Bài đăng

Ông Xuân Anh 'tạm dừng bổ nhiệm' sếp Công An

Hình ảnh
Ông Nguyễn Xuân Anh đắc cử vị trí Bí thư Đà Nẵng hồi trung tuần tháng 10/2015 Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng bổ nhiệm đối với hai trường hợp được đề cử vào chức phó giám đốc công an thành phố. Ông Nguyễn Xuân Anh trong một hội nghị về an ninh trật tự tại xã, phường ở Đà Nẵng hôm 6/11 cho rằng hai trường hợp này cần phải được thử thách qua việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Ông cam kết nếu làm tốt công việc, hai người này sẽ được "bổ nhiệm ngay trong thời gian tới", trang VietnamNet tường thuật. Vị tân lãnh đạo đảng của Đà Nẵng không đồng tình với báo cáo của Giám đốc Công an Thành phố theo đó nói các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, theo ông Xuân Anh, là tình hình trật tự an ninh xã hội hiện đang đi xuống nghiêm trọng, và khẳng định tình trạng mất trật tự, an ninh trong xã hội thể hiện sự yếu kém của lực lượng công an. "Công an mạnh thì tội phạm yếu... Tội phạm mạnh là

Việt Nam - Trung Quốc: Tiểu cục và đại cục

Hình ảnh
Thủ tướng Dũng từng nói không hy sinh lợi ích của Việt Nam vì tình "hữu nghị viển vông, lệ thuộc" Trong chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam, lãnh đạo cả hai phía đều có vẻ chủ trương nhìn về "đại cục". Đại cục này có lẽ bao gồm cả điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  từng nói  - tình "hữu nghị viển vông" giữa hai láng giềng. Ông Tập Cận Bình mang đến Việt Nam những lời hứa và khoản viện trợ một tỷ nhân dân tệ, chưa tới 160 triệu đô la Mỹ. Người Việt Nam nói "lời hứa gió bay" trong khi khoản viện trợ được nhận xét là nhỏ nhoi so với viện trợ trực tiếp hoặc qua các định chế do Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... bảo trợ. Đại cục và tiểu cục Mặc dù "đại cục" được nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Trung, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói là khái niệm "mơ hồ", "tiểu cục" là những gì dễ thấy hơn. Tiểu cục ở đây có thể coi là quyền của ngư dân Việt Nam được đánh cá ở ngư trường "lịch sử và truy

Việt Nam 'buông' Hoàng Sa cho Trung Quốc?

Hình ảnh
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam sau các diễn biến giàn khoan 981 và các xung đột với ngư dân trên Biển Đông Cựu quan chức cao cấp của Hội Hữu nghị Việt - Trung nói 'dường như' Việt Nam trên thực tế đã từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa trước sức ép của Trung Quốc. Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch và Tổng thư ký của hội nói ông đã khuyến cáo lãnh đạo Việt Nam yêu cầu ông Tập Cận Bình chấp nhận đàm phán về quần đảo Hoàng Sa, mà hiện Trung Quốc đang chiếm toàn bộ, trong chuyến đi này. Tuy nhiên ông Phan nói với Nguyễn Hùng trong  Bàn tròn thứ Năm  hàng tuần của BBC rằng phía Việt Nam đã bỏ ngoài tai. Tiến sỹ Phan, người cũng là Viện trưởng Viện Chính trị và Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Bình Dương, nói: "Theo tôi có lẽ bức xúc cơ bản của người dân là chính quyền chưa nhìn thẳng vào sự thực... "Tôi đề xuất cũng có gì lớn đâu. Điều kiện như thế này ta có thể nói được mà cũng không nói... "Chúng ta cứ tuyên truyền ở trong nước về Hoàng

Trung Quốc ca ngợi 'thành quả chuyến thăm Việt Nam'

Hình ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp thanh niên hai nước Trung-Việt ở Hà Nội Trung Quốc ca ngợi thành quả chuyến thăm Việt Nam của lãnh tụ tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong khi đó, sau khi rời Hà Nội và phát biểu ở Singapore, ông Tập nhắc lại các đảo ở Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Việt Nam từ 5 đến 6/11 và đang ở Singapore. Nói về chuyến thăm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân liệt kê các “thành quả”: Một, hai bên một lần nữa xác nhận phải tiếp tục sâu sắc hợp tác giữa hai Đảng, thực hiện tốt các chương trình hợp tác giữa hai Đảng; Hai, tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, duy trì trao đổi đoàn cấp cao giữa quân đội hai nước, sâu sắc hợp tác an ninh hành pháp; Ba, tăng cường kết nối chiến lược phát triển của hai nước, thúc đẩy kết nối sáng kiến "Một vành đai, một con đường" với quy hoạc

Khí phách Sài Gòn trỗi dậy

Hình ảnh
Toàn cảnh cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình diễn ra sáng hôm 5/11/2015 tại Sài Gòn. Bất chấp hành vi đàn áp thô bạo của lực lượng CA, cuộc biểu tình một lần nữa cho thấy khí phách yêu nước của người dân Sài Gòn trước những kẻ thù xâm lược. Video do CTV Danlambao thực hiện

Giới họa sĩ "biểu tình" chống Tập Cận Bình bằng tranh biếm họa

Hình ảnh
GIỚI HỌA SĨ "BIỂU TÌNH" CHỐNG TẬP CẬN BÌNH VÀ BÈ LŨ BẮC KINH BẰNG TÁC PHẨM HỘI HỌA Rắn độc trên Biển Đông, sự thật về '16 chữ vàng', lưỡi kéo cắt đứt đường lưỡng bò... là những tác phẩm biếm họa phơi bày dã tâm bành trướng của chính quyền Trung Quốc ở Biển Đông. Chiều 30/6/2014 , tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm tranh biếm họa với chủ đề “Hướng về biển Đông”. Triển lãm đã giới thiệu tới công chúng 80 tác phẩm của 35 họa sĩ với những thông điệp sâu sắc, song lại được thể hiện qua những nét cọ hài hước, phóng khoáng, dễ gây ấn tượng thị giác với người xem. 80 tác phẩm được trưng bày có nội dung bám sát các vấn đề thời sự về biển Đông và thái độ của các nghệ sỹ Việt Nam phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. .  Đây là cơ hội để giới nghệ sỹ bày tỏ lòng yêu nước của mình, góp một tiếng nói cùng toàn Đảng toàn dân tr