Bài đăng

Chủ tịch Quang kêu gọi ngăn thông tin ‘độc hại'

Hình ảnh
Chủ tịch Việt Nam tại Hội nghị APEC ở Peru cuối năm 2016. Báo chí trong nước hôm 20/8 đăng tải một bài được cho là do Chủ tịch Trần Đại Quang viết về tình hình an ninh mạng ở Việt Nam, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông. Báo điện tử VietNamNet dẫn bài viết có tựa đề: “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới". Bài viết nhân một dịp kỷ niệm của ngành công an có đoạn nói rằng “các thế lực thù địch và tội phạm mạng   đã sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia”. “ Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; sử dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại; tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước...”, b

Bộ sử Việt Nam mới ‘tôn trọng quá khứ, vì lợi ích quốc gia’

Hình ảnh
Bộ sách sử mới của Việt Nam, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, 8/2017 Bộ sử mới của Việt Nam vừa chính thức ra mắt, được cho là chứa đựng thông tin “chân thực, khách quan” về Việt Nam Cộng hòa, cũng như cuộc chiến tranh với Trung Quốc nổ ra năm 1979. Một nhà sử học đánh giá bộ sử này “tôn trọng quá khứ, vì lợi ích quốc gia”. Báo chí Việt Nam cho hay Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hôm 18/8 đã phát hành rộng rãi trên thị trường bộ sách mang tên Lịch sử Việt Nam dày 10.000 trang, được coi là bộ sử đồ sộ nhất của đất nước từ trước đến nay. Theo lời phó Giáo sư, tiến sĩ Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, được báo chí dẫn lại, bộ sử nói về Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000. Điểm đáng chú ý của bộ sử là nó bổ sung những kết quả nghiên cứu mới nhất của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ông Hải cho biết. Ông Hải nói các nhà nghiên cứu của bộ sách này “muốn phản ảnh chân thực nhất, khách quan nhất, đặc biệt là về chiến tranh biên giới phía bắc”,

Điểm sáng sau thất bại

Hình ảnh
Thomas Edison đã tiến hành thử nghiệm hơn 2.000 chất liệu khác nhau để chế tạo dây bóng đèn. Qua nhiều lần thất bại, phụ tá của Edison than vãn: “Đúng là công cốc. Chúng ta cuối cùng chẳng thu hoạch được gì cả”. Đáp lại lời tuyệt vọng, rất tự tin. Edison nói: “Sao ông lại nói vậy. Chúng ta đã tiến được một đoạn đường xa đấy chứ. Chúng ta cũng học được nhiều điều bổ ích. Giờ đây, chúng ta biết rằng có hơn 2.000 chất sẽ không thể dùng làm dây tóc bóng đèn. Và chúng ta tiếp tục chứ!”. Vấp ngã, thất bại là những điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Đối với  một số người, đó là vực thẳm của sự kết thúc. Nhưng với một tinh thần dũng cảm, dám chấp nhận đối mặt với thử thách thì thất bại có thể là khởi đầu cho một sự cố gắng mới. Điều quan trọng là phải biết rút ra bài học và nhận ra mặt tích cực của vấn đề. [Góc quà tặng cuộc sống] Người thông minh thì không làm việc gì mà không suy nghĩ. [Ngạn ngữ Nga]

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng

Hình ảnh
TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có  hội thảo xây dựng bộ lịch sử  trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình. Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính

Hãy là chính mình

Hình ảnh
Cậu bé đứng tựa vào gốc cây, thì thầm hỏi: “Thần cây ơi ! Hãy chỉ cho con cách nào làm cha mẹ vui lòng mà con vẫn là chính con?’. Thần cây đáp: “Con hãy nhìn ta đây. Cả một đời ta phơi mình trong nắng gió, oằn mình trong giông bão nhưng ta vẫn là ta, vẫn là thân cây tỏa bóng mát cho mọi người. Một người đàn ông tìm đến cây than thở: “Cây ơi, tôi là người bất tài vô dụng. Bao năm trôi qua mà tôi vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Tôi không thể lo cho vợ cho con mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi thật sự đã thất bại”. “Anh hãy nhìn tôi mà xem, cây lên tiếng chia sẻ, tôi chấp nhận tự thay đổi để thích nghi với mọi điều kiện. Vào mùa xuân, tôi khoác lên mình một chiếc áo xanh tươi, đâm chồi nở hoa rực rỡ. Nhưng khi mùa đông lạnh giá kéo về thì tôi ủ rũ, xám xịt với những cành cây khẳng khiu. Đến hè, tôi lại vươn vai tỏa bóng mát xanh um. Và như anh thấy đấy, dù có thay đổi thế nào thì tôi vẫn là tôi, là gốc cây đứng bên vệ đường chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống. [Góc quà

Tăng tốc blogspot- Khắc phục lỗi load chậm khi thêm js của Facebook

Hình ảnh
POSTED ON  20/08/2017 T ăng tốc blogspot- Khắc phục lỗi load chậm khi thêm js của Facebook và khi thêm plugin đặc biệt là plugin trang và plugin bình luận, chỉ cần thêm đoạn này js.async=true; ngay sau đoạn js.id = id; thì tốc độ tải trang sẽ được cải thiện. Cụ thể lúc đầu có dạng: <script> (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s);  js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.7&appId="; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); </script> Đoạn id trên trong bất cứ hình thức nào cũng đều như thế nên các bạn an tâm dùng mã js.async=true;  thêm vào sau nó thành: js.id = id; js.async=true; Và sau khi thêm <script> (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s);  js.id = id; js.async=true; js.

Liều thuốc hy vọng

Hình ảnh
Một buổi sáng, khi đang dùng điểm tâm, tôi vô tình nghe được câu chuyện của hai bác sĩ điều trị ung thư. Một bác sĩ tâm sự: “Anh biết không, tôi thật sự không hiểu nổi. Cả anh và tôi cùng cho bệnh nhân uống một loại thuốc giống nhau, cùng một liều lượng như nhau, cùng một phác đồ điều trị và cùng tiêu chuẩn nhập viện. Vậy mà kết quả của tôi chỉ đạt 22% còn anh lại lên tới 74%. Một kết quả chưa từng thấy đối với bệnh ung thư di căn. Làm thế nào anh có thể thành công được như vậy?”. Vị bác sĩ đồng nghiệp nhẹ nhàng trả lời: “Cả hai chúng ta đều dùng loại  Etoposide, Platinum, Oncovin và Hydroxyurea phải không ? Anh gọi tắt các thuốc này là EPOH. Nhưng tôi lại nói với các bệnh nhân của mình là họ đang dùng loại thuốc HOPE (nghĩa là Hy vọng). Dù hiện thực bệnh tình có đáng buồn đến đâu đi nữa thì tôi luôn nhấn mạnh với các bệnh nhân của mình rằng chỉ với cách nhìn và suy nghĩ tích cực hơn, mọi người sẽ luôn hy vọng chiến thắng được bệnh tật của mình”. [Góc quà tặng cuộc sống]