Bài đăng

'TBT Trọng phải cải thiện nhân quyền'

Hình ảnh
Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại làm Tổng Bí thư Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi ban lãnh đạo mới của Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã kết thúc, bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư. Nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân xá Quốc tế, John Coughlan, nói nhân quyền ở Việt Nam cứ “một bước tiến thì thường lại nhiều bước lùi”. “Để đưa đất nước tiến lên, Tổng Bí thư phải đẩy mạnh cải tổ và bảo đảm chấm dứt xu hướng đàn áp của chính phủ trước.” Ông John Coughlan dẫn lại số liệu của Bộ Công an Việt Nam nói có 226 người chết khi đang bị công an tạm giữ trong ba năm tính đến tháng Chín 2014. Bộ Công an nói đa số các cái chết là do bệnh tật hay nguyên do tự nhiên. Bộ Công an cũng cho biết đã bắt và xử l‎ý 1.410 vụ liên quan 2.680 người “vi phạm an ninh quốc gia”. Theo ông John Coughlan, các con số này dường như không tính đến các vụ hành hung những người hoạt động nhân quyền và chỉ trích

Phái viên Trung Quốc thăm Việt Nam

Hình ảnh
Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có mặt ở Hà Nội hôm 29/1, một ngày sau khi Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng. Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng 29/1. Thông Tấn Xã Việt Nam nói ông Tống Đào chuyển Điện mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái đắc cử. Ông Tống Đào nói Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Về các khác biệt, đại diện Trung Quốc nói Trung Quốc mong muốn xử lý thỏa đáng bất đồng, tăng cường trao đổi, phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Sau lời cảm ơn, ông Nguyễn Phú Trọng nói Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Ông cũng nói cần “cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông bằng hành

Hy vọng gì cho giáo dục và y tế VN khi có lãnh đạo mới?

Hình ảnh
Một bệnh viện ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. Ban Chấp Hành Trung ương khoá mới, tức khoá XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bầu ra trong ngày làm việc thứ sáu, sau khi hoàn tất cuộc bỏ phiếu và đếm phiếu. Danh sách “đi” và “ở” của một số nhân vật lãnh đạo then chốt đã được phổ biến rộng rãi trên truyền thông. Trong đó, ba vị lãnh đạo đứng đầu của ngành y tế, Bà Nguyễn Thị Kim Tiến; ngành giáo dục là Ông Phạm Vũ Luận và tổng thanh tra phính phủ, Ông Huỳnh Phong Tranh đều không có tên trong các phiếu bầu. Những người thay thế vào các vị trí đó có thể được xem là niềm lạc quan cho người dân Việt Nam về một tổ chức y tế, giáo dục tốt hơn sau kỳ Đại hội Đảng thứ 12 hay không? Căn nguyên của vấn đề Những năm vừa qua, y tế và giáo dục là hai cơ quan chức năng tạo ra nhiều tranh cãi và bức xúc nhất cho người dân Việt Nam. Riêng trong năm 2015, đối với ngành giáo dục, đã xảy ra hai sự việc gây hoang mang lo lắng trong dư luận. Thứ nhất đó là mùa tuyển sinh Đại học, Cao

Kinh tế Việt Nam và ông Nguyễn Tấn Dũng

Hình ảnh
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội đảng 12 hôm 21/1/2016 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam Khóa 12 sẽ kết thúc ngày 28 này sau khi vừa bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới với các cơ chế tối cao ở trên như Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Tổng bí thư đảng. Trong mấy tháng liền, việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội đã gây chú ý vỉ yếu tố nhân sự lãnh đạo. Trong số bốn người lãnh đạo cao cấp nhất có vai trò của Thủ tướng, tập trung vào khả năng, lập trường và thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng sau hai nhiệm kỳ cầm đầu Hội đồng Chính phủ. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về thành tích đó qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Kính Hòa:  Xin kính chào ông Nghĩa. Được biết ông không mấy theo dõi diễn biến hậu trường của việc tổ chức Đại hội đảng vừa qua tại Hà Nội. Nhưng Đại hội năm nay lại có nhiều khác biệt so với trước đây vì một yếu tố nhân sự là ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị đứng hàng thứ ba sau Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, sẽ ra đi ha

Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?

Hình ảnh
Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẫng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. (Ảnh minh họa) “Hàng Trung Quốc từ Walmart đang hủy diệt nước Mỹ” Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart. Việc đóng cửa hàng loạt của tập đoàn Walmart có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do luôn được người dân Mỹ quan tâm, đó là làn sóng chỉ trích các hệ thống bán lẻ của Walmart đã tận dụng nguồn hàng giá rẻ làm từ Trung Quốc, gây thương tổn cho nền kinh tế nước nhà, cũng như gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng trăm ngàn người lao động Mỹ. Việc nhập siêu hàng từ Trung Qu

Một vài vấn đề về giáo dục

Hình ảnh
Học sinh một trường tiểu học ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. Sửa đổi liên tục đưa giáo dục VN vào thảm họa Sự thất bại toàn diện của nền giáo dục Việt Nam đã được nhiều người đề cập và phân tích. Có hai nhận định bao trùm, sự thất bại của nền giáo dục nằm trong sự thất bại chung về tất cả các mặt, các khía cạnh và lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại của chế độ cộng sản Việt Nam. Đồng thời, sự thất bại của nền giáo dục được soi chiếu trên mọi tiêu chí và mọi khía cạnh. Không những vậy, xét trên bất cứ một triết lý giáo dục nào, nền giáo dục của Việt Nam cũng là một thảm họa. Bài viết này được xem xét dưới một góc nhìn về giáo dục, và đưa ra một vài nguyên nhân cho tình trạng giáo dục ở Việt Nam. Một nền giáo dục thành công là một nền giáo dục kích hoạt được tính ham học hỏi, tinh thần ham hiểu biết của từng cá nhân và toàn xã hội. Ngược lại, sự thất bại của một nền giáo dục thể hiện ở việc triệt tiêu nhu cầu học hỏi, nhu cầu tự trau dồi kiến thức của mọi

Truyền hình vệ tinh VOA 29/1/2016

Hình ảnh
Ông Nguyễn Phú Trọng ‘bất ngờ’ vì được bầu lại. Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng. Việt Nam phản đối chuyến thăm của tổng thống Đài Loan tới đảo Ba Bình. WHO: Virus Zika lây lan ‘bùng nổ’ ở châu Mỹ. Tổng thống Iran ca ngợi bước ngoặt mới trong quan hệ với Pháp. Dân quân chiếm cứ đất liên bang đầu hàng nhà chức trách Mỹ.