Bài đăng

Học giả Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết PCA

Hình ảnh
BẮC KINH ( CTM Media ) – Trong khi nhà cầm quyền Trung cộng và đa phần dư luận tại nước này có những phản ứng hết sức hung hăng, phớt lờ phán quyết và tiếp tục hành động bất chấp luật pháp quốc tế, thì một học giả nổi tiếng của Trung quốc là ông Lý Lệnh Hoa vừa có bài viết kêu gọi nước này phải nghiêm túc đối diện phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông. Trong bài viết, học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng ở Biển Đông đang tồn tại hiện trạng mâu thuẫn bấy lâu, khác với những tuyên bố của giới chuyên gia diều hâu Trung cộng rằng “không tồn tại tranh chấp mà chỉ do những nước khác gây chuyện”. Ông Hoa cho rằng mấy chục năm qua, mâu thuẫn giữa các nước tranh chấp về chủ quyền trên khu vực bãi cạn Scarborough và chủ quyền về biên giới biển vẫn luôn tồn tại rõ rệt. Các quốc gia ở khu vực đều là những nước tiếp giáp biển, mâu thuẫn tranh chấp nếu kéo dài, đấu tranh không ngưng nghỉ sẽ gây bất lợi cho phát triển kinh tế và mối quan hệ ngoại giao. Từ đó, ông thẳng thắn cho rằng Trung

Phải cảm ơn Formosa

Hình ảnh
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn FORMOSA Đài Loan. T rong quá trình đầu tư của Formosa Hà Tĩnh tại Vũng Áng, nhà đầu tư Formosa đã nhận được những ưu đãi vô cùng lớn từ nhà nước Việt nam. Đó là thủ tục cấp giấy phép đầu tư nhanh nhất, với các chính sách hỗ trợ ở mức cao nhất, thậm chí vượt khung quy định, đây là điều chưa từng có trong tiền lệ. Dư luận xã hội đã phải đặt câu hỏi: vì sao nhà nước Việt nam lại dành cho nhà đầu tư Đài Loan những ưu đãi đặc biệt như vậy và nhằm mục đích gì? Cũng như việc Chính phủ Việt Nam đã vội vã chấp nhận lời xin lỗi và đồng ý nhận số tiền 500 triệu USD từ thủ phạm trong khi chưa điều tra, thống kê đầy đủ các thiệt hại, cũng như không khởi tố vụ án hủy hoại môi trường nghiêm trọng này là một sự vội vàng rất đáng ngờ. Đó là những dấu hiệu cho thấy có sự cấu kết, thông đồng giữa đại diện nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành đối với Formosa Hà tĩnh và đây là các hành vi có tổ chức, thực hiện theo một chính sách cụ t

Tiếng thở dài của người dân Cồn Sẻ

Hình ảnh
Cá chết, ghe thuyền nằm bãi. 500 triệu USD cùng một lời “xin lỗi” chứ chưa nhận tội là cái giá rất bèo so với những hệ quả mà người dân phải gánh chịu từ hành động xả độc tố ra biển của tập đoàn Formosa. Hàng triệu ngư dân, thương nhân kinh doanh thủy hải sản, những người làm dịch vụ nhà hàng, du lịch, khách sạn ở miền Trung sẽ mất kế sinh nhai trong hàng chục năm trời. Chúng tôi về đến Cồn Sẻ (Quảng Bình), một trong 4 tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trong vụ cá chết dạt trắng bờ vừa đúng nhá nhem tối. Ấn tượng về những người dân tụm năm tụm bảy nhìn xa xăm ra biển, những đứa trẻ nhếch nhác xây lâu đài cát ven bờ có lẽ là những hình ảnh mãi in đậm trong tâm trí chúng tôi. Kể từ thời điểm cá chết cho đến nay, hàng chục con tàu lớn, nhỏ trong thôn phải nằm phơi nắng, phơi sương vì số lượng cá đánh bắt được ngày càng ít. Mặt khác người dân không dám mua cá về ăn do sợ cá nhiễm độc. Thậm chí nhiều chuyến đi biển về còn bị thua lỗ. Dù vậy, ngư dân vẫn phải ti

Kiện Trung Quốc trên biển Đông: Khẳng định chủ quyền là làm gì?

Hình ảnh
Tòa trọng tài thường trực PCA ở The Hague, Hà Lan P hilippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa Thường trực Quốc Tế (Permanent Court of Arbitration) từ tháng Giêng 2013, và cho đến ngày 12 tháng 7 2016, Tòa Thường trực đã ra phán quyết cuối cùng cho vụ kiện. Đã có tất cả 15 vấn đề pháp lý và 3 vấn đề pháp lý bổ sung về những tranh chấp trên biển Đông mà phía Philippines đã yêu cầu Tòa Trọng Tài đưa ra phán quyết. Đoàn Nhã An Việt Nam nên kiện vì điều gì? Trong đó, Philippines đã có hai yêu cầu pháp lý, số 10 và số 13, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ ngư dân và các chiến sỹ hải quân của họ đang làm nhiệm vụ ở các đảo và bãi đá nằm trong vùng biển tranh chấp Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham). Qua đó, chính phủ Philippines đã cho thấy việc họ tiến hành các thủ tục pháp lý ở biển Đông không đơn thuần là vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên tư cách quốc gia với Trung Quốc, mà đó còn là những động thái rõ ràng và chính thức nhằm bảo vệ an nguy và sinh kế trên biển Đông cho người

Trò chơi dối trá của Trung Quốc ở Biển Đông bị giáng một đòn mạnh

Hình ảnh
C ơ sở của vấn đề pháp lý của Chế độ Trung Cộng và chiến lược để khai thác Biển Đông là dựa trên một chủ quyền lịch sử mang tính giả tưởng – và vào ngày 12 tháng 7, một Tòa trọng tài ở La Hay đã tuyên bố rằng cơ sở này là sai. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng đáp trả. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi quyết định của Tòa trọng tài là “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc” và tuyên bố rằng họ “không chấp nhận hay công nhận nó”. Bất chấp những sự ồn ào phát đi từ Bắc Kinh, ĐCSTQ đã mất đi kênh chính của nó để tuyên truyền và cơ hội tốt nhất để thiết lập một nền tảng lý luận cho vị thế của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu về Asian tại tổ chức Heritage Foundation [Một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ] thì “quan trọng là cần nhìn nhận rằng vấn đề này chưa kết thúc đâu”. Các tàu nạo vét của Trung Quốc làm việc trên công trường của các đảo nhân tạo (Reuter) Một c

Truyền hình vệ tinh VOA 22/7/2016

Việt Nam làm rõ vụ ‘chèn sóng tiếng Trung ở Đà Nẵng’; Sài Gòn ‘đối phó’ với du khách Trung Quốc; Người Trung Quốc ‘đập iPhone’ sau phán quyết biển Đông; Phe đối lập Malta đòi làm rõ vụ hộ chiếu nữ dân biểu Việt Nam; Hong Kong kết tội 3 thủ lĩnh phong trào ‘bất tuân dân sự’; Tổng thống Hàn Quốc bảo vệ quyết định phòng thủ tên lửa; Tỷ phú Trump phát biểu chấp thuận đề cử ứng viên tổng thống.

Bà Kim Ngân tuyên thệ lần hai

Hình ảnh
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khoá XIV sáng 22/7, sau khi được Quốc hội bầu với số phiếu 97,77%%. Trước đó hôm 31/3, bà Kim Ngân cũng đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội vào cuối kỳ khóa XIII, trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc tuyên thệ nhậm chức hai lần như vậy đã tạo ra một số dư luận cho rằng Đảng Cộng sản cầm quyền cần xem lại quy trình chuyển tiếp quyền lực trong Đảng, chức danh Nhà nước. Trong ngày 22/7, bốn Phó chủ tịch Quốc hội gồm bà Tòng Thị Phóng, ông Đỗ Bá Tỵ, ông Phùng Quốc Hiển, ông Uông Chu Lưu cũng tái đắc cử. Theo truyền thông trong nước, buổi tuyên thệ lần hai ngày 22/7 có điểm khác so với lần đầu là toàn thể hội trường đã đứng trang nghiêm chứng kiến, thay vì ngồi tại chỗ thoải mái quay phim chụp ảnh. Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội được bầu ngày 22/7 Ông Hà Ngọc Chiến được 487 ph