Bài đăng

Những cựu tù nhân lương tâm không có Tết

Hình ảnh
V ườn tiêu nhà Trần Minh Nhật đang bị chết khô do bị đầu độc Ảnh do anh Nhật cung cấp Chỉ còn một tháng nữa là Tết nhưng đối với các cựu tù nhân lương tâm thì năm nay không có Tết khi bản thân bị sách nhiễu, đánh đập, trong lúc công việc làm ăn của họ và gia đình bị phá hoại, tài sản tiền bạc bị cướp đoạt. Đó là nội dung thư tố cáo của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm hôm 10 tháng Giêng vừa qua, liên quan đến các cựu tù nhân lương tâm. Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên của tổ chức, cho biết chuyện những người đấu tranh ôn hòa, chẳng may bị bắt và khi  ra tù thì bị tấn công kinh tế đến không thể  kinh doanh kiếm sống nổi, là chuyện đã xảy ra trên 10 năm nay ở Việt Nam. Thế nhưng, vẫn theo lời ông, sự kiện mới nhất về các tù nhân lương tâm bị đe dọa, sách nhiễu, đánh đập, tước đoạt tiền bạc từ trước Tết Dương Lịch và đặc biệt trong thời điểm cuối năm Âm Lịch khiến tình hình trở nên bức bách hơn: Phải nói đây là  lần đầu tiên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có thư phản đối việc tấn công

BHXH mới ảnh hưởng đến người lao động ra sao?

Hình ảnh
Nữ công nhân được chăm sóc y tế tại một bệnh viện ở thành phố Hải Phòng ngày 29 tháng 12 năm 2015. AFP photo Kể từ ngày 1.1.2016, quy định mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt đầu có hiệu lực thi hành chính thức. Những quy định mới này có tác động ra sao đến người lao động trong nước, đó chính là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này do Chân Như thực hiện cùng ba người hiện đang là công nhân của các hãng xưởng tại Việt Nam, các bạn Duy, Dương và Hương. Chân Như:   Các bạn đánh giá thế nào về hệ thống an sinh xã hội và hưu trí hiện nay tại Việt Nam?  Đó có phải là một hệ thống rộng rãi, công bằng và minh bạch với mọi người dân hay không? Trương Dương:  Theo em thì hệ thống an sinh xã hội của VN hiện nay thật sự quá thiếu thốn và bất công về mọi mặt. Em lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, hiện nay tình trạng quá tải tại bệnh viện, nằm ghép giường, rồi phong bì cho y bác sĩ làm người dân thực sự khổ tâm và bức xúc. Trong khi đó viện phí và các chi phí khi đi bệnh viện thì quá đắt đỏ

Ai làm lãnh đạo 'nhân dân cũng chẳng được gì'

Hình ảnh
Chính trị Việt Nam quả thật là đầy bí ẩn. Vì bí ẩn nên đã có nhiều đồn đoán ai sẽ là tứ trụ triều đình sau Đại hội Đảng XII dự trù diễn ra từ ngày 20 đến 28/1 tới đây. Bí ẩn đến nỗi chỉ còn một tuần nữa sẽ có bầu chọn tại Đại hội Đảng mà cho đến lúc này cũng chưa biết được ai sẽ ra tranh những chức lãnh đạo cao nhất nước. Cả tháng qua giới quan sát chính trị đã bàn luận, và bàn loạn, về hai nhân vật nổi cộm là đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tranh giành nhau đứng đầu đảng. Giữa thời đại thông tin toàn cầu và nhân dân nhiều nơi trên thế giới đã vươn lên cùng xu thế dân chủ thời đại, từ Bắc Phi sang Đông Á, nhưng Việt Nam dường như vẫn u mê. Quan sát tình hình chính trị Việt Nam, cách sinh hoạt của Đảng Cộng sản qua việc bầu chọn lãnh đạo hiện nay vẫn thiếu chính danh và minh bạch. Ai sẽ là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội? Cuộc đua giành vị trí Vài tuần qua, cổng thông tin lề dân bùng phát những bàn luậ

Nhật muốn chia sẻ thông tin quốc phòng với VN, mở rộng hiện diện trên Biển Đông

Chính phủ Nhật Bản hy vọng tới cuối năm nay sẽ đúc kết thỏa thuận với Việt Nam và Philippines về chia sẻ và bảo mật thông tin quốc phòng.

Món nợ ân tình

Hình ảnh
Ngân Bình [hình minh họa] Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam. Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn c ha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ. Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng thì cha đã bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “Quân giải phóng”. Mẹ ở lại, một mình một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại. Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện. Ông là một Sĩ quan trong Quân lực Việt

Đại Hội 12: Ai đi Ai ở, quyền quyết định cuối cùng thuộc về Đại Hội

Hình ảnh
Không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng TP - Theo ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư), việc Hội nghị T.Ư 14 biểu quyết thông qua nhân sự với số phiếu rất tập trung là do được chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ, dân chủ. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng là thuộc về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chứ không phải cứ T.Ư giới thiệu là đã trúng, vì bầu có số dư. Bỏ phiếu kín trước các vấn đề khác nhau                 Tại Hội nghị 14, T.Ư đã thảo luận và biểu quyết thông qua nhân sự các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung. Ông nhìn nhận đánh giá thế nào về kết quả trên? Ông Nguyễn Đức Hà. Ảnh: Văn Kiên Đúng là sau Hội nghị T.Ư 14 thì tất cả các nội dung chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đều cơ bản đã hoàn tất. Có được kết quả trên do T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chuẩn bị các nội dung cho Đại hội một cách chủ động, chặt chẽ, thận trọng, bài bản, từng bước một và h

Đại hội XII sẽ khai mạc ngày 20/01/2016 trong bối cảnh nào?

Hình ảnh
Nguyễn Trung Chính   15-1-2016 Đại hội XII sẽ khai mạc sau một thời gian dài chuẩn bị nhân sự rất căng thẳng qua việc gài nhân sự vào các cấp chính quyền tỉnh, thành phố, cơ cấu hạ tầng của đảng và sau đó là nhân sự Ban Chấp Hành Trung Ương, các vị này có lá phiếu để bầu Bộ chính trị và người lãnh đạo đảng. Nói gài nhân sự là vì đảng CS đến hết khóa XI không còn ai có tiếng nói uy tín, nên tình trạng chia rẽ trong đảng đã lên đến đỉnh cao nhất. Nói gài nhân sự cũng vì, khác với các đại hội trước chỉ có vấn đề giành ghế, đại hội lần này nóng lên với đòi hỏi của quần chúng xã hội, trong đó có một bộ phận đảng viên, thậm chí một số lãnh đạo, phải đổi mới mạnh hơn nữa thể chế chính trị để cân bằng và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó là việc Trung Quốc rõ ràng đã xâm nhập, xâm chiếm Việt Nam bằng mọi phương tiện: mua chuộc, gài người, tàu cá, bồi đắp các bãi đá làm bàn đạp quân sự, giàn khoan, tàu vòi rồng và gần đây nhất, bằng máy bay dân sự. Người dân đều hiểu