Bài đăng

Tòa trọng tài 'sẽ xử vụ kiện Trung Quốc'

Hình ảnh
Tòa Trọng tài quốc tế hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông Đảo Pagasa (Thị Tứ) thuộc Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa. Tòa này sẽ bắt đầu xem xét các bằng chứng của Philippines theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Phán quyết mới đưa ra hôm 29/10 được cho là thất bại lớn đối với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao nước này hôm 30/10 đề nghị Philippines quay lại "con đường đúng đắn" và đàm phán để giải quyết bất đồng. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông lâu nay đã bị các nước láng giềng phản đối. Manila và Bắc Kinh lâm vào căng thẳng ngoại giao sau vụ bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo và đã kiểm soát từ 2012. Đơn kiện của Philippines nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay '

Thư mời dự mít tinh và hội thảo về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hình ảnh
CHƯƠNG TRÌNH MINH TRIẾT LÀM CHỦ BIỂN ĐÔNG VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA BIỂN VIỆN NGIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ PHÁT TRIỂN Thư Mời Trân trọng kính mời quý Anh, Chị tham dự cuộc mít tinh-hội thảo với chủ đề:  Lịch sử Chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam Vào hồi 8 giờ 30 ngày 4-11-2015 (thứ Tư), tại 35 Điện Biên Phủ (Viện SENA) Hà nội.   Vui mừng được đón tiếp. T/M Ban Tổ chức: Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung Tâm Minh Triết. Chủ nhiệm Chương Trình MTLCBĐ. Hà nội ngày 30-11-2015

Truyền hình vệ tinh VOA 30/10/2015

Hình ảnh

Kiến nghị về một số điều trong dự thảo bộ luật hình sự

Hình ảnh
KIẾN NGHỊ VỀ MỘT SỐ ĐIỀU TRONG DỰ THẢO  BỘ LUẬT HÌNH SỰ                                                                                            Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015. Bộ luật Hình sự qui định về tội phạm và hình phạt. Nó các ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng,…., của công dân. Bởi vậy các hành vi phạm tội được định nghĩa và mô tả trong các điều luật phải rõ ràng, minh bạch, khoa học và cụ thể. Các hành vi bị coi là phạm tội phải thực sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và cần phải ngăn chặn và trừng phạt. Trong dự thảo Bộ luật HS có rất nhiều qui định không rõ ràng, mơ hồ rất dễ làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền hoặc bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử người vô tội. Xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các tổ chức ký tên dưới đây đưa ra bình luận và kiến nghị sửa đổi hoặc loại bỏ một số điều khoản trong dự thảo Bộ luật

Dư luận viên là ai?

Hình ảnh
Từ một vài năm nay ở Việt Nam xuất hiện một đội ngũ những người mặc áo đỏ với logo mô phỏng biểu tượng của ngành công an cùng dòng chữ “DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”. Họ không những hoạt động đánh phá trên các trang mạng xã hội mà còn ra mặt hành hung các nhà tranh đấu, ngăn cản các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Vậy họ là ai? Và được Nhà nước thành lập ra với mục đích gì?

Người Việt hiến gì cho nhau?

Hình ảnh
Tháng 10/2015, Bộ trưởng Y tế Việt Nam được ghi nhận là người đầu tiên trong giới quan chức ký giấy hiến tặng nội tạng của mình, sau khi qua đời. Hành động này đã gây chú ý không ít cho giới truyền thông nhà nước, mới đây. Bộ Trưởng Y Tế Việt Nam Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, nói rằng bà đã “âm thầm” hiến tặng từ năm 2013, nhưng bất kỳ ai cũng có thể thấy một chiến dịch đánh bóng hình ảnh khá rầm rộ đi theo sau đó, mặc dù tính theo mốc thời gian, thì đó là chuyện đã rất cũ. Thậm chí, bà Tiến còn nhận trả lời phỏng vấn, tự hào nói rằng mình có sợ hãi chút nào đâu. Về ý thức, việc “không sợ hãi” này của bà Tiến mang đầy màu sắc tôn giáo. Bởi là một đảng viên Cộng sản, thuần phục chủ nghĩa vô thần thì việc “không sợ hãi” sau cái chết, có thể điềm chỉ rằng bà Bộ trưởng đã âm thầm hội nhập một tinh thần tín ngưỡng nào đó, rất khác với lời thể vô thần của bà. Câu chuyện của bà Tiến, nhắc cho người ta nhớ đến ca sĩ Ngọc Sơn. Người nghệ sĩ bị coi là “bất trị” về p

Sau 40 năm, Việt Nam vẫn chỉ là quân cờ trên bàn cờ

Hình ảnh
LO LẮNG Tôi cho rằng các tác giả của những bài báo này lo đúng cái cần lo, nhất là sau khi Tập Cận Bình được Hoàng gia Anh đón tiếp trọng hậu. Chắc chắn rằng Mỹ sẽ không muốn xảy ra chiến tranh vào lúc này, và nhà cầm quyền Trung quốc thì vẫn luôn là những kẻ gian giảo, xảo quyệt. Vấn đề là Việt nam đã chuẩn bị gì cho những tình huống có thể xảy ra chưa? Sự việc xảy ra ngay giữa lúc vấn đề nhân sự đang căng thẳng. Rất có thể diễn biến của sự việc trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến những sắp xếp nhân sự ở Việt nam trong những ngày sắp tới. Dù gì thì cũng mong Ban Lãnh đạo của Việt nam vẫn dành thời gian cho Biển Đông trong những ngày nóng bỏng này. 40 năm, chúng ta vẫn chẳng có gì để mặc cả với người ta. 40 năm, chúng ta vẫn cứ là quân cờ trên bàn cờ mà không phải là người chơi cờ. Thật buồn khi sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta lại phải trông chờ vào đường đi nước bước của người khác. Hi vọng rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có tính toán đến quyền lợi của Việt nam t