Bài đăng

Đưa ba mươi triệu thì có danh hiệu và được vào phủ Chủ Tịch

Hình ảnh
Dân trí  Một công ty tư nhân tại Hà Nội đã lấy danh nghĩa của Bộ VH,TT&DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc để tổ chức chương trình “Tôn vinh Nghệ nhân văn hoá dân gian” khiến cả nghệ nhân lẫn cơ quan quản lý văn hoá một phen hoảng hốt. “Tài trợ” 30 triệu đến 1 tỷ mới được nhận bằng Sự việc được phát hiện khi cách đây không lâu một số thành viên của diễn đàn Đạo Mẫu Việt Nam đưa lên trang Facebook thắc mắc vì lần đầu tiên thấy một chương trình “Tôn vinh Nghệ nhân  văn hóa  dân gian” đầy lạ lùng và khó hiểu. Theo đó, trung tuần tháng 8 vừa qua, một số cá nhân và doanh nghiệp bỗng nhiên nhận được hồ sơ hoặc mail do Công ty CP Truyền thông - DV Truyền hình (địa chỉ ở số 1, ngõ 91, đường Nguyễn Khang, P. Yên Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) gửi. Hồ sơ gồm đơn đăng ký tham dự chương trình Nghệ nhân văn hóa dân gian, cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa

Quốc hội yêu cầu giữ môn Lịch sử

Hình ảnh
( PLO )- Chiều 27-11, trước khi bế mạc, Quốc hội (QH) đã bấm nút thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của QH khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn Theo đó, QH yêu cầu cuối năm 2016 phải hoàn thành việc rà soát, tổng kết, trình QH đưa vào chương trình xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ XIV việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý nợ công. Xây dựng lộ trình và các biện pháp hữu hiệu, bảo đảm an toàn nợ công, trong giới hạn QH cho phép, từng bước giảm dần nợ công. Bảo đảm sớm thu hồi nợ đọng thuế, hạn chế phát sinh nợ đọng thuế mới; giảm thời gian làm thủ tục khai, nộp thuế về mức ngang bằng với các nước ASEAN-4. Thực hiện các cân đối tài chính, ngân sách, giảm dần bội chi, bảo đảm bội chi trong giới hạn QH cho phép, chỉ sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa DNNN cho đầu tư phát triển; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Cạnh đó, QH cũng yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm soát, xử lý sai phạm t

An Giang: Xin lỗi cô giáo chê chủ tịch tỉnh

Hình ảnh
( PL )- Phó chủ tịch tỉnh An Giang nhìn nhận nếu không có sự thông tin rộng rãi của báo chí thì chưa chắc đã có việc xem xét lại vụ này. Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: GIA TUỆ “Sở đã xin lỗi cô Trang về sự việc không đáng có liên quan đến cô. Và lần nữa qua báo chí, tôi thay mặt những anh em thanh tra xin lỗi cô Trang vì những gì đã gây ra cho cô trong thời gian qua”. Ông Trần Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh An Giang, thay mặt lãnh đạo Sở nhìn nhận các sai sót và xin lỗi cô giáo Lê Thị Thùy Trang tại cuộc họp báo thông tin về việc xử lý vi phạm liên quan đến vụ chê chủ tịch tỉnh An Giang trên Facebook vào sáng 26-11. Sai chuyên môn nghiệp vụ Tại buổi họp báo, ông Võ Nguyên Nam - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh An Giang cho biết trong ngày 25-11, Sở TT&TT đã hủy bỏ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cô giáo Lê Thị Thùy Trang và ông Huỳnh Nguyễn Gia Phúc. Sở Công Thương thu hồi quyết định kỷ luật về chính quyền đối với bà Phan Th

Nhà hoạt động công đoàn độc lập Việt Nam ‘bị hành hung’

Một nhà hoạt động trong nước cho biết bà đã bị 'bóp cổ' và 'đánh vào đầu' khi tới bảo vệ quyền lợi cho các công nhân ở Đồng Nai, giữa bối cảnh nhiều nhà lập pháp Mỹ bày tỏ hoài nghi về TPP, nhất là vấn đề công đoàn độc lập ở Việt Nam

