Bài đăng

Việt Nam không có dân cử, dân bầu – Chỉ có Đảng cử, Đảng bầu

Hình ảnh
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trao đổi với truyền thông sau buổi lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc, ngày 28/1/2016. Trong buổi họp báo ngày kết thúc Đại hội XII của đảng CSVN Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN. Theo ông, đó là một chế độ “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu ra những người lãnh đạo cao nhất nước “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng” . Nhưng sự thật là như thế nào? I/- Việt Nam không có dân cử, dân bầu Việt Nam không có dân cử, dân bầu, vì không có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Nghĩa là một chế độ trong đó người dân được quyền chọn lựa, thông qua một quốc hội lập hiến gồm những đại biểu do người dân bầu ra qua phổ thông bầu phiếu tự do, trưc tiếp và kín. Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo ra một bản hiến pháp thiết định c

Đề nghị Đảng CSVN tranh luận công khai với các chính đảng quốc gia

Hình ảnh
Hình ảnh minh họa Năm 2013 Quốc hội Việt Nam sửa đổi Hiến pháp nhưng vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng, trái với mong đợi của đa số người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Nhân dịp này, chúng tôi với tư cách một người Việt Nam có viết một Thư Ngỏ gửi Tổng Bí thư, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) – Chủ tịch và Ban Chấp hành Trung ương các chính đảng quốc gia đã được thành lập và hoạt động từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hoạt động như: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Đại Việt, Dân chủ Xã hội Đảng… Nay sau Đại hội XII của đảng CSVN, một lần nữa nhân dân Việt Nam lại thất vọng khi đảng cầm quyền vẫn duy trì quyền thống trị trong chế độ độc tài toàn trị với quyết tâm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, một lần nữa chúng tôi nhắc lại đề nghị một cuộc tranh luận công khai giữa đảng CSVN với các chính đảng quốc gia trước nhân d

Lại chuyện khinh dân hay quý trọng dân

Hình ảnh
Bài báo trước đã nêu rõ tệ vô ân bạc nghĩa của ban lãnh đạo Cộng sản (CS) đối với một số nhân sỹ, trí thức, nhà kinh doanh yêu nước, người dân miền Nam, người dân không là đảng viên CS...và tình trạng họ bị đố kỵ, phân biệt đối xử ra sao. Không có họ đố mà đảng CS làm nên chuyện gì ra trò trong cuộc gọi là Cách mạng tháng Tám và cuộc Kháng chiến chống Pháp, với hàng triệu liệt sỹ ngoài đảng đã nằm xuống ngoài mặt trận, mang theo niềm tin hão huyền rằng đảng CS sẽ đem lại độc lập tự do hoàn toàn và phồn vinh hạnh phúc cho toàn dân. Suốt 70 năm niềm tin đó đã dần dần xa vời, đã thế đảng còn nhận vơ rằng 70 năm nay ‘’mọi chiến công và thành tựu đều là công đầu của đảng CS’’!, và đảng CS tự phong cho mình cái quyền ‘’là lực lượng lãnh đạo duy nhất, không chia sẻ cho ai khác’’. Tình hình hiện nay tệ đến mức nhà thơ Bùi Minh Quốc phải thốt lên: Quay mặt vào đâu  cũng phải  ghìm  cơn mửa Cả  một thời đểu cáng đã lên ngôi . Xin kể dưới đây vài câu chuyện sống động về đảng CS cư xử

Dân kỳ vọng nhiều hơn cả ‘ba chữ an’

Hình ảnh
Bí thư Tp. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng. Mấy hôm nay đọc báo Việt Nam thấy tân Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đi thị sát và đốc thúc khối việc thấy mà phát sướng. Nhưng giữa cái sự vui mừng ấy vẫn còn quá nhiều điều phải suy nghĩ trong thời gian tới. Ông Đinh La Thăng đã mạnh mẽ yêu cầu minh bạch thông tin và hỗ trợ báo chí. Ông chỉ đạo gắn các biển cấm đỗ xe để thuận tiện cho dân. Khi đến thăm một bà mẹ Việt Nam anh hùng, thấy nhà xập xệ và khó khăn thiếu thốn, ông ra lệnh sửa nhà lại gấp cho bà nghỉ ngơi. Ngó sang thấy con đường dẫn vô nhà một bà mẹ khác lồi lõm, trắc trở, ông chỉ thị xã ngày mai lo sửa đường. Ngồi nói chuyện với dân, nghe báo cáo than phiền sữa bò làm ra không ai mua, ông yêu cầu cho ông nói chuyện với tổng giám đốc công ty sữa Vinamilk. Chủ tịch huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh báo lại không có số, ông hỏi không có số làm sao bán sữa? Ngay chiều đó lãnh đạo huyện liên hệ với Vinamilk bàn chuyện mua sữa cho dân. Nắm bắt được cái trớn này, nhiều người dâ

Cuộc hôn nhân giữa độc tài và mê tín quyền lực ở Việt Nam

Hình ảnh
Thanh niên tranh nhau cướp phết ở làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, ngày 20 tháng 2 năm 2016. Mùa lễ hội Giẫm đạp và Cướp? Nhiều nam nhi VN đang làm gì? "Kinh hoàng giẫm đạp, cướp lộc sau giờ khai ấn đền Trần“(22/2/2016, …), „Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an“(21/2/2016...), „Hỗn loạn, ngất xỉu ờ Hội Phết Hiền Quan" (Vietnamnest- 20/2/2016)...“Kinh hoàng! Đánh đấm nhau gục hàng loạt ở lễ hội Phết" (tuoitre, 20/2/2016)... Theo thông tin trên báo chí, có tới hàng ngàn thanh niên và trung niên trai tráng cởi trần, „liều mình như chẳng có“, lao xuống vũng bùn trong giá lạnh, mồm văng tục chửi rủa hò hét, tay vung nắm đấm, giẫm đạp lên nhau bất kể người khác có thể bị trọng thương hoặc chết vì hành động bạo lực của mình tại Hội Phết Hiền Quan tỉnh Phú Thọ. Không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây. Thật kinh hoàng là cả biển người giẫm đạp nhau chỉ để tranh cướp một quả „phết“, mộ

Truyền hình vệ tinh VOA 3/3/2016

Mỹ cảnh cáo Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông; Trung Quốc bị tố cáo chiếm đảo san hô của Philippines; Ngân hàng Thế giới giúp cải thiện giao thông Hà Nội; Hai toà án tối cao Việt Nam và Nga tăng cường quan hệ; Động đất mạnh ở Indonesia...

Truyền thông dân sự, cơ hội và thách thức

Hình ảnh
Ảnh minh họa mạng xã hội. Trong những năm gần đây, hoạt động đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người có sự phát triển vượt bậc nhờ sự lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống truyền thông dân sự. Hàng chục hội đoàn, nhóm truyền thông kể cả công khai và ẩn mặt tương tác với hàng chục triệu người sử dụng internet khắp mọi nơi. Tuy có những tiến bộ đáng kể, nhưng các hoạt động này không phải là không có những bất cập, những thách thức không nhỏ. Nhiều lúc tin tức tràn ngập một cách hỗn loạn, sự quan tâm của dư luận luôn bị hút về hướng có lợi cho chế độ mà bỏ qua những điểm quan trọng có thể làm suy yếu chế độ độc tài. Thử nhìn vào cụ thể một số sự kiện gần đây, thông tin về việc đàn áp một số nhà đấu tranh như Paul Trần Minh Nhật ở Lâm Đồng, Thuý Nga - Trương Minh Hưởng ở Hà Nam hay giật cướp phá vòng hoa tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 ở Sài Gòn... xen lẫn với cảnh tưởng niệm 17/2/1979 bình yên hiếm thấy ở Hà Nội dưới chân tượng vua Lý Công Uẩn làm rất nhiều người th