Bài đăng

Tranh chấp bản quyền thơ “Tổ quốc gọi tên mình”: Chưa nên kết luận vội vàng

Hình ảnh
Dân trí  Nhà văn Nguyễn Quang Thiều phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là người được ủy quyền thay Hội Nhà văn Việt Nam phát ngôn về vấn đề tranh cãi bản quyền giữa nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phúc. Trao đổi với Dân trí, ông cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bài thơ Tổ quốc gọi tên mình chưa đăng ký bản quyền ở Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn: Nguyễn Quang Thiều Thưa nhà văn Nguyễn Quang Thiều, những tranh cãi về vấn đề bản quyền giữa nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phúc trong bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận mấy ngày qua, quan điểm của Hội nhà văn Việt Nam về vấn đề này như thế nào? Những tác phẩm mà tác giả đã đăng ký ở trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam nếu vướng vào những tranh cãi thì hội sẽ lên tiếng và có trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, tác phẩm T ổ quốc gọi tên mình  chưa đăng ý bản quyề

Nhận tài trợ này là mở đường cho Giặc thần tốc vào nhà

Hình ảnh
Trung Quốc muốn tài trợ dự án đường sắt cao tốc Lào Cai-Hà Nội ( Tin tức thời sự ) - Ông Lê Hải Bình-người phát ngôn Bộ ngoại giao khẳng định Trung Quốc muốn tài trợ dự án đường sắt cao tốc Lào Cai-Hà Nội.  Trung Quốc muốn tài trợ dự án đường sắt cao tốc Lào Cai-Hà Nội. Ảnh minh họa. "Trong thời gian qua, hai bên đã nhiều lần trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này, trong đó, có dự án đường sắt cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại Việt Nam", ông Bình cho biết thêm. Trước đó, các nhà thầu của Trung Quốc đã tham gia xây dựng tuyến đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh-Hà Đông với tổng mức đầu tư đã đội lên tới hơn 1,1 tỉ USD (tính đến thời điểm năm 2015)  bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tháng 5 vừa rồi, liên danh China Natinal Machinery Imp& Exp.Cord (CMC) và China Railway Constructinon Corporation (CRCC) của Trung Quốc cũng có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sử dụng

Thua lỗ, ca sĩ Lệ Rơi bỏ Sài Gòn trở về...với vườn Ổi xưa

Hình ảnh
Lệ Rơi: Có thể sẽ bán ổi để lo... trả nợ ( Dân Việt )   Kinh doanh thua lỗ khiến Lệ Rơi suy sụp tinh thần, "ăn không được, giấc ngủ chập chờn và sụt 8kg". Về quê Lệ Rơi (tên thật là Nguyễn Đức Hậu) tại xã Liên Mạc, Thanh Hà, Hải Dương. Khác hẳn với hình ảnh sành điệu với quần âu, đôi giày lười và áo vest bảnh bao và mái tóc bóng mượt cách đây không lâu, Lệ Rơi xuất hiện với hình ảnh giản dị của một anh chàng nông dân thực thụ. Vừa chăm sóc vườn ổi sau nhà, Lệ Rơi vừa chia sẻ: " Về quê từ hôm 25.9, hiện tại tâm trạng tôi rất mệt mỏi và không thiết tha làm gì" . Nói về cuộc sống, công việc ở Sài Gòn, Lệ Rơi thổ lộ: " Công ty giải trí lập ra nhưng chưa hoạt động được ngày nào, thua lỗ mất mấy chục triệu, vừa rồi còn phải nộp thuế trước khi giải thể, 2 quán bún cũng hoạt động cầm chừng, hiện tại tôi đã sang nhượng. Nếu không gặp biến cố thì tôi có nhiều thứ để làm". Kinh doanh thua lỗ khiến Lệ Rơi suy sụp tinh thần, có khi nằm lì trong nhà

Vì sao con ông cháu cha bị rọi đèn?

