Bài đăng

Đàm phán TPP có thể kết thúc trong tối nay

Hình ảnh
Zing.vn  -  Cuộc hội đàm cấp bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận chung giữa 12 nền kinh tế. Nguyên thủ các quốc gia thành viên TPP trong cuộc họp thượng đỉnh năm 2010. Ảnh: Reuters Một nguồn tin từ đoàn đàm phán của Việt Nam chia sẻ với  Zing.vn  rằng thông báo kết thúc đàm phán sẽ được công bố trưa ngày 3/10 theo giờ Atlanta (tối 3/10 theo giờ Hà Nội). Các nhà đàm phán đang nhóm họp tại thành phố Atlanta, Mỹ, nhằm tìm được tiếng nói chung về hiệp định TPP sau nhiều lần vỡ kế hoạch. Một trong những vấn đề còn vướng mắc hiện nay là bản quyền sở hữu dược phẩm và thị trường sữa. Theo kế hoạch ban đầu, đàm phán sẽ kết thúc đêm 1/10 theo giờ địa phương. Sau đó, các bộ trưởng sẽ tiến hành họp báo để công bố kết quả. Tuy nhiên, những bất đồng chưa thể giải quyết giữa các nước tham gia hội đàm buộc chương trình nghị sự phải kéo dài sang ngày 2/10 và dự kiến sẽ kết thúc vào tối nay. Cuộc đàm lần

Trung Quốc: Nước thứ ba không được quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Hình ảnh
Nơi khai thác dầu thô của Ấn Độ ở vịnh Bengal. Mặc dù không nêu đích danh Ấn Độ, nhưng Bắc kinh lâu nay phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Delhi với Hà Nội. Trung Quốc tuyên bố không một nước thứ ba nào có quyền thăm dò dầu khí trên Biển Đông trong những vùng thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh mà không được Bắc Kinh cho phép. Tờ Hindustan Times dẫn phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1/10 đáp các câu hỏi của báo này khẳng định Bắc Kinh có ‘chủ quyền không thể tranh cãi tại Trường Sa và các vùng biển lân cận cũng như chủ quyền và quyền tài phán đối với phần đáy biển và tầng đất liên quan. Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí của quốc gia hay tập đoàn nào trong các vùng biển thuộc quyền tài phán Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nêu đích danh Ấn Độ trong bình luận này nhưng Bắc Kinh trước nay nhiều lần phản đối hợp đồng khai thác dầu khí của New Dehli với Hà Nội tại các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Vi

Sự thật về số liệu nợ công 66,4% GDP

Hình ảnh
Đồng hồ nợ công Thế Giới và Việt Nam hôm 03/10/2015. Bộ Tài chính Việt Nam ngày 2/10/2015 phản bác số liệu nợ công 66,4% của năm 2014 vượt trần cho phép, do Bộ Kế hoạch đầu tư công bố trước đó. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này qua ghi nhận ý kiến chuyên gia trong ngoài nước. Nợ công quốc gia đã vượt mức báo động? Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa gây bất ngờ lớn khi tính toán nợ công bao gồm luôn các khoản nợ  của doanh nghiệp nhà nước và nợ của tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội, trong khi theo qui định của Nhà nước nợ công quốc gia chỉ gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Được biết Quốc hội Việt Nam qui định trần nợ công là 65% GDP Tổng sản phẩm nội địa, nếu con số 66,4% là khả tín thì nợ công quốc gia đã vượt mức báo động. Cho tới nay Bộ Tài chính áp dụng cách tính nợ công hạn chế theo qui định Nhà nước, cho ra số liệu nợ công năm 2014 chỉ là 59,6% GDP. Trả lời Nam Nguyên sáng 2/10/2015, Tiến Sĩ Vũ Quan

Người Thượng Việt Nam tiếp tục trốn sang Campuchia

Hình ảnh
Những người Thượng vừa trốn sang Campuchia ngày 29 tháng 9 năm 2015, hiện đang ở một nơi gần Phnom Penh. Hôm 29 tháng 9 vừa qua, thêm một nhóm người Thượng trốn sang Campuchia mong tìm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để thoát khỏi tình trạng mà họ cho là sự sách nhiễu, đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với họ. Nhóm người Thượng này gồm 9 người đàn ông, trong đó có 7 người Jarai và 2 người Bahnar. Những người này rời khỏi nơi cư trú ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai hồi ngày 23 tháng 9, sau nhiều ngày trong rừng, đến ngày 28 tháng 9 thì họ đi vào lãnh thổ Campuchia và tìm gặp được đại diện Liên Hiệp Quốc phụ trách về người tỵ nạn vào ngày 29 tháng 9 năm 2015. Không thể ở Việt Nam vì sách nhiễu Nó gửi giấy mời cho mình luôn, nếu nó mời mà mình không đi là nó bắt. Nó mời là nó nhòm (theo dõi), nó không cho. Nó nhòm một gia đình là anh em một ruột (những người từng bị bắt chung) mình vô nhà là nó không cho nữa. Nó vô nó nói là nhòm rồi là nó phải bắt. Có đánh có đập đó. -Mộ