Việt Nam thông qua luật bỏ án tử hình dành cho 7 tội danh

Hình ảnh
Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines bị kết ản tử hình vì tội tham ô và cố ý làm trái. Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net. Các bản án tử hình đã tuyên với các giới chức tham nhũng ở Việt Nam giờ sẽ được ân giảm thành tù chung thân, nếu họ trả lại ít nhất 75% số tiền bất hợp pháp đã tước đoạt. Hãng tin AP hôm nay dẫn tin của VnExpress nói rằng quy định mới nằm trong khuôn khổ Bộ Luật Hình sự được sửa đổi đã thông qua với đa số áp đảo tại quốc hội Việt Nam trong ngày hôm nay. Theo điều khoản tu chính sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, Việt Nam huỷ bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh gồm có: đầu hàng địch, chống đối mệnh lệnh, phá hoại các công trình có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, cướp tài sản, sở hữu và vận chuyển trái phép ma tuý, sản xuất và buôn hàng giả, kể cả lương thực. Bộ Luật Hình sự được tu chính cũng sẽ bỏ án tử hình đối với các tử tội từ 75 tuổi trở lên. Theo AP, một số nhà lập pháp đã bày tỏ những ý kiến chống đối đề nghị sửa đổi

Việt Nam tái khẳng định không tham gia liên minh chống các nước khác

Hình ảnh
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Phát biểu tại Viện Koerber, một trung tâm nghiên cứu của Đức hôm 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tái khẳng định, “Việt Nam sẽ không bao giờ gia nhập một liên minh để tấn công các nước khác, nhưng sẽ quyết liệt bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình”. Báo chí Việt Nam hôm nay dẫn lời ông Trương Tấn Sang tuyên bố như vậy trong chuyến công du chính thức tới thăm nước Đức từ ngày 24/11 tới 26/11, theo lời mời của vị tương nhiệm, Tổng Thống Đức Joachim Gauck. Trọng tâm của bài diễn văn của ông Trương Tấn Sang xoay quanh vấn đề an ninh tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói rằng “Hòa bình và phát triển là lợi ích chung của các nước trong khu vực, đi ngược lợi ích này là đẩy lùi lịch sử”. Ông Sang nói hai nước chia sẻ những quan ngại về những diễn biến phức tạp hồi gần đây trong Biển Đông, mà theo lời ông đang ‘đe doạ hoà bình, ổn định và an ninh khu vực, cũng như an toàn

Vấn đề tảo hôn ở vùng cao chưa được quan tâm đúng mức

Hình ảnh
Thiếu nữ chưa đến tuổi thành niên nhưng đã có gia đình và có con ở huyện Mường Lát. Tình trạng tảo hôn đã làm mất đi cơ hội của những thiếu niên người dân tộc vùng cao, khi mà họ phải làm cha, mẹ lúc còn trong lứa tuổi học trò. Nạn tảo hôn hiện nay ở miền núi đã diễn ra thế nào và những hệ lụy của nó là gì? Tảo hôn và phong tục tập quán Hiện nay, tình trạng tảo hôn ở vùng nông thôn miền núi, nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống vẫn diễn ra phổ biến. Đã có rất nhiều đứa trẻ ở vùng cao chưa kịp lớn đã trở thành cha mẹ. Theo số liệu của Vụ Gia đình, thuộc Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cho biết, ở 15 tỉnh vùng núi trong cả nước có tỷ lệ kết hôn sớm khá cao. Như ở tỉnh Cao bằng là 5,72%, Hà giang 5,1%..., thậm chí có các xã ở Yên bái có tỷ lệ lên tới 21%. Đánh giá về tình trạng tảo hôn ở các vùng cao hiện nay, ông Phạm Tuấn Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc nói với chúng tôi: “Qua phân tích các số liệu điều tra của Tổng cục Dân