Bài đăng

Từ cái chết của em Đỗ Đăng Dư và hai luật sư bị đánh: Hành xử của Công an Hà Nội nói lên điều gì? - Phần II

Hình ảnh
Đến vụ án đánh luật sư Cái chết của em Đỗ Đăng Dư đã làm nóng dư luận bởi sự khuất tất và oan khuất. Nhưng dư luận còn chú ý hơn vì những hành động của các cơ quan công quyền, các đám xã hội đen, côn đồ - mà những năm gần đây, hiện tượng  công an đóng giả côn đồ  hành động như côn đồ đã trở thành phổ biến - đã tiếp tục gây sự chú ý của dư luận xã hội. Chúng tôi đã từng là nạn nhân thường xuyên của lực lượng công an đóng giả côn đồ này. Những vụ việc ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập người đến thăm gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư đã làm dư luận chú ý. Ngay sau đám tang của em một ngày, một số người động lòng thương đến thăm gia đình em và viếng hương hồn oan khuất của em đã bị gây sự và chặn đánh vào ngày 16/10/2015. Đám người mặc thường phục đã vào tận nhà em rình rập, khủng bố những người đến thăm gia đình em mà không có bất cứ lý do nào.  (Hình: Nhóm côn đồ vào đánh người đến thăm nhà em Đỗ Đăng Dư ngày 16/10/2015) Cũng theo hình thức đó, ngày 3/11, hai vị luật sư đến gia đình c

Tòa quốc tế xử Philippines thắng kiện Trung Quốc

Hình ảnh
Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc mở ra hướng mới trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) đóng tại Hague, Hà Lan (PCA) đưa ra phán quyết đầu tiên về vụ Philippines kiện Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền trái phép ở Biển Đông. Phán quyết của PCA nêu rõ, cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và vì thế phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS. PCA lắng nghe luận điểm của Philippines trong phiên điều trần hồi tháng 7. Ảnh: Rappler Phán quyết của PCA nói rằng vụ việc được tiến hành theo đúng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, và PCA có thẩm quyền xét xử vấn đề. Quyết định của Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của PCA và việc Philippines quyết định đơn phương tiến hành vụ kiện không hề vi phạm tiến trình giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Thắng lợi của luật pháp

Chuyên gia Trung Quốc: "Việt Nam đếch dám kiện vụ đường lưỡi bò đâu!"

Hình ảnh
Thòng lọng siết chặt đường lưỡi bò và ảo tưởng Việt Nam không dám kiện ( GDVN ) - Về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa, Nguyễn Thứ Sơn cho rằng: "Trên thực tế Việt Nam thừa hiểu chuyện này, họ chỉ dám khua chiêng gõ trống... Chiếc thòng lọng pháp lý cuối cùng cũng đã xuất hiện đế siết tham vọng của Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, hàng hải trên Biển Đông lại, ít nhất nó đã siết được một chút khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết hôm 8/10. PCA tuyên bố có đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông. Động thái này của PCA đang mang lại những hiệu ứng tích cực khi Indonesia tuyên bố sẽ xem xét khả năng kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ra tòa. Nguyễn Thứ Sơn, chuyên gia bình luận thời sự đài Phượng Hoàng, Hồng Kông, Trung Quốc cho rằng Việt Nam không dám khởi kiện?! Ảnh: Time Weekly. Ngoại trưởng Indonesia hôm Thứ Năm cho biết,

“Không hề có giấy triệu tập luật sư Hải”

Hình ảnh
Tâm Dân Dân Luận (13.11.2015) Liên quan tới việc bắt giữ đối với Luật sư Trần Vũ Hải vào ngày hôm qua 12/11, vào lúc 11h30’ trưa nay tại Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đã có buổi làm việc giữa các luật sư, với sự tham dự của những người quan tâm để trao đổi và có những hành động pháp lý cho việc bắt giữ này.  Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông không nhận được bất kỳ một quyết định hay giấy triệu tập nào, và các luật sư bảo vệ cho ông hôm đó cũng không ai trong số họ nhìn được giấy triệu tập của cơ quan công an Hà Nội.  Theo Ls Hải, để triệu tập một người, thì trước tiên phải có quyết định khởi tố vụ án. Sau khi có quyết định khởi tố vụ án, nếu như gửi giấy triệu tập 3 lần mà đối tượng không chấp hành thì mới được phép sử dụng đến các biện pháp áp giải. Việc áp giải đối tượng cần phải có lệnh áp giải. Trong trường hợp của luật sư Hải, ông không nhận được bất kỳ một quyết định nào của có quan có thẩm quyền về việc việc triệu tập hay bắt giữ ông, và ông cho biết việc bắt giữ n