Bài đăng

Trung Quốc ‘thông’ đường dây điện thoại quân sự với Việt Nam

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/12 đã chính thức khai thông đường điện thoại trực tiếp với Việt Nam, và người đứng đầu Bộ này đã gọi điện, trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Trung Quốc ‘thông’ đường dây điện thoại quân sự với Việt Nam

Hình ảnh
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua đã chính thức khai thông đường điện thoại trực tiếp với Việt Nam, và người đứng đầu Bộ này đã gọi điện, trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Báo chí Trung Quốc đưa tin, ông Thường Vạn Toàn nói với ông Thanh rằng “quan hệ Việt – Trung đã cải thiện trong năm 2015” với các chuyến thăm lẫn nhau của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Thường được trích lời nói rằng vì quyền lợi của cả Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh “coi trọng hợp tác quốc phòng với Việt Nam”. Trong khi đó, tờ Quân đội Nhân dân đưa tin rằng “việc thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng hai nước là một nội dung hợp tác mới thể hiện sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện để lãnh đạo Quân đội hai nước kịp thời trao đổi những vấn đề trong quan hệ quốc phòng song phương”. Trung Quốc và Việt Nam đồng ý thiết lập đường dây điện thoại quân sự trực tiếp trong chuyến thăm

2016 tiếp nhận đầy đủ hệ lụy năm cũ

Hình ảnh
Ảnh minh họa chụp tại TPHCM hôm 7/8/2015. Việt Nam bước vào năm 2016 với sự mở cửa thị trường 600 triệu dân của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Năm dương lịch mới cũng hứa hẹn sự thay đổi đầy nghi vấn về chính sách tỷ giá và chống đô la hóa. Năm cũ 2015 cũng chuyển sang năm mới 2016 sự khủng hoảng niềm tin, không những về an sinh xã hội mà lan sang cả vấn đề chính trị nội bộ. Nguy cơ cạnh tranh gay gắt Báo điện tử Người Lao Động mô tả việc AEC tức Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực vào ngày cuối cùng của năm 2015, là sức nóng phà vào gáy khi mở toang thị trường 600 triệu dân, tổng GDP hàng năm 2.000 tỷ USD. Tờ báo nêu vấn đề, AEC chính thức ra mắt, tạo thành một khối thống nhất về sản xuất, thương mại và đầu tư nhưng nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay bài toán cạnh tranh khi hàng hóa tương đồng và nguy cơ cạnh tranh gay gắt về lao động. Trả lời Nam Nguyên tối 31/12/2015, PGSTS Ngô Trí Long ở Hà Nội cho rằng, thách thức lớn nhất của hội nhập là vấn đề sức ép

Ý thức hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?

Hình ảnh
Tọa đàm Nhận Thức Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Doanh Nghiệp Việt Nam, do trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục thực hiện, với sự tham gia của gần 500 doanh nhân mà hầu hết là lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước.  Courtesy pace.edu.vn Nhận thức kém Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam có phần kém, thậm chí thua cả Lào và Campuchia, là kết quả nghiên cứu mới đây nhất vào khi ASEAN chính thức ra mắt khối kinh tế chung AEC ngày 31 tháng Mười Hai vừa qua. Đối với các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước, kết quả vừa nói cần được phân tích một cách chi tiết và khách quan hơn. Đó là cuộc khảo sát có tên Nhận Thức Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Doanh Nghiệp Việt Nam, do trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục thực hiện, với sự tham gia của gần 500 doanh nhân mà hầu hết là lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước. Kết quả được công bố ngày 28 tháng Mười Hai 2015, 3 ngày trước khi AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN chín

Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng có thể lộng hành trong Đảng về nhân sự?

Hình ảnh
Ban Biên tập tiếp tục nhận được ý kiến của ông  Nguyễn Đông Sương , cán bộ nghỉ hưu về tình hình nhân sự cấp cao của Đảng trước thềm Đại hội XII. Những lời tâm huyết của ông Sương đọc qua dù đau đớn nhưng đó lại là sự thật đang diễn ra ngay trong nội bộ Đảng ta. Chúng tôi thống thiết đề nghị các vị trong Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải có tiếng nói để giải quyết vấn đề dân chủ trong Đảng, từ đó thống nhất ý kiến, đoàn kết đưa đất nước đi lên. Đọc bài “ Ông Nguyễn Phú Trọng đang lựa chọn nhân sự chức danh chủ chốt như thế nào? ” của ông Nguyễn Quốc Huy tôi thấy đánh giá của ông Huy không thể thêm được gì nữa bởi vì ai cũng nhận thấy ông Trọng đang cướp đi quyền dân chủ của Bộ Chính trị và ban chấp hành TW rất nghiêm trọng. Có một điều mà ông Huy không biết (không biết cũng phải thôi vì chúng ta không còn sinh hoạt trong TW nữa), gần đây tôi gặp nhiều đồng chí trong Ban chấp hành TW, họ cho biết từ Hội nghị TW 8 ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công thuyết phục được các ông

Ô. Nguyễn Sinh Hùng sang Trung Quốc và Dàn khoan HD-981

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng sang Bắc Kinh sau Hội nghị trung ương 13, Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông:
Hình ảnh
Người dân trông đợi Đại hội Đảng sẽ đem lại những chuyển biến kinh tế - xã hội trong năm 2016 - APP Vài tuần trước ngày diễn ra Đại hội Đảng 12, mạng xã hội đang chia sẻ link bài trên một tờ báo kinh tế trong nước nhấn mạnh các khía cạnh ưu việt của nền chính trị đa đảng. Hôm 1/1,  Thời báo Kinh tế Sài Gòn  đã đăng bài “Thương hiệu chính trị - Khắc tinh của hoàng hôn nhiệm kỳ” mượn chuyện bầu cử ở Hoa Kỳ để gợi suy nghĩ về thời sự tại Việt Nam. Trong bài báo, ông Võ Trí Hảo, Giám đốc Chương trình Tư vấn doanh nghiệp, Công ty Khoa & Associate, giảng viên khoa Luật, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Mỗi một lựa chọn thể chế chính thức sẽ có một hệ quả thể chế phi chính thức tương ứng; pháp luật tạo độc quyền cho cô bán hàng mậu dịch, thì cái mặt “vênh” không xuất hiện mới là điều phi logic. Thì cũng vậy với thương hiệu chính trị, xói mòn là điều xót xa không thể tránh khỏi, cho những thế hệ nào đã hy sinh xương máu, dày công tạo dựng”. “Trong chế độ độc quyề