Bài đăng

Chuyện kể của một người Việt bị trục xuất khỏi Việt Nam-Cuộc sống quanh ta 18-02-2016

Hình ảnh

Việt Nam có thực sự quan trọng với Hoa Kỳ?

Hình ảnh
Bà Thảo Griffiths cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam 'muộn còn hơn không' Một ý kiến trong thảo luận  Bàn tròn thứ Năm  của BBC Tiếng Việt đặt ra câu hỏi rằng liệu Việt Nam có thực sự quan trọng đối với Hoa Kỳ khi Tổng thống Obama đã nhiều lần tới châu Á nhưng chưa từng đến Việt Nam. "Chuyến thăm gần đây nhất của một Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam là năm 2006. Trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ đã đến khu vực Asean rất nhiều lần. "Vì vậy mà chúng ta đặt ra câu hỏi, liệu Việt Nam có quan trọng đến mức như thế đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực hay không," bà Thảo Griffiths, đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam phát biểu với tư cách cá nhân hôm 18/02. "Nhưng muộn còn hơn không," bà Thảo Griffiths nói thêm. Xem video thảo luận giữa các khách mời tại:  http://bbc.in/249MlHD Chia sẻ ý kiến trên, nhà báo Trần Nhật Phong từ California nhận xét thêm, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam "còn có nhiều điều bất đồng tron

Tổng thống Mỹ quyết định thăm Việt Nam có muộn?

Hình ảnh
Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt cùng các khách mời thảo luận về mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và khối ASEAN

Mỹ-Việt: 'Quan hệ chung lớn hơn cá nhân'

Hình ảnh
Ông Ted Osius đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở châu Á. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt tại Hà Nội vào đầu tháng Hai, ông Ted Osius cũng bình luận về nhân sự Đại hội 12 cũng như chủ đề nhân quyền Việt Nam. BBC :  Tổng thống Obama nói rằng "TPP cho phép Hoa Kỳ - chứ không phải các quốc gia như Trung Quốc – soạn ra luật lệ và lộ trình trong thế kỷ 21, đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Liệu có khả thi để đưa ra các luật chơi tương tự nhằm đối phó với các vấn đề như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không? Trong cả hai trường hợp, chúng ta đang nói về việc tăng cường pháp quyền và tạo ra luật lệ để khu vực được thịnh vượng hơn. Trong trường hợp Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đó là đảm bảo rằng luật pháp quốc tế được tuân thủ.

Nhật-Việt diễn tập hải quân chung

Hình ảnh
Máy bay tuần tra biển P-3C của Nhật Bản (trên hình là bay tại quần đảo Senkaku) Hãng tin Kyodo cho hay lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) và hải quân Việt Nam vừa có đợt tập dượt chung ba ngày ngoài khơi Đà Nẵng. Hãng tin Nhật nói cuộc diễn tập kết thúc hôm thứ Năm 18/2. Các kênh thông tin chính thức của Việt Nam không đề cập gì sự kiện này. Một đội của MSDF với hai máy bay tuần tra P-3C đã tham gia hoạt động với mục đích tăng cường hợp tác quốc phòng song phương và "kiềm chế Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông", theo Kyodo. Mới tuần rồi, thông tin đưa ra cho hay Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuôc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Cho tới nay, Chính phủ Việt Nam chưa có bình luận về việc này trong khi Hoa Kỳ và một số nước khác đã lên tiếng bày tỏ quan ngại. Trung Quốc thì không bác bỏ nhưng cũng không thừa nhận mà chỉ nói là đã đặt vũ khí trên đảo từ lâ

Vì sao Trung Quốc triển khai hỏa tiễn ở Hoàng Sa?

Hình ảnh
Nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại về các động thái gần đây của Trung Quốc được cho là làm 'thay đổi nguyên trạng' trên Biển Đông. Triển khai hỏa tiễn và Radar tại Hoàng Sa là một hành động nhằm chuẩn bị hoàn thành bước quân sự hóa ở Biển Đông, đồng thời khẳng định giai đoạn thứ sáu trong một chiến lược dài hạn của Trung Quốc có tên gọi là 'thay đổi nguyên trạng' Biển Đông của chính quyền Bắc Kinh, theo cắt nghĩa của nhà phân tích chiến lược quan hệ quốc tế từ Hà Nội. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc “có quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong việc bố trí cá cơ sở phòng thủ trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Cục Thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Tây Sa (tức Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”. “Trung Quốc có quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong việc triển khai các cơ sở phòng thủ trong phạm vi lãnh thổ của mình, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.” Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc s

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa

Hình ảnh
Việt Nam cho biết đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa. Tin tức mới đây nói Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/2, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.” Ông Bình nói Trung Quốc “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.” “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó." Ông Lê Hải Bình nói ngày 19/2 Việt Nam đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Cùng ngày, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Công hà