Bài đăng

Việt Nam hãy gửi công hàm và từ chối nhận tiền của Trung Cộng

Hình ảnh
Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore sáng nay ngày 7/11.  Ảnh: Straits Times Luật sư Trần Vũ Hải vừa đưa tin: "Vừa rời Việt Nam chiều tối qua. ngay trong sáng nay, 7/11/2015, trước cử toạ tại 1 trường Đại học danh tiếng ở Singapore Ông Tập Cập Bình nhắc lại những tuyên bố ở Anh, Mỹ tháng trước rằng các đảo ở biển Đông (mà họ gọi Nam Hải) đều thuộc Trung quốc từ thời cổ đại. Trước đó ông có những lời đường mật trước Quốc hội Việt Nam vào sáng 6/11/2015 và không nhắc đến chủ đề Biển Đông (tức Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc)". Vừa phủi đít khỏi Việt Nam, Tập đã giở giọng đểu, tráo trở ngay. Lãnh đạo Việt Nam liệu đã sáng mắt ra chưa? Ông Tập Cận Bình nhắc lại quan điểm vô căn cứ về Biển Đông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore ngày 7/11.  Ảnh: Straits Times “Trung Quốc luôn nhấn mạnh tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán, song chính phủ có

Ông Tập Cận Bình nhắc lại quan điểm vô căn cứ về Biển Đông

Hình ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore ngày 7/11.  Ảnh: Straits Times “Trung Quốc luôn nhấn mạnh tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán, song chính phủ có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và quyền lãnh hải của đất nước”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore hôm 7/11, đề cập đến tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông. Theo ông Tập, “điểm khởi đầu và mục đích cuối cùng” trong chính sách của Trung Quốc về Biển Đông là “duy trì hòa bình, ổn định”.  Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với tất cả các nước châu Á hiện nay là đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và bền vững. Điều này đòi hỏi một môi trường hòa bình và ổn định. “Đây là lợi ích chung lớn nhất của các nước châu Á. Các nước không thuộc châu Á nên hiểu và tôn trọng điều này, đồng thời đóng vai trò mang tính xây dựng”, chủ tịch Trung Quốc cho hay. Trong bài phát biểu, ông Tập nga

Ông Tập thăm Việt Nam: Báo chí nói gì?

Hình ảnh
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam Phát biểu chiều thứ Năm 5/11, ngày đầu trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: "nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau". Hãng thông tấn Reuters  mô tả chuyến thăm là “ấm áp ”: “Dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không được đón bằng cỗ xe mạ vàng hay mời bia trong quán pub của thủ tướng khi đến Việt Nam, nhưng một màn đón tiếp ấm áp đã sẵn sàng bởi cả hai bên đều tìm kiếm một cách sửa chữa mối quan hệ sau một căng thẳng năm ngoái” “Với nhiều hồ nghi, các chuyên gia nói chuyến thăm Việt Nam của ông Tập,” cho ông ta cơ hội hàn gắn các vết thương và nhắc nhở các lãnh đạo Đảng rằng Bắc Kinh có rất nhiều thứ dành cho họ.” “Đằng sau những nụ cười sắp đặt và những cái bắt tay nồng ấm, nhiều thứ còn phụ thuộc vào chuyến thăm của ông Tập trong bối cảnh phải cạnh tranh với Washington và chưa rõ ai sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam sau kỳ đại hội Đảng này,” Reuters bình luận. Tr

‘Ông Tập không hứa gì về tranh chấp biển đảo’

Hình ảnh
Một dân biểu Việt Nam nói nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu đoàn Tp HCM cho biết “Quốc hội sẽ công bố toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam sáng 6/11. “Tôi thấy rằng trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, ông Tập Cận Bình không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa,” dân biểu Nghĩa được  báo Người Lao Động  dẫn lời. Dân biểu Lê Như Tiến cũng chia sẻ cảm nhận này khi nhận xét về bài phát biểu của ông Tập Cận Bình. Ông Tiến được dẫn lời nói là Chủ tịch Trung Quốc tập trung nói đến “cảm hứng hữu nghị, láng giềng hữu nghị”, còn những vấn đề “nhạy cảm, khó nói” như vấn đề tranh chấp Biển Đông thì không nhắc đến. 'Láng giềng tốt' Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Trung quốc khẳng định mong muốn hai nước sẽ trở thành “những láng giếng tốt, cùn

Lãnh đạo Việt Nam rất nên nể ông Tập

Hình ảnh
Khi nghe tin Chủ tịch Tập Cận Bình sắp sang thăm Việt Nam đầu tháng 11 này, một người bạn Trung Quốc của tôi nói "Dù ông Obama không sang nhưng ở đâu có yếu tố Mỹ thì các lãnh đạo châu Á phải năng động hẳn lên". Quả vậy, nếu không có các trao đổi ngoại giao dồn dập giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chắc gì ông Tập đã sang thăm Hà Nội. Nhưng chính trị quốc tế cũng là chuyện về các nhân vật. Nếu có sang Việt Nam thì ông Obama cũng là 'lame duck' vào năm khép lại hai nhiệm kỳ đầy sóng gió với lời phê ông thiếu quyết đoán để làm gì dứt điểm. Còn ông Tập Cận Bình thì ở thế đang lên và lại rất quyết đoán, đến mức khủng khiếp. Không thế mà ông Donald Trump ở Mỹ còn phải thốt lên về Trung Quốc: "Lãnh đạo nước họ khôn ngoan hơn nước ta rất nhiều" (Their leaders are much smarter than our leaders). Vậy ông Tập sang Việt Nam ở thế 'khách mạnh hơn chủ'? Hai đời tôi luyện Trước hết ta hãy xem hành trình lên đỉnh cao quyền lực c

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trước 500 đại biểu quốc hội Việt Nam

Hình ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội vào sáng ngày 6/11/2015. Trung Quốc và Việt Nam là hai láng giềng cùng chung lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Với một lịch sử lâu dài dù thế nào thì tình trạng gián đoạn cũng sẽ được cùng nhau giải quyết và mối quan hệ tốt sẽ tiếp tục phát triển. Đó là nội dung chính trong bài phát biều dài hơn 20 phút của Chủ tịch Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam vào sáng hôm nay. Theo tin từ Reuters sau nhiều cuộc gặp giữa lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và ông Tập Cận Bình trong hai ngày qua thì hầu như mọi bất đồng đã không được hai bên nhắc lại với ngôn từ căng thẳng mà gần như cùng đồng thuận trên nguyên tắc cùng nhau xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau trong tinh thần hòa bình hữu nghị. Nói trước 500 đại biểu quốc hội Việt Nam chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh đến từ “đại cục”. Ông cho rằng hai bên phải vì đại cục để xử lý những bất đồng vì hai bên luôn là láng giềng tốt. Báo chí Việt Nam đặc biệt chú ý tới việc ông

Ông Tập muốn cột chặt Việt Nam với Trung Quốc

Hình ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội vào sáng ngày 6/11/2015. “VN-TQ, tiền đồ vận mệnh tương quan” Nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam ngày 5/11/2015 với một thông điệp rõ ràng: “Việt Nam-Trung Quốc, tiền đồ vận mệnh tương quan”. Họ Tập đến Hà Nội và được tiếp đón với nghi thức trọng thể nhất và trên báo chí Việt Nam thể hiện hai hình ảnh tương phản, lễ nghi hoành tráng bên cạnh thông tin lũ miền Trung đang lên nhanh nhiều người chết và mất tích. Đọc bài tường thuật của Thanh Niên Online và nhiều báo điện tử khác, người đọc báo hiểu rằng, ông Tập Cận Bình ngay sau khi bước xuống sân bay Nội Bài trưa 5/11/2015 đã lập tức có bài phát biểu đầu tiên mà không chờ tới lễ đón chính thức sau đó ở Phủ Chủ tịch. Bài phát biểu sớm này có nhiều câu chữ đáng chú ý, mà báo Thanh Niên đã dùng đặt tựa bài của mình. Đó là “Việt Nam - Trung Quốc, tiền đồ vận mệnh tương quan.” Có những ý kiến cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc khô