Bài đăng

Giáng Sinh vòng quanh thế giới

Nguyễn Trọng Tạo và Trường ca biển mặn

Hình ảnh
Bìa sách Trường ca biển mặn của Nguyễn Trọng Tạo. Một nghệ sĩ đa tài Tên tuổi nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo có lẽ không xa lạ với người nghe nhạc nhưng những sáng tác văn học của ông cũng chiếm niềm tin yêu của không ít người đọc từ nhiều chục năm qua. Ông thắng hàng chục giải thưởng thơ, truyện, ca khúc, trường ca cấp nhà nước và cả về vẽ bìa sách ông cũng không nhường cho các họa sĩ trẻ, được đào tạo từ các đại học mỹ thuật. Nhìn qua những giải thưởng mà ông nhận được trong cuộc đời sáng tác người ta dễ dàng thừa nhận Nguyễn Trọng Tạo là một nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ xứng đáng khi được nhắc tới tên và một nhạc sĩ mà những ca khúc của ông đã đi vào lòng nhiều thế hệ. Trong lĩnh vực trường ca ông thuyết phục được cảm nhận người đọc khó tính nhất so với không ít tác giả trường ca khác. Hai trường ca: “Con đường của những vì sao” viết vào năm 1981-2008 và “Tình ca người lính” viết năm 1984 của ông được nhiều người mang theo trong hành trang tìm hiểu và thưởng thức thơ ca Nguyễn

Liên danh Hà Triều – Hoa Phượng tan rã do đâu?

Hình ảnh
Soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng. “Khi Hoa Anh Đào Nở” Những ai theo dõi, am tường hoạt động sân khấu cải lương cũng đều biết hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng bắt đầu nổi tiếng qua vở hát “Khi Hoa Anh Đào Nở”, được ra mắt khán giả trên sân khấu Thúy Nga vào khoảng 1957. Nhờ xuất hiện ở thời gian này nên Hà Triều – Hoa Phượng được hưởng quyền lợi 5 phần trăm tổng số thu, có nghĩa tuồng được hát thì được lãnh phần trăm đều đều hằng đêm. Chẳng hạn như tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” hát liên tục cả tháng trời, mà đêm nào khán giả cũng nghẹt rạp, thì dĩ nhiên soạn giả vừa được lãnh tiền nhiều do con số khán giả quá cao, mà lại kéo dài suốt cả tháng, không khá sao được. Nếu như ngược thời gian trở về trước thì người ta sẽ thấy soạn cũng chẳng khá gì, dù rằng tuồng hay, khán giả đông đảo. Ngày xưa, ở mỗi gánh hát, đều có một ông “thầy tuồng” được ăn lương tháng. Thầy tuồng có nghĩa là vừa viết tuồng vừa làm đạo diễn, mà phần đông là bạn thân thiết của chủ gánh, và thời ấy chưa có lệ

Học sinh Gia Lâm phản đối chính quyền

Hình ảnh
Người dân Ninh Hiệp cho con nghỉ học để phản đối chính quyền xây thêm trung tâm thương mại Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh mà họ nói là hàng trăm học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nghỉ học để phản đối việc chính quyền thu hồi bãi giữ xe cạnh chợ Nành. Chính quyền khẳng định không dừng dự án xây trung tâm thương mại, trong lúc nhiều tiểu thương cho hay cả xã Ninh Hiệp có bốn chợ và trung tâm thương mại, trong đó chỉ có 1.600 sạp hàng ở chợ Nành là kín chỗ, còn ba trung tâm thương mại đều vắng hộ kinh doanh. Một số công dân mạng mô tả trên facebook về điều họ gọi trẻ con, thanh niên, người lớn tuổi đã trụ lại tại đây nhiều ngày qua để quyết giữ cho bằng được khu đất là trường học và nhà để xe của trường. Truyền thông trong nước đưa tin, ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ đến từng nhà học sinh để thuyết phục phụ huynh cho con đi học trở lại. Báo  Thanh Niên  hôm 22/12 dẫn lời ông Nguyễn Anh Tú, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân

Tại sao sinh viên du học không về nước?

Hình ảnh
Ảnh minh hoạ Mấy tuần nay, trên báo chí trong nước cũng như trong các diễn đàn mạng, người ta bàn tán sôi nổi về hiện tượng hầu hết những học sinh xuất sắc nhất của Việt Nam, sau khi du học ở nước ngoài, đều không về nước. Theo thống kê, hiện nay có trên 100,000 du học sinh rải rác ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tôi không biết chính xác là bao nhiêu người trong họ quyết định ở lại nước ngoài. Chỉ nghe nói là rất nhiều. Ví dụ thường được nêu lên là trong số 13 học sinh thắng giải “Đường lên đỉnh Olympia” và được đi du học, chỉ có một em, một em duy nhất, chịu về nước. Theo kinh nghiệm của tôi, từ các môn tôi dạy vốn có khá đông sinh viên du học ghi danh, số người nghĩ đến việc về nước sau khi tốt nghiệp chỉ là một phần nhỏ, may lắm là một phần ba. Còn lại, tất cả đều hoặc phân vân hoặc quyết định là sẽ tìm cách ở lại Úc. Vấn đề là: tại sao nhiều sinh viên không muốn về Việt Nam sau khi tốt nghiệp? Lý do đầu tiên các sinh viên của tôi nêu lên là họ không tự tin là sẽ tì

Công việc khẩn cấp nhất của Đại Hội XII Đảng CSVN

Hình ảnh
Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN Năm 2016 là năm của Đại Hội XII đảng CSVN. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với nhân dân, đất nước vì hiện đảng CS vẫn tự nhận cái quyền cai trị để phát triển đất nước. Trong năm 2015 đảng CSVN đã bỏ ra nhiều công sức để chuẩn bị cho Đại hội, kể cả cho công bố các dự thảo văn kiện và mời nhân dân đóng góp ý kiến. Gần đây nhất đã có 3 cuộc họp để đề ra tiêu chuẩn lựa chọn cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành Trung ương, (BCHTU7), Bộ Chính trị (BCT) và đại biểu đi dự Đại hội các cấp. Hai cuộc họp BCHTƯ 12 và 13 đã để gần hết thời gian để đề cử các thành viên BCT, đặc biệt là về 4 vị trí tứ trụ: Tổng Bí thư (TBT), Chủ tịch Nước (CTN),Thủ tướng TT), và Chủ tịch Quốc hội (CTQH). Có vẻ như việc chuẩn bị cho Đại hội XII nghiêng về vấn đề lực chọn nhân sự, phân chia ghế, phân bổ các vai vế chức quyền hơn là về nội dung các văn kiện. Đây vẫn là nếp đã quen thành vết mòn của các kỳ Đại hội từ trước, đến nay vẫn chưa thay đổi.

Quốc hội Việt Nam và Trung Quốc ký thoả thuận hợp tác

Nhà lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, Trương Đức Giang, hôm thứ Năm kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam củng cố niềm tin chính trị và đưa quan hệ song phương đi đúng hướng.