng vòi rồng giải tán người biểu tình ở Hải Dương

Hình ảnh
Người biểu tình đặt một chiếc quan tài cản lối vào nhà máy dệt Pacific Crystal Textiles, tại khu công nghiệp Lai Vu thuộc tỉnh Hải Dương, 13/7/2017. Ngày 25/9, hơn 500 công an đã dùng vòi rồng và roi điện giải tán 200 người biểu tình chống ô nhiễm và đòi bồi thường tại khu công nghiệp Lai Vu thuộc tỉnh Hải Dương. Hãng tin Reuters tường thuật rằng hàng trăm người đã thay phiên nhau biểu tình trong suốt 5 tháng qua. Họ căng lều bạt, chiếm lối vào của một nhà máy dệt tại khu công nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương. Người biểu tình phản đối nạn ô nhiễm môi trường do nhà máy dệt Pacific Crystal Textiles của Hồng Kông gây ra tại địa phương, và đòi đền bù thỏa đáng cho nhà đất ruộng vườn của họ đã bị nhà cầm quyền giải tỏa để xây dựng khu công nghiệp. Ông Bùi Văn Nguyệt, một người dân đia phương tham gia biểu tình, cho Reuterrs biết vào sáng ngày 25/9, chính quyền tỉnh Hải Dương đã đưa một lực lượng khoảng 500 công an, sử dụng vòi rồng và roi điện, đến giải tán nhóm người b