Bài đăng

Cắt chế độ xe công là ‘cú hích’ cải cách

Hình ảnh
Ước tính chi phí “nuôi” một chiếc ô tô công khoảng 300 triệu đồng/năm, chưa kể đội ngũ lái xe hùng hậu và hàng loạt các chi phí khác đi kèm. Một số lãnh đạo Việt Nam sắp bị cắt chế độ xe công đưa đón mỗi ngày và chuyển sang hình thức khoán kinh phí, theo nội dung văn bản của Văn phòng Chính phủ công bố hôm 29/3. Theo văn bản này, các lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 (tương đương với chức thứ trưởng) sẽ được khoán xe ô tô đưa đón từ nhà đến sở làm, thay vì được hưởng chế độ xe công mang biển số xanh, phục vụ riêng như trước. Một chuyên gia về Chính sách công của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, giải thích thêm về chế độ đãi ngộ quan chức này: “Tiêu chuẩn là từ thứ trưởng trở lên, thí dụ như trong bộ máy công quyền, thì có chế độ xe đưa đón. Bao nhiêu thứ trưởng thì sẽ có chừng ấy xe. Rồi còn bộ trưởng và những chức vụ tương đương của các ban ngành khác. Rồi ở tỉnh, các lãnh đạo tỉnh như Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, bí thư… những chức danh

Đạo luật chế tài vi phạm nhân quyền sẽ áp dụng thế nào với Việt Nam?

Hình ảnh
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy Ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS). Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) hôm 17/3 đã hoàn tất và đệ trình danh sách 168 tổ chức, cá nhân kể cả quan chức, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để áp dụng các chế tài trừng phạt theo Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Đạo luật được thông qua bởi cựu Tổng thống Barack Obama (23/12/2016) quy định các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là đã tham gia các hoạt động tham nhũng hay vi phạm nhân quyền. Theo luật này, một số các Ủy ban của Hạ và Thượng Viện (bên lập pháp), hay bộ phận chuyên trách dân chủ, nhân Quyền và lao Động trong Bộ Ngoại Giao (bên hành pháp) đều có thể lập ra danh sách đề nghị chế tài. Nếu đề nghị được chấp thuận thì những cá nhân hay tổ chức có tên trong “sổ đen” sẽ bị đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ cũng như bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Danh sách BPSOS vừa hoàn

Giải thưởng của Mỹ ‘động viên tinh thần’ người Việt

Hình ảnh
Blogger Mẹ Nấm. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3 tôn vinh “sự dũng cảm” của blogger Mẹ Nấm với giải thưởng mà Việt Nam từng nói là “sai trái”, nhưng lại được giới hoạt động người Việt, nhất là nữ giới, coi là “một sự động viên tinh thần”. Nhà hoạt động xã hội với tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện bị giam giữ ở trong nước, được trao vắng mặt “Giải thưởng dành cho phụ nữ quốc tế can đảm” tại một buổi lễ với sự tham gia của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump. Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tham dự lễ trao giải. Người phụ nữ có hai con nhỏ ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, được Mỹ công nhận “sự dũng cảm vì nêu lên các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng dẫn tới sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và quyền cơ bản của con người, cũng như là một tiếng nói đại diện cho quyền tự do biểu đạt”. Bà Quỳnh được vinh danh gần sáu tháng sau khi bà bị khởi tố và bắt giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội danh mà chính phủ Mỹ và nhiều

Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 'Phụ nữ Can đảm'

Hình ảnh
Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị Thomas A. Shannon hôm nay, 29/3, sẽ trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 cho một số phụ nữ đến từ nhiều nước trên thế giới tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong số các phụ nữ được vinh danh, có Blogger Mẹ Nấm của Việt Nam và 12 phụ nữ khác. Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28/3 cho biết từ khi Giải “Phụ nữ Can đảm Quốc tế” được thành lập vào năm 2007, Ngoại trưởng Mỹ đã vinh danh nhiều phụ nữ can trường trên toàn cầu, những người đã thể hiện lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo trong các nỗ lực vận động cho nhân quyền, bình đẳng giới và quyền phụ nữ. Giải này đặc biệt vinh danh những phụ nữ từng bị tống giam, tra tấn, bị đe dọa tới tính mạng hoặc chịu tổn thương nghiêm trọng vì đã đứng lên đấu tranh cho công lý, nhân quyền và pháp quyền.” Thông báo của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có đoạn viết: "Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ vinh danh bà Nguyễn Ngọc Như

Sông Mekong, sự trường tồn dân tộc và ICC

Hình ảnh
GS TS Luật Nguyễn Vân Nam Ý kiến nói rằng đưa vụ sông Mê Kông ra Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là cơ hội duy nhất để dân tộc Việt vẫn còn mảnh đất hình chữ S có thể sống được và để chúng ta có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không phải Trung Quốc. Một dân tộc chỉ có thể nghĩ đến trường tồn, khi tối thiểu có được hai điều kiện căn bản: (1) một lãnh thổ có thể ở và sinh sống được; (2) một quốc gia không bị lệ thuộc. Trong thời đại Toàn cầu hóa, chủ quyền quốc gia đã trở thành một khái niệm có tính tương đối do sự đan quyện chặt chẽ của các Nhà nước quốc gia. Nhưng trong sự đan quyện ấy, mỗi quốc gia phải bảo đảm được quyền bình đằng, nhất định không thể trở thành lệ thuộc. Con người không thể sống tại một môi trường, trong đó các điều kiện cơ bản tối thiểu cho cuộc sống sinh học bị hủy hoại. Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một môi trường như vậy. Hàng loạt dự án đầu tư công nghệ bẩn với khả năng hủy hoại môi trường cao nhất, đã, đang và sẽ dồn dập đổ vào Việt Nam. K

Truyền hình vệ tinh VOA 29/3/2017

Tình tiết mới trong vụ bé gái Việt bị sát hại ở Nhật. Việt Nam xác nhận công dân tử vong trong trại nhập cư ở Nhật. Trung Quốc có thể triển khai chiến đấu cơ ra đảo nhân tạo bất cứ lúc nào. Thi thể Kim Jong Nam vẫn ở Kuala Lumpur trong khi Malaysia thương lượng với BTT. Bảo vệ di dân bất hợp pháp sẽ bị cắt tài trợ? VOA

Làm thế nào để Thủ tướng Phúc được ‘thăm Mỹ’ nhanh nhất?

Năm 2017 đã “mở hàng” đối ngoại Việt Nam bằng những “tâm tư lạ” và chưa có tiền lệ. Tháng Ba năm 2017, đột nhiên xảy ra một động tác “bắn tiếng” chưa từng có tiền lệ: trang Facebook của chính phủ Việt Nam đăng tải những thông tin về ý nguyện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “sẵn sàng đi thăm Mỹ”. Trước đó vào tháng Hai, nhân vụ nữ sát thủ mang hộ chiếu Việt là Đoàn Thị Hương bị bắt ở Malaysia, lần đầu tiên Bộ trưởng công an Tô Lâm đã “chiếu cố” trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) - một hãng truyền thông mà báo đảng ở Việt Nam thỉnh thoảng vẫn xem là “đài địch”. Trả lời không chỉ một lần mà đến hai lần, sau đó Tô Lâm còn trả lời phỏng vấn cả đài BBC, khiến một số quan chức cấp thứ trưởng ngoại giao cũng không còn quá e dè với “đài địch” nữa. Còn trước đó nữa - tháng Giêng, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là Hữu Thỉnh bất ngờ thông báo “sẽ mời tất cả các nhà văn hải ngoại về dự “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” vào dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng Ba âm lịch”.