Bài đăng

Truyền hình vệ tinh VOA 3/10/2015

Hình ảnh
Việt Nam báo động bão Mujigae. Campuchia xét xử thượng nghị sĩ phản đối bản đồ biên giới với VN. Tàu Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam. TQ: Nước thứ ba không được quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Hải đăng của Đài Loan trên đảo Ba Bình gần hoàn tất. Mỹ sẽ ứng phó 'trong vòng vài giờ' nếu chủ quyền Philippines bị thách thức. Các bộ trưởng triển hạn đàm phán, quyết tâm đạt được thỏa thuận TPP. Trung Quốc siết chặt kiểm duyệt sau các vụ đánh bom ở Quảng Tây.

Thắng kiện báo Đại Đoàn Kết, các nhà báo nói gì ?

Hình ảnh
Từ trái sang: Các nhà báo Từ Khôi Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng Thị Kim Ngân, Hữu Nguyên Bùi Hữu Phước và Luật sư Phạm Quốc Bình “Tôi buộc lòng phải tiếp tục vụ kiện để nhờ tòa án phán quyết hủy bỏ quyết định này theo pháp luật, trả lại danh dự và sự trong sạch trong lý lịch nghề nghiệp của mình, chứ không phải vì tiền”, Nhà báo Phước tâm sự. Hơn 2 năm trước, ông Đinh Đức Lập làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết (ĐĐK) ký quyết định sa thải phóng viên ông Bùi Hữu Phước (nguyên phó trưởng văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại TP Hồ Chí Minh) vô căn cứ. Ông Phước sau đó đã làm đơn khởi kiện và mới đây, TAND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Hữu Phước. Theo đó, tòa tuyên bố quyết định kỷ luật số 45/2013 do ông Đinh Đức Lập (tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết lúc đó) ký với hình thức buộc thôi việc với ông Phước là trái pháp luật. Nhà báo Bùi Hữu Phước trao đổi với PV Infonet PV Infonet, có cuộc trao đổi với Nhà báo Bùi Hữu Phước (nghệ danh H

Tâm sự của nữ Nhà báo thắng kiện tòa soạn

Hình ảnh
Bà Đặng Thị Kim Ngân cho biết: “Thực lòng tôi không muốn kiện báo Đại Đoàn Kết, cũng không muốn lấy tiền thắng kiện từ báo. Tuy nhiên, vì danh dự của tôi và lòng yêu nghề, nên mới khởi kiện”. Bà Đặng Thị Kim Ngân trao đổi với phóng viên Infonet. PV Infonet có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Kim Ngân để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đặng Thị Kim Ngân cho biết: “Thực lòng tôi không muốn kiện báo ĐĐK cũng không muốn lấy tiền thắng kiện từ báo. Tuy nhiên, vì danh dự của tôi và lòng yêu nghề, nên mới khởi kiện”. “Đằng đẵng suốt 3 năm khiếu nại, đến hết cơ quan này, cơ quan khác, nhưng không có một cơ quan nào lên tiếng tôi rất buồn”. Bà Ngân tâm sự: “Tôi rất yêu nghề báo, nhưng cũng rất buồn, vì nghề làm cho mình đau. Nhà báo, phóng viên luôn đấu tranh, phanh phui những sai trái của xã hội. Nhưng tôi nêu những sai trái mà người cao nhất của báo ĐĐK lúc đó làm sai, không một báo nào lên tiếng, kể cả Hội Nhà báo Việt Nam, Công Đoàn báo ĐĐK, Công Đoàn Mặt trận tổ quốc… tất cả các cơ qua

Nhà báo kiện tòa soạn đòi trong sạch lý lịch nghề nghiệp

Hình ảnh
“Tôi buộc lòng phải tiếp tục vụ kiện để nhờ tòa án phán quyết hủy bỏ quyết định này theo pháp luật, trả lại danh dự và sự trong sạch trong lý lịch nghề nghiệp của mình, chứ không phải vì tiền”, Nhà báo Phước tâm sự. Hơn 2 năm trước, ông Đinh Đức Lập làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết (ĐĐK) ký quyết định sa thải phóng viên ông Bùi Hữu Phước (nguyên phó trưởng văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại TP Hồ Chí Minh) vô căn cứ. Ông Phước sau đó đã làm đơn khởi kiện và mới đây, TAND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Bùi Hữu Phước. Theo đó, tòa tuyên bố quyết định kỷ luật số 45/2013 do ông Đinh Đức Lập (tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết lúc đó) ký với hình thức buộc thôi việc với ông Phước là trái pháp luật. Nhà báo Bùi Hữu Phước trao đổi với PV Infonet PV Infonet, có cuộc trao đổi với Nhà báo Bùi Hữu Phước (nghệ danh Hữu Nguyễn) để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ông Bùi Hữu Phước cho biết: “Tôi kiện báo Đại Đoàn Kết vì phải tuân theo quy định của ph

'Đừng sợ mất lương hưu'

Hình ảnh
Tháng Chín vừa qua lại chứng kiến thêm các vụ 'bắt - thả', 'xuất - nhập kho' khi một tù nhân lương tâm 'được thả', đó là bà Tạ Phong Tần, cựu sỹ quan công an, thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, từ nhà tù bị đưa thẳng ra nước ngoài hôm 19/9/2015 . Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đánh dấu 70 cuộc cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9. Tuy nhiên, ngay sau đó, một cựu tù nhân chính trị khác lại bị bắt lại hôm 21/9 là cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim và còn một số người khác nữa. Có vẻ dưới sức ép của quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, nhà cầm quyền đã có những hành động thả tù chính trị để chứng tỏ đang có tiến bộ về nhân quyền. Đó cũng là điều đáng hoan nghênh, song việc bắt, bắt lại, trấn áp những nhà hoạt động xã hội ôn hòa, các cựu tù chính trị, lương tâm khác thì sao? Rất nhiều các cựu chiến binh, kể cả các sỹ quan an ninh nