Bài đăng

Trung Quốc gấp rút xây thêm 2 hải đăng ở Trường Sa

Hình ảnh
Tàu nạo vét của Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Đá Chữ Thập ở Trường Sa ngày 21/5/2015. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần này loan tin 2 hải đăng mới sẽ được đặt trên Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn. Trung Quốc đang ráo riết hoàn tất thêm 2 ngọn hải đăng ở Trường Sa trước cuối năm nay, tiếp tục công tác thiết đặt các cơ sở, công trình trên quần đảo có tranh chấp với Việt Nam để xác quyết chủ quyền. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần này loan tin 2 hải đăng mới sẽ được đặt trên Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn. Trong đó, ngọn hải đăng trên mũi cực đông của Đá Vành Khăn sẽ là công trình cao nhất ở Trường Sa, với độ cao 60 mét. Bắc Kinh nói cơ sở hạ tầng đang xây cất ở Biển Đông mang mục đích dân sự, giúp tàu bè tránh va chạm các bãi đá và hỗ trợ ngư dân. Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại rằng thiết đặt hải đăng chính là nét phác họa vĩnh cửu về sự hiện diện, chiếm đóng và chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực. Hiện Trung Quốc đang vận hành 3 hải đăng trên các đảo nhân tạo Bắc K

Liệu vụ cá chết sẽ “chìm xuồng”? [phần 1]

Hình ảnh
Cá chết ở bờ biển huyện Quảng Trạch, Quảng Bình hôm 20/4/2016 Hơn 2 tháng qua, kể từ ngày con cá đầu tiên chết dạt vào bờ biển miền Trung, người dân vẫn chưa có câu trả lời về nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển và cá chết do đâu. Truyền thông bị kìm kẹp trong việc đưa tin, tin nhắn điện thoại bị chặn những từ khoá như "formosa", "cá chết", "Vũng Áng",..Đời sống người dân ven biển miền Trung hiện đang khó khăn từng ngày và hàng triệu người tiêu dùng bị ảnh hưởng,ngành du lịch thất thu, ngành xuất khẩu thuỷ - hải sản có nguy cơ bị đe doạ. Vì thế, câu chuyện cá chết liệu có bị “chìm xuồng” như muôn ngàn câu chuyện đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam hay không là suy nghĩ của nhiều người dân. Để hiểu rõ hơn, xin quý vị theo dõi chia sẻ của các bạn khách mời hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam trong diễn đàn bạn trẻ kỳ này: Hậu quả  sẽ là gì ? Chân Như:  Với những gì đang diễn ra hiện nay, theo các bạn sự việc cá chết và ô nhiễm biển miền Tru

Trên thù hận không thể gieo hạt giống tương lai

Hình ảnh
ÔngThomas Kean (trái) và ông Bob Kerrey (phải) chụp tại Đại học New School ở New York ngày 18 tháng 5 năm 2004. Thư cho người bạn trẻ, Khi bạn hỏi tôi về sự kiện liên quan đến ông Bob Kerrey, tôi nghĩ mình phải trình bày dài hơn dự định. Việc cựu quân nhân Bob Kerrey có trở thành người đứng đầu của trường ĐH Fulbright VN (FUV) hay không, hôm nay chắc đã không còn là điều quan trọng nữa rồi. Những cuộc tranh luận gay gắt từ phía chống và phía thuận, đang cho thấy một Việt Nam đang bị xâu xé bằng ý thức hệ ngay trên thân thể của mình. Những mất mát và đau thương và chính Nhà nước Việt Nam sau 1975 vẫn luôn kêu gọi hãy khép lại, mở ra một chương mới hòa bình, đang bị một nhóm người mở lại, rạch ra: Không ai không thấy đang có một cuộc nội chiến khác còn ghê sợ hơn cả cuộc chiến 20 năm Bắc-Nam Việt Nam. Vết thương chưa bao giờ lành, nhưng đó không phải là vết thương của bên ngoài mang đến, mà vết thương của tự mình cào cấu. Ngôn ngữ của những người chống việc ông Bob Kerrey l

Thù hận: Chiến tranh dường như chưa chấm dứt

Hình ảnh
Ông Bob Kerrey (thứ hai từ phải sang) tại Lễ trao quyết định thành lập Đại học Fullbright Việt Nam ngày 25/5/2016 ở TPHCM. Photo courtesy of fetp.edu.vn Bao giờ hết hận thù? Báo chí chính thức do nhà nước quản lý ở Việt Nam đã dấy lên một cuộc tranh luận nóng bỏng, sau khi bà Tôn Nữ Thị Ninh một nhà trí thức nổi tiếng, từng giữ các trọng trách về đối ngoại trong Quốc hội và Chính phủ, đã phản bác một cách đầy hận thù việc ông Bob Kerrey giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam. Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Bob Kerrey là một người có quá khứ nặng nề trong chiến tranh Việt Nam và như lời bà viết nguyên văn “lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey” để giao nhiệm vụ này. Phải chăng 4 thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, hai quốc gia Mỹ Việt đã bình thường hóa quan hệ một cách toàn diện, nhưng hận thù vẫn còn nằm sâu trong tâm thức những người Việt Nam mà bà Tôn Nữ Thị Ninh là một đại diện. Trên các báo điện tử gọi là lề phải ở Việt Nam, đa s

Bản tin truyền hình sáng 10.6.2016

Tại sao phải bưng bít thông tin?

Hình ảnh
Ảnh minh họa bàn phím với mắt kính có phản chiếu biểu tượng facebook. Bưng bít thông tin là nguyên tắc của chính phủ Việt Nam nhằm che giấu những gì mà nhà nước không muốn người dân biết đến. Việc bưng bít này có lợi hay hại đối với quyền được biết của người dân? Vào lúc 18 giờ 30 ngày 6 tháng 5 năm 2016 báo Dân Trí Online có bài của phóng viên Thế Kha mang tựa: “Bộ Tài nguyên - Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải”, chỉ hai giờ sau bài báo đã bị gỡ xuống nhưng cư dân mạng đã kịp thời lấy xuống nguyên văn bài báo quan trọng này. Bài báo tiết lộ lời của ông Lương Duy Hanh Phó trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tại Formosa, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường đã trả lời Dân Trí về những kết quả điều tra bước đầu rằng chính ông Phó Tổng giám đốc Formosa thừa nhận: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng. Thứ hai nữa, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt

Chuyện làm từ thiện ở Việt Nam - Cuộc Sống Quanh Ta 09-06-2016

Làm từ thiện vì mục đích gì? Chuyện làm từ thiện ở Việt Nam.