Định chế nước ngoài tăng điểm Thủ tướng Việt Nam

Hình ảnh
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ảnh minh họa chụp hôm 2/7/2015 tại Hà Nội. Được hưởng nhiều ưu đãi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các định chế nước ngoài, vốn là các chủ nợ của Việt Nam, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài cho hưởng nhiều ưu đãi, giúp ghi điểm về tình hình kinh tế trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12. GSTS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định: “Thực tế mà nói thì trong thời gian vừa qua việc xử lý vấn đề mất giá  tiền tệ, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp và tạo sự điều kiện cho sự hợp tác của nước ngoài vào để phát triển doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam, tôi cho là đạt được mong muốn của nền kinh tế là phát triển. Và tốc độ tăng trưởng GDP của quý này thì rõ ràng là nó đã phát triển tương đối khá chạm ngưỡng 6,5%. Tôi cho là những việc này đã ghi điểm cho nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự thúc đẩy kinh tế với vai trò của Thủ tướng Chính phủ.” Thực tế mà nói thì trong thời gian vừa qua việc xử lý vấn đề mất g

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức: Trang phục trên phim có thể vừa đúng, vừa đẹp

Hình ảnh
( Dân Việt ) -  Liên quan đến việc thiết kế trang phục trong phim lịch sử Việt Nam thế nào để vừa đảm bảo được tính chính xác và thẩm mỹ, phóng viên NTNN trao đổi với nhà nghiên cứu Trần Quang Đức - tác giả cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân nói rằng, có 2 lựa chọn khi làm trang phục cho phim lịch sử, đó là chọn đúng hay chọn đẹp, một đạo diễn người Pháp đã lựa chọn đẹp chứ không chọn đúng. Quan điểm của anh về việc này? Nhà nghiên cứu  Trần Quang Đ ức  - Tôi không cho rằng chỉ có hai lựa chọn, chọn đúng hay chọn đẹp, khi làm  trang phục cho phim lịch sử . Và cũng cần nhìn nhận rằng, sẽ không bao giờ có bộ phim lịch sử nào mà trang phục đúng 100% so với thực tế. Chắc chắn sẽ có nhiều bộ phải thiết kế riêng, bên cạnh những bộ cố gắng tối đa mô phỏng theo những kết quả nghiên cứu khoa học. Nếu nói chỉ cần đẹp, không cần đúng, vậy tất cả việc nghiên cứu lịch sử, phong tục, trang phục, văn hóa để làm gì? Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng có thể cùng lúc vừa làm

Đại gia Hà Nội bị bắt cóc ở Trung Quốc đòi chuộc 7 tỷ

Hình ảnh
- Thời gian gần đây, nhiều doanh nhân đã bị các đối tượng bắt cóc, đánh đập nhằm tống tiền hoặc đòi tiền nợ khiến dư luận rúng động. Thương nhân Việt sang Trung Quốc bị bắt cóc đòi chuộc 7 tỷ Theo trình báo của gia đình ông Nguyễn T.A. (39 tuổi, ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), ngày 17/2/2014, thương nhân T.A. cùng trợ lý Vũ D.C. (27 tuổi) nhập cảnh vào Trung Quốc, đến TP. Nam Ninh để liên hệ làm ăn. Tối 18/2/2014, gia đình ông T.A. ở Việt Nam nhận được điện thoại từ Trung Quốc đe dọa và yêu cầu gửi 150 vạn nhân dân tệ để chuộc người. Sau một số lần liên hệ trở lại, chúng tiếp tục tăng giá lên 200 vạn nhân dân tệ (khoảng 7 tỷ đồng). Đến ngày 27/2/2014, gia đình ông T.A. đã chuyển 60 vạn nhân dân tệ (gần 2 tỷ đồng Việt Nam) vào tài khoản ngân hàng cho bọn bắt cóc. Tuy nhiên, sau khi rút tiền xong, bọn chúng cắt hoàn toàn liên lạc. Lực lượng đặc nhiệm luyện tập giải cứu con tin mất tích. Ảnh minh họa Nhận trình báo của gia đình bị hại, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật