Bài đăng

Mẫu tự “ST”

Hình ảnh
Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em vì quá đói kém, bần cùng rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST” , có nghĩa là quân trộm cắp (stealer). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó có hỏi anh về ý nghĩa hai chữ "ST” đáng quyền rủa này. Còn người em, anh tự hỏi bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như danh tiếng là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự

Tiếng Việt Cũ-Phương Pháp Mới

Hình ảnh
Bà Nguyễn Ngọc Yến trong buổi ra mắt sách “Tiếng Việt Cũ-Phương Pháp Mới” tại thành phố Annandale, Bắc Virginia, ngảy 21/5/2017. Bà Nguyễn Ngọc Yến, năm nay 83 tuổi, đến Mỹ vào năm 1984, ngoài việc lo cho con cháu bà còn theo học đại học và kết quả bà đậu hai bằng Master, một bằng về văn chương Pháp và một về Giáo dục. Đến năm 1998 bà được Bộ Ngoại giao Mỹ nhận vào dạy tiếng Việt cho các giới chức Mỹ sắp được bổ nhiệm phục vụ tại tòa đại sứ hay các tòa lãnh sự Mỹ ở Việt Nam. Mở Player Bà Yến giải thích lý do tại sao bà soạn bộ sách dạy tiếng Việt này. “Vì những người Mỹ nói ngọng quá và thấy tiếng Việt khó nên tôi cố tìm cách để họ có thể học một cách dễ dàng. Mò mò riết từ năm 1998, 1999, nhưng đến năm 2000 tôi có thể nắm vững tất cả những gì học viên kém cõi nhất, tôi đo được hết rồi và năm 2000 tôi bắt đầu viết bản thảo.” Bà Yến sau đó mang phương pháp mới của bà đến các trường dạy tiếng Việt trong vùng nhưng không ai áp dụng. Bà Yến nói: “Tôi đề nghị dạy phương

RSF lên án Việt Nam vụ tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng

Hình ảnh
Ông Phạm Minh Hoàng hôm 1 tháng 6 cho biết Tổng lãnh sự quán Pháp báo tin cho ông rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký lệnh tước quốc tịch Việt Nam của ông hôm 17 tháng 5. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lên án việc nhà chức trách Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam của nhà đấu tranh dân chủ Phạm Minh Hoàng, người cũng mang quốc tịch Pháp. Giảng viên đại học này hôm 1 tháng 6 đăng một bức tâm thư trên Facebook cho biết ông được Tổng lãnh sự quán Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh mời lên để báo tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký lệnh tước quốc tịch Việt Nam của ông hôm 17 tháng 5, và ông phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Trong bức thư ông Hoàng cũng bày tỏ khát khao được ở lại Việt Nam cùng với gia đình và tiếp tục đấu tranh một cách ôn hòa để giải quyết những vấn đề của đất nước. Sau đó vài ngày ông cho biết ông đã gửi một bức thư đến Đại sứ Pháp ở Hà Nội xin từ bỏ quốc tịch Pháp, thể hiện mạnh mẽ quyết tâm ở lại quê hương. “Chúng tôi lên án quyết

Người Việt “ganh tị” vì Campuchia có bầu cử đa đảng

Hình ảnh
Người dân Campuchia đi bỏ phiếu ở ngoại ô Phnom Penh, 4/6/2017 Nhiều người Việt trong những ngày qua chia sẻ trên mạng xã hội tin tức về cuộc bầu cử đa đảng ở Campuchia, kèm theo là những lời bình tỏ ý ghen tị về việc Việt Nam chưa được như vậy. Các hãng tin quốc tế nói các cuộc bầu cử hội đồng xã ở Campuchia diễn ra hôm 4/6. Tuy kết quả chính thức chỉ được công bố vào cuối tháng này, nhưng thông tin sơ bộ cho thấy Đảng Cứu quốc Campuchia đối lập đã giành được 487 ghế, so với hơn 1.100 ghế của Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hunsen. Đây là bước tiến lớn đối với đảng đối lập. Hồi năm 2012, đảng này chỉ giành vỏn vẹn có 40 ghế. Nhận xét trên mạng xã hội về cuộc bầu cử ở Campuchia, một số người Việt nói người dân Campuchia được lựa chọn giữa những ứng cử viên của các đảng khác nhau, trong khi ở Việt Nam “có duy nhất 1 đảng, bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cũng vậy thôi”. Có người còn tỏ ý nghi ngờ về gian lận bầu cử ở Việt Nam khi viết rằng “‘người ta’ bỏ phiếu dùm dân hết r

Vụ bắt người chống Formosa đến tai quan chức Mỹ

Hình ảnh
Bà Virginia Bennett. Quan chức cấp cao về nhân quyền của Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động xã hội chống Formosa, đồng thời cho biết đã nêu với Hà Nội tên cụ thể của hơn 10 người đang bị tống giam. Mỹ quan ngại về thông tin bắt giữ ông Hoàng Đức Bình và tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép mọi cá nhân quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng hay trong đời thường mà không sợ bị trừng phạt. Bà Virginia Bennett nói. Bà Virginia Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói với VOA Việt Ngữ hôm 6/6, ít ngày sau khi dẫn đầu một phái đoàn của Hoa Kỳ tham dự một cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền ở Hà Nội. Bà nói tiếp: “Mỹ quan ngại về thông tin bắt giữ ông Hoàng Đức Bình và tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép mọi cá nhân quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng hay trong đời thường mà không sợ bị trừng phạt”. Bà Bennett nói tiếp rằng bà đã thúc giục Hà Nội bảo vệ cá

Biết chấp nhận

Hình ảnh
Trường tiểu học nơi Sam học sắp tổ chức Lễ hội mừng ngày thành lập trường. Họ đang dựng một vở nhạc kịch lớn và tổ chức hẳn một cuộc tuyển chọn diễn viên tham gia vở kịch đó. Sam cũng như các bạn trong trường đều rất háo hức tham gia ứng tuyển. Sam rất nghiêm túc chuẩn bị cho buổi tuyển chọn này. Đi học về, cậu đứng trước gương, luyện tập hàng giờ. Sam nói với mẹ rằng cậu chỉ mong nhận được một vai phụ trong vở nhạc kịch của trường. Dù biết con mình không có năng khiếu nhạc kịch và không phải là một gương mặt nổi bật ở trường. mẹ Sam vẫn động viên và ủng hộ con hết mình. Rồi cũng tới ngày diễn ra vòng tuyển chọn. Sam hơi căng thẳng một chút vào buổi sáng đến trường, tuy nhiên, đến cuối ngày khi đi học về, cậu không giấu được vẻ vui mừng và lập tức khoe với mẹ: “Con được cô chọn làm người vỗ tay và reo hò, mẹ ạ”. [Góc quà tặng cuộc sống] Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi

Vì sao TNS McCain thăm ‘di sản cha ông’ ở Cam Ranh?

Hình ảnh
Ông John McCain trong buổi lễ thực hiện thủ tục tái nhập ngũ cho thủy thủ và thăng cấp đại úy cho 3 sĩ quan trên tàu USS John S McCain. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có nhiều duyên nợ với Việt Nam nói rằng việc lên tàu chiến được đặt theo tên cha và ông mình tại cảng chiến lược Cam Ranh mang tính “biểu tượng”. Ông John McCain cùng các thượng nghị sĩ Christopher Coons và John Barrasso thăm các thủy thủ trên tàu khu trục USS John S. McCain lớp Arleigh Burke khi chiến hạm này cập bến cảng tại tỉnh Khánh Hòa hôm 2/6, ít ngày sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Trước sự có mặt của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, trung tá Alfredo J. Sanchez, sĩ quan chỉ huy tàu được trang bị tên lửa dẫn đường, nói rằng “chính sự chuyên nghiệp và tinh thần cống hiến, luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng, của các thủy thủ đã mang lại sức sống cho Big Bad John (biệt danh của tàu USS John S. McCain) và thể hiện di sản của cha ông ngài Thượng nghị sĩ Jo