Bài đăng

Về chiến thuật trì hoãn, chây ỳ

Hình ảnh
Quốc hội Việt Nam. Ở nhiều nước dân chủ chưa thuần thục, mới đạt dân chủ mức sơ khai hoặc dân chủ chưa đầy đủ, bộ máy Nhà nước thường dùng các thủ thuật để vi phạm hiến pháp, trong đó chiến thuật trì hoãn và chây ỳ là phổ biến nhất. Chiến thuật đó thể hiện trong ý định cố tình trì hoãn việc soạn thảo các đạo luật để cụ thể hóa các quyền công dân ghi trong hiến pháp, làm cho các điều khoản trong hiến pháp không được hoặc rất chậm trễ đưa vào cuộc sống xã hội, làm cho nhiều điều ghi trong hiến pháp nằm chết trên giấy, cứ bị treo lơ lửng chỉ như đồ trang sức. Chiến thuật trì hoãn chây ỳ như thế có thể kéo dài từ năm này qua năm khác, từ khóa quốc hội này qua các khóa tiếp theo, ở Việt Nam có những sự trì hoãn kéo dài 70 năm, kể từ bản Hiến pháp 1946, hay trì hoãn 34 năm kể từ bản Hiến pháp 1992. Lãnh đạo đảng cộng sản đã lợi dụng dân trí Việt Nam thấp, am hiểu về hiến pháp, quốc hội, quyền dân chủ còn sơ sài, thông tin báo chí hầu hết trong tay đảng, đại biểu quốc hội 90 % là đả

Cưới chạy tang?

Hình ảnh
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ khai mạc đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016. Có vẻ như thế lực theo phe Bắc thuộc đang có một mưu đồ nham hiểm dù vi phạm Hiến pháp: đó là thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực sớm sủa, trước khi Quốc hội mới được bầu vào ngày 22/5 sắp tới. Đây là một chủ trương liều lĩnh của Bộ Chính trị, trước hết là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của ông ta, sau thành quả tại Đại hội đảng XII. Nhóm này rất chủ quan tưởng rằng tại Hội nghị Trung ương 14 họ đã thắng lợi, ngay sau đó họ lại thắng dễ dàng hơn tại Đại hội XII, thì lần này sẽ không có khó khăn gì. Đây là thói kiêu ngạo, chủ quan, duy ý chí đã thành nếp trong lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), không coi dư luận nhân dân, dư luận quốc tế ra gì, bất chấp cả việc họ có thể vấp phải sự e ngại và không đồng tình của đông đảo đảng viên và một số đại biểu Quốc hội có lương tri. Ban thường vụ Quốc hội vừa cho biết phiên họp cuối 23/3 tới sẽ “kiện toàn một số chức

Những con số trong tuần 08-03-2016

Hình ảnh
Các dữ liệu về kinh tế, xã hội đáng chú ý tại Việt Nam

Nợ vượt trần, bội chi quá giới hạn

Hình ảnh
Bảng quảng cáo bán các căn hộ ở ngoại ô Hà Nội hôm 4/10/2013 Trước khi mãn nhiệm kỳ trong vài tháng sắp tới, chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo lần đầu tiên nhìn nhận nợ chính phủ, cũng như bội chi ngân sách năm 2015 đã vượt giới hạn mà Quốc hội cho phép. Nếu như ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 như xếp đặt của Đại hội đảng lần thứ 12 vừa qua, thì ông Phúc và chính phủ mới sẽ tiếp nhận di sản nợ nần đầy bi quan do chính phủ nhiệm kỳ trước để lại. Thật ra ông Phúc trong vai trò Phó Thủ tướng và trước đó là Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, thì ông cũng chẳng là người ngoài cuộc trong hai nhiệm kỳ 10 năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trả lời chúng tôi vào tối 3/8/2016, TS Huỳnh Thế Du chuyên gia về chính sách công của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định: Mất cân đối ngân sách rất là nghiêm trọng và chi tiêu thường xuyên của bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp chiếm tới 70% tổng số chi ngân sách và số nợ công tăng lên. - TS Lê Đ

7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 05.03.2016

Hình ảnh
Tổng kết những sự kiện đáng chú ý tại Việt Nam và trên thế giới:

Giữ đất – “Bác Hồ” hết thiêng

Hình ảnh
Người dân Ninh Hiệp lập bàn thờ 'Bác Hồ' để phản đối chính quyền. Hãy cứu dân Đó là một trưa nắng cách đây ngót nghét mười lăm năm, trên đường đi học về, tôi bắt gặp một đám đông công an, bộ đội vây quanh nhà cô Sáu tật nguyền bán vé số trong xóm. Cô Sáu ngồi xe lăn hay cười đùa thường ngày hôm đó thật khác lạ. Mắt sục ngầu giận dữ, một tay cầm rựa, tay kia giơ cao bằng khen có công cách mạng, cạnh bé gái con cô đang cầm chân dung 'Bác Hồ', la hét phản đối đoàn cưỡng chế đất nhà cô. Đấy là lần đầu tiên tôi thấy ảnh 'Bác Hồ' được dùng với mục đích như thế. Bẵng đi một thời gian dài, chỉ khi ra Hà Nội học, tôi mới nhìn thấy lại cảnh hàng đoàn người – sau này sẽ được gọi là dân oan - giơ cao ảnh 'Bác Hồ' qua lại những khu vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp dân, Bộ Tài nguyên – Môi trường… Thời đấy, thông điệp chính vẫn là “Đảng ơi, Chính phủ ơi, hoặc ,Thủ tướng X, Chủ tịch nước Y, Tổng Bí thư Z ơi, cứu lấy dân”. Theo

Ngày 8 tháng 3 và thân phận người phụ nữ

Hình ảnh
Một phụ nữ Việt Nam đi ngang bến tàu ở Sông Thu Bồn, Hội An, Việt Nam Hiện nay, trên thế giới gồm hai trăm lẻ tư quốc gia, chỉ có hai mươi tám quốc gia tổ chức rầm rộ ngày Quốc tế Phụ nữ. Những quốc gia này có thể khác nhau về thể chế chính trị nhưng có một điểm chung, đó là những quốc gia độc tài và người phụ nữ chịu những thiệt thòi, bất công và áp bức nặng nề nhất trong lịch sử phát triển loài người. Và khi thế giới tiến bộ đã tẩy chay một cách tuyệt đối đối với ngày 8 tháng 3 thì những quốc gia độc tài vẫn dùng ngày 8 tháng 3 như một thứ vũ khí tuyên truyền hiệu dụng nhất. Vậy những nước tổ chức ngày 8 tháng 3 này là những nước nào? Và vì sao cho đến bây giờ nó vẫn coi trọng ngày này? Ai là người đã ấn định ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ? Hiện tại, hai mươi tám quốc gia vẫn còn xem ngày 8 tháng 3 là một quốc lễ hoặc ngày trọng đại gồm: Afghanistan, Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Cambodia, China , Cuba, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhst