Bài đăng

Tự động ẩn comment khi có chứa link cho Blogspot

Hình ảnh
POSTED ON  31/10/2015   c hào các bạn, lang thang trên mạng nước ngoài thì thấy được cái này, thấy hay hay nên vác về chia sẻ cho các bạn. Không biết đã có ai chia sẻ chưa nữa vì tìm theo cái tiêu đề của mình thì không thấy bài nào, hay do mình đặt tiêu đề không đúng nhỉ? OK, nói ngắn gọn lại là trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn ẩn những bình luận có chứa link liên kết trong comment. Cách 1: Với cách này, bạn sẽ ẩn đường link trong comment đi, còn các phần khác vẫn hiển thị bình thường. Cách thực hiện cách này thì đơn giản thôi. Bạn chỉ cần thêm một đoạn CSS ngắn sau đây vào trước đoạn  ]]></b:skin>  rồi sau đó lưu  Tempalte  lại là được nhé! .comment_body p a { display: none; } Cách 2: Với cách này, bạn sẽ thay thế nội dung của comment bằng một đoạn văn bản mà bạn muốn hiển thị để thông báo cho người đọc biết. Để thực hiện được cách này thì thay bằng việc bạn chèn đoạn CSS trên thì bạn hãy chèn đoạn script này vào trước thẻ  </body>  của bạn nhé! &

Tin rất buồn: Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị Nhiễm độc !

Hình ảnh
Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh thắp hương tưởng niệm những người yêu nước đã chết trong trại An Trí (Thanh Trì), nay là Trại giam B14, nơi giam giữ chồng bà. Luật sư Trần Văn Tạo: Khả năng Nguyễn Hữu Vinh bị nhiễm độc! FB Thi Minh Ha Le   8h20 Sáng nay ngày 30/10/2015, luật sư Trần Văn Tạo nguyên phó giám đốc công an TPHCM, chỉ huy trưởng cảnh sát , người đã từng bị chính quyền Sài Gòn giam giữ trong nhà tù 8 năm tại Côn Đảo trước 1975 đã vào trại B14 - Bộ công an để gặp Nguyễn Hữu Vinh. Ông trao đổi nhiều nội dung . Ông xác nhận : Theo kinh nghiệm tù đày của ông, thiếu ánh sáng sẽ sinh nhiều bệnh khác, mất vệ sinh sẽ bị ghẻ ( Ông đã từng bị ) nhưng nhìn thấy nhiều nốt mọc thành từng đám trên lưng, cánh tay và đùi, hai cẳng chân ông nói: Khả năng bị nhiễm độc. Trại B14 nắng tràn, khu giam giữ Nguyễn Hữu Vinh không một giọt nắng. Chùm ảnh của Bà Lê Thị Minh Hà:  Nguồn:  FB Thi Minh Ha Le

Người dân Long An sẽ không còn nhìn thấy cầu Đúc trăm tuổi

Hình ảnh
( PLO )- UBND TP Tân An (Long An) cho biết sẽ giữ lại… các trụ đèn trên cầu Đúc để nghiên cứu triển lãm, còn cầu thì vẫn tiếp tục đập bỏ. Người dân Long An sẽ không còn nhìn thấy cầu Đúc trăm tuổi. Ngày 29-10, ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND TP Tân An, cho biết trước dư luận bức xúc về việc cầu Đúc trăm tuổi bắc qua sông Bảo Định bị phá bỏ để xây cầu mới, UBND thành phố sẽ tổ chức họp báo để thông tin rõ hơn về chủ trương tháo dỡ cầu của thành phố để người dân hiểu rõ. “Hiện nay chúng tôi khẳng định chủ trương là vẫn sẽ tiếp tục tháo dỡ cầu chứ không dừng lại”, ông Hùng nói. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay hai bên đầu cầu đã bị phong tỏa, 1/3 hệ thống lan can cầu đã bị đập bỏ. Dự kiến trong vòng một tháng sẽ hoàn tất công việc tháo dỡ để xây cầu mới.  Cầu mới dự kiến rộng khoảng 10 m, kinh phí trên 50 tỉ đồng và dáng dấp sẽ…trông giống như cầu cũ. Còn ông Trần Kim Lân, Bí thư Thành ủy Tân An, cũng thông tin thêm, trước năm 2000, phía đơn vị xây cầu là Pháp cũn

Ông Ban Ki-moon có gốc gác Việt Nam?

Hình ảnh
Sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy. Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện Facebook của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện có đăng bức hình ông Ban đang ghi sổ lưu niệm với chú thích: Hình ảnh đầu tiên về việc Ngài Ban Ki moon tại nhà thờ họ Phan ở Quốc Oai, Hà Nội. Ngày ông Ban đến đây được cho là 23/5/2015. Tiến sỹ Diện nói ông được người quen làm quan chức địa phương cho hay ông Ban đã tới "chiêm bái, dâng hương tại nhà thờ dòng họ Phan Huy và nhận mình là hậu duệ của dòng họ". Ông cũng nói thêm tên Ban Ki-moon theo Hán tự là Phan Cơ Văn. Trả lời phỏng vấn của BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – công tác tại viện nghiên cứu Hán Nôm, thuộc viện hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết: “Vào lúc

Tin Chấn động: Ông Ban Ki-Moon là hậu duệ của cụ Phan Huy Chú

Hình ảnh
Ngài Ban Ki- moon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm ngày  23/5/2015 . Bên cạnh Ngài là phu nhân cùng đi. 14h00: Tấm hình trên do một thân hữu cung cấp, ghi lại hình ảnh Ngài Ban  Kimoon (Phan Cơ Văn) đang ghi lưu bút trong chuyến thăm tới Việt Nam ngày 23 tháng 05 năm 2015.  09h00 (30.10.2015): Tôi xác nhận thông tin cách đây khoảng gần 03 tháng, Ngài Ban Ki- moon (tên chữ Hán là Phan Cơ Văn), đương kim Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã về thăm Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ, nay là Hà Nội), chiêm bái nhà thờ dòng họ Phan Huy. Ngài đã thành kính dâng hương và chính thức nhận mình là hậu duệ của dòng họ Phan. Đoàn của Ngài Ban Ki-moon đã được chính quyền địa phương đón tiếp, đưa đi thăm di tích và được bảo vệ nghiêm ngặt. (TS. Nguyễn Xuân Diện) Ông Ban Ki-moon đã bí mật đến Việt Nam?  07h33  Ngọc Thu : Có tin là ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký LHQ, đã bí mật đến Việt Nam cách đây 10 ngày. Nguồn tin này nói rằng ông Ban Ki-moon, phiên â

Nhà sử học Phan Huy Chú và vấn đề chủ quyền biển đảo

Hình ảnh
Nhà bác học Phan Huy Chú Phan Huy Chú   潘 輝 注   (1782 – 1840)  tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong  là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng. Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