Hình ảnh
Mỗi một lần con, cháu của một lãnh đạo, quan chức – hay thường được gọi là những người thuộc diện ‘con ông cháu cha’ – ở Việt Nam được bổ nhiệm nắm giữ một chức vụ quan trọng nào đó, dư luận lại xôn xao đàm tiếu, tranh luận. Chẳng hạn, có khá nhiều bàn tán, nghi ngờ về chuyện ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, con trai cả của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh này hoặc về vụ ‘cả họ làm quan’ ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội gần đây. Tại những quốc gia tự do và có bầu cử, dân chủ, chuyện ‘con ông cháu cha’ hay ‘cả họ làm quan’ cũng khá phổ biến nhưng được coi là bình thường – thậm chí phần nào được thán phục, kính nể. Nhưng tại sao ở những quốc gia ấy, chuyện đó không gây tranh cãi, còn ở Việt Nam nó được coi là bất thường và luôn tạo nên những đàm tiếu hay chỉ trích, bất bình trong dư luận? Gia đình chính trị mà không 'gia đình trị' Mỹ là nước có rất nhiều gia đình chính trị và những triều đại chính trị đó có tác độn

Việt Nam hậu đàm phán TPP: Công đoàn độc lập và ‘hãy tự cứu mình’

Hình ảnh
Công nhân làm việc trong xưởng may ở ngoại ô Hà Nội, ngày 19/10/2015. Rất có thể, lịch sử nhân quyền Việt Nam sẽ bước sang một trang mới sau kết quả đàm phán TPP, nhưng không chỉ bằng động tác thuần túy trả tự do nhỏ giọt tù nhân chính trị như trước đây, mà với một cái tên to lớn và ý nghĩa hơn nhiều: Luật lập hội và Công đoàn độc lập. Cuối cùng thì “bao giờ cho đến tháng Mười” - như tên một bộ phim điện ảnh nổi tiếng của Việt Nam - công cuộc đàm phán TPP cũng đã kết thúc vào ngày 5/10/2015 sau hơn 5 năm khốn khổ, mà một trong những khốn khổ nhất lại là chủ đề “nhân quyền Việt Nam”. Việt Nam, quốc gia được coi là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP và cũng có một chính thể luôn bị giằng xé triền miên giữa lợi ích nhóm với lý cớ “bảo vệ an ninh quốc gia” - đang tràn trề cơ hội để thực thi dân chủ hóa và quyền làm người cho công dân một cách thực chất gắn kèm cơ chế giám sát quốc tế, thay cho cái ghế hết sức hình thức kéo dài một cách bất nhẫn gần hai năm qua trong Hội đồng nhân q

Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?

Hình ảnh
Người dân ngồi dưới bóng râm để tránh nắng tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Tôi về Hà Nội từ hè đã thấy vô số thông tin liên quan đến các loại “đường” cơ bản gặp vấn đề: đường cáp quang dưới biển bị đứt không ngừng, đường điện quá tải nên cắt luân phiên và gần nhất là đường ống nước vỡ, lần thứ 15 liên tiếp. Lạ là vụ vỡ ống nước sông Đà rõ ràng không được nhiều người quan tâm đến như việc mạng internet bị chậm hay đứt giữa chừng, mặc dù vỡ lần này là lần thứ 15, mới vào sáng ngày 26/9, trở thành một ký tích. Tôi đem chuyện đi tán phét, bạn bè tôi chẹp miệng nói “ôi dào chuyện thường, hết nước tao tranh thủ đi bơi rồi tắm luôn tại đó” hay vài đứa khác vẫn vui vẻ an tâm vì nhà còn nước sạch dự trữ. Thì rõ là vỡ như cơm bữa, còn ai hơi đâu mà ngóng nghe bán tán. Tôi về nhà không có nước tắm ngày nào cũng “gào thét” khổ sở nhưng ngay lập tức bị bố mẹ than vãn đại loại như “sung sướng quá nên mất có tí nước cũng kêu, ngày xưa bố mày có nước đâu, nước gánh từ sông suối về phải

Trung Quốc lo ngại Mỹ sẽ điều tàu thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh hải

Hình ảnh
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Bắc Kinh hôm thứ Năm bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về tin cho hay Mỹ có kế hoạch thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách cho một tàu của Hải quân Mỹ đến gần một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây cất. Báo  Navy Times  của Mỹ hôm thứ Tư loan tin rằng Hải quân Mỹ có thể sớm được chấp thuận thực hiện nhiệm vụ đưa tàu vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một trong những công trình nhân tạo. Báo này nói việc này sẽ khẳng định lập trường của Washington rằng những hòn đảo nhân tạo đó không phải là lãnh thổ có chủ quyền và củng cố lập luận pháp lý cho lập trường của Mỹ theo luật pháp quốc tế. Trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói bà chưa hay biết về bài báo này, nhưng bày tỏ lo ngại nghiêm trọng. Bà nói Trung Quốc từ lâu đã làm rõ lập trường của mình ở Biển Đông và “hy vọng Mỹ có thể nhìn vào tình hình hiện tại ở