Bài đăng

‘Bắt Trung Quốc’: Việt Nam đóng kịch hay bắt đầu cứng rắn?

Hình ảnh
Tàu chở dầu của Trung Quốc bị bắt giữ vì xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam Trùng với ngày Cá Tháng Tư năm 2016, lực lượng hải quân “quân với dân như cá với nước” bất chợt lóe sáng: rất có thể là lần đầu tiên, họ đủ can đảm bắt giữ một tàu Trung Quốc. Vụ việc này xảy ra vào đêm 1/4. Sang ngày 2/4/2016, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng thậm chí còn tổ chức họp báo và loan tải việc cơ quan  này  đang tạm giữ một tàu chở dầu của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam tại khu vực biển Vịnh Bắc Bộ. Đơn vị tiến hành áp tải được nêu rõ là Biên đội 1 thuộc Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Hải Phòng. Sự vụ không còn nằm trong vòng thầm lặng. Một khi báo chí nhà nước được bật đèn xanh đăng tải rộng rãi tin này cùng những cuộc phỏng vấn nhấn mạnh “sẽ xử lý bất cứ tàu nào xâm phạm lãnh hải”, có thể hình dung một khả năng: sau nhiều năm cúi đầu không dám hé môi than thở, cuối cùng Việt Nam có vẻ hết chịu nổi những đòn tấn công hèn hạ và dai như đỉa đói của tàu cá và h

Cảm ơn truyền thông và pháp luật nước ngoài

Hình ảnh
Ảnh minh họa: Trẻ em Việt Nam tại Hà Nội. Cuối tháng 3 đầu tháng 4 có 2 sự kiện chính rất có thể trở thành “sự kiện quốc gia” năm 2016: đó là thông tin về vụ việc nghệ sĩ hài Minh Béo bị khởi tố tại Mỹ với tội danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, và cơn bão mạnh mẽ đến từ Hàn Quốc làm mê mẩn giới trẻ Việt với bộ phim  Hậu duệ mặt trời . Hai sự kiện tôi vừa nhắc đến chả liên quan gì đến nhau, nhưng có một tác động không hề nhỏ trong việc “đánh thức” ý niệm về những vấn đề tiềm ẩn và nhạy cảm ở Việt Nam mà trước giờ rất ít người để tâm đến. Ngay sau vụ việc của Minh Béo, trên các mặt báo bắt đầu tràn ngập hàng loạt các bài viết về vấn đề xâm hại, lợi dụng trẻ em. Các bài báo phê phán kịch liệt xuất hiện liên tục, các kiến thức được phổ cập hàng ngày trên trang tin gia đình trẻ em cùng những phương pháp để nhận biết, phòng tránh dành cho các ông bố bà mẹ cũng được khai thác hết sức triệt để. Có một video của UNICEF về kiến thức căn bản về nan đề này tôi đã đượ

Việt Nam 'sẽ không chấp nhận đối lập'

Hình ảnh
Xã hội dân sự đang ngày càng mạnh lên ở Việt Nam Một chuyên gia phân tích chính trị nói dù Việt Nam đang cởi mở hơn về chính trị nhưng sẽ không có chỗ cho một phe đối lập. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ trường Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Queensland (Úc) nói Việt Nam đang sử dụng chế độ “chuyên chế linh hoạt” để giảm bớt “áp lực” nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ chấp nhận sự đối lập chính trị. Trao đổi với BBC Tiếng Việt bên lề Hội thảo bàn về Việt Nam sau 30 năm Đổi Mới tại Singapore, ông Hải nói: "Vai trò của xã hội dân sự [vốn đang ngày càng mạnh hơn] sẽ ngày càng được khẳng định. Bản thân với những gì đang xảy ra, tôi cho rằng đó là xã hội Việt Nam đang ngày càng đa nguyên hơn. "Như việc nhiều người tự ứng cử vừa rồi, nếu nhìn ở góc độ xã hội dân sự thì chính là sự phát triển của xã hội dân sự. Người ta đang làm như vậy rồi, và đó là tốt. "Còn ảnh hưởng của xã hội dân sự với việc xây dựng pháp luật, đối với chính trị,

Thủ tướng Việt Nam trình danh sách nhân sự

Hình ảnh
       Đại tướng Ngô Xuân Lịch Tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào chiều 8/4 đã trình nhân sự để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhiều thành viên Chính phủ. Thủ tướng Việt Nam đã đề cử ba phó thủ tướng: Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án TANDTC; Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Trịnh Đình Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ba người này được xem xét để thay thế các ông Nguyễn Xuân Phúc (tân Thủ tướng), Vũ Văn Ninh (miễn nhiệm) và Hoàng Trung Hải (Bí thư Hà Nội). Theo Lê Quỳnh, trưởng ban BBC Tiếng Việt, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng là một ứng viên phó thủ tướng. Tuy vậy, việc giới thiệu ông Cao Đức Phát còn phải chờ Quốc hội khóa mới sửa luật tổ chức chính phủ cho phép sửa đổi số lượng cấp phó. Ông Nguyễn Văn Bình, người rời chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dự kiến sẽ làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Danh sách đề cử: Bộ trưởng quốc phòng: Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch Ông Nguyễn Văn Bình dự kiến sẽ chuyển s

Đánh giá 'Tứ trụ Việt Nam'

Hình ảnh
Tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội khóa 13. Bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, thường được gọi là “tứ trụ”, nhận được đánh giá khác nhau của các khách mời BBC. Các chuyên gia, nhà quan sát trong ngoài Việt Nam tham gia Bàn tròn Thứ Năm của BBC ngày 7/4 trong bối cảnh Việt Nam tiến hành chuyển giao lãnh đạo. Kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 13 đã bầu tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, dựa theo danh sách giới thiệu của Đảng Cộng sản cầm quyền. Chủ tịch Quốc hội mới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng. Chủ tịch nước là Đại tướng công an Trần Đại Quang, thay ông Trương Tấn Sang. Gương mặt sẽ lãnh đạo chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, thay ông Nguyễn Tấn Dũng. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Hoa Kỳ: Về ông Trương Tấn Sang, cựu Chủ tịch nước, tôi trực tiếp được nghe ông ấy nói chuyện tại CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Hoa Kỳ),

Tin tức nổi bật ngày 07.04.2016

1 phút điểm qua các tin tức đáng chú ý trong ngày:

Lời hứa chống tham nhũng của tân Thủ tướng bị nghi ngờ

Hình ảnh
Ông Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Việt Nam vào sáng hôm nay, mùng 7 tháng 4 năm 2 016. Sáng 7 tháng 4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Việt Nam trong đó có cam kết đẩy mạnh sự nghiệp chống tham nhũng. Vấn nạn tham nhũng Đứng trước Quốc hội Việt Nam, trong lời tuyên thệ nhậm chức của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đoạn “Nguyện nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền". Những chủ đề gắn liền nhau tạo thành một gánh nặng không nhỏ cho vị Thủ tướng mới trong đó vấn đề chống tham nhũng có lẽ khó khăn và nan giải vào bậc nhất đang thử thách trong 5 năm sắp tới suốt nhiệm kỳ của ông. Người dân trong và ngoài nước không lạ gì tới vấn đề tham nhũng của Việt Nam. Tham nhũng là cái gai không thể nhổ bỏ và