Bài đăng

Ý kiến: Nên hay không bắt buộc học lịch sử?

Hình ảnh
Tôi đồng ý với việc Bộ Giáo dục để Lịch sử là môn tự chọn cho cấp Phổ thông trung học. Bản thân việc ghép Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thì còn phải bàn, nhưng không có lẽ gì lại bắt buộc học sinh cấp 3 học Lịch sử. Có nhiều ý kiến phản đối quyết định này, nhưng tôi thấy nhiều lý luận đòi bắt buộc dạy, học môn sử rất có vấn đề. Có bạn đọc viết gửi cho giaoduc.net: “Đất nước ta đã qua hàng nghìn năm bị xâm lược, nhưng dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa. Đó chính là nhờ vào lòng dân, nhờ vào truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại. Do vậy, các môn học trong nhà trường phải mang tính chất bắt buộc vì sự tồn vong của đất nước. Môn Lịch sử mà bị xóa sổ hoặc cho xuống hàng thứ yếu thì liệu con cháu sau này có nghĩ rằng chúng là người Việt Nam không?” Tôi thấy thật vô lý. Qua một nghìn năm mà không bị đồng hóa thì không cần bắt buộc học sử nữa chứ? Thế mấy nghìn năm Bắc thuộc đấy, quan phương Bắc đô hộ họ bắt buộc người mình học lịch sử Việt Nam nên nước

Truyền hình vệ tinh VOA 21/11/2015

Hình ảnh
Việt Nam tăng cường đàn áp đối kháng bất chấp cam kết TPP. ASEAN đồng thanh quan ngại về tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố ‘tự chế’ khi đối mặt với tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Nhật Bản sẽ không gửi lực lượng tới Biển Đông. Nhật Bản, Philippines đạt thỏa thuận chuyển giao trang thiết bị quốc phòng. Trung Quốc giết 28 kẻ ‘khủng bố’ ở Tân Cương. Các bộ trưởng EU thảo luận vấn đề kiểm soát biên giới. Hạ viện Mỹ thông qua dự luật hạn chế người Iraq và Syria tị nạn.

Môn sử: hai phía tranh luận đều 'chưa chính xác'

Hình ảnh
Nhiều môn học sẽ được tích hợp và giảng dạy theo phương pháp mới ở nhà trường phổ thông, theo Bộ Giáo dục Việt Nam. Cả hai phía trong cuộc tranh luận khá nóng đang diễn ra về việc dạy môn lịch sử trong nhà trường ở Việt Nam đều có những điểm 'chưa chính xác', 'chưa hiểu hết' chính chủ đề, nội dung được đưa ra tranh luận, theo một nhà nghiên cứu khoa học xã hội từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Không hề có chuyện môn sử bị 'xóa sổ' trong chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể mà Bộ Giáo dục & Đào tạo của Việt Nam đã công bố lấy ý kiến từ hơn ba tháng trước, theo một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam từng tham gia phụ trách ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Trao đổi tại Bàn tròn của BBC hôm 19/11 về thực hư môn lịch sử bị 'xóa sổ' hay 'cắt xén' trong nhà trường Việt Nam, Giáo sư  Trần Ngọc Thêm , Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng của Đại học này, nói: "Tôi thấy rằng trong cuộc tranh luận này về vấn đề môn sử, nếu n

Mạt Sử

Hình ảnh
Tượng thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn) Thời này là thời mạt sử. Lịch sử nhẽ ra phải là môn học được ưa thích nhất trong nhà trường. Biết bao câu chuyện đặc sắc, được chắt lọc, ghi chép truyền từ đời này sang đời khác. Biết bao bài học làm người. Biết bao tự hào, biết bao đau xót, biết bao nuối tiếc, có thể và cần phải được chuyển tải trong những bài học lịch sử cho thế hệ trẻ. Nhưng kết quả của nền giáo dục XHCN 70 năm là học sinh quay lưng với Sử. Lỗi không phải ở những nhà giáo dục. Lỗi trước hết là ở những người lãnh đạo cao nhất, những nhà chính trị. Lỗi tiếp theo là ở chính những nhà sử học, đã chấp nhận chính trị hóa ngành Lịch sử ở Việt Nam. Lịch sử là một khoa học. Nhưng Lịch sử ở Việt Nam không còn là một khoa học, khi mà tiêu chí đầu tiên của một khoa học không còn được tôn trọng: tính trung thực. Cả một cuộc chiến 10 năm chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc bị quên lãng. Những nhà Lịch sử ở đâu? Cả một cuộc xâm lược và chiếm đóng Campuchia 10

Dương Trung Quốc, Ông đang làm gì?

Hình ảnh
FB Mạnh Kim 19-11-2015 Với tư cách là “sử gia” nổi tiếng nhất của chế độ, ông Dương Trung Quốc không thể không thấy sự hấp hối của môn sử và thậm chí ông có thể thấy tại sao môn “sử dân tộc” bị ám sát để thay thế bằng “sử chế độ”. Ông thừa nhận rằng “bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản”. Ông cũng “băn khoăn” rằng “Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ”, rằng “vấn đề dạy và học lịch sử đã được báo động cách đây hai thập kỷ, ở thời điểm năm 1996”. Nói cách khác, ông đã thấy, từ lâu, về cái chết lâm sàng thổ ra huyết của môn sử cũng như ông thấy phương pháp dạy sử như bao lâu nay là “có vấn đề”; nhưng điều duy nhất mà ông, một “sử gia lừng lẫy”, là chỉ “nghi ngờ” và “băn khoăn

Đòn ngoại giao của người Việt xưa và nay

Hình ảnh
Nguyễn Tường Thụy Xưa nay, trong mối quan hệ với những nước đang có hiềm khích, các chính khách, sứ giả thường dùng những đòn ngoại giao. Đòn ngoại giao là chỉ những cử chỉ, lời nói trong giao tiếp rất nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, làm cho đối phương đau dai dẳng, càng ngẫm càng đau, đau hơn là bị mắng thẳng vào mặt. Để ra được những đòn ngoại giao ấy, đòi hỏi ngoài kiến thức sâu rộng, thông kim bác cổ cần phải có tiết tháo, bản lĩnh nữa. Xin điểm qua vài mẩu chuyện: Khéo léo nhắc lại nỗi nhục thua trận khi xâm lược Đại Việt Giang Văn Minh (1573 – 1638), làm quan nhà Lê Trung Hưng. Ông từng đỗ Thám Hoa nhưng đỗ đầu khoa thi vì khoa ấy không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn. Năm 1638, ông được cử làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ đi sứ nhà Minh. Khi chờ đã lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền cho mời ông đến hỏi nguyên do. Ông nói: -Hôm nay là giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cú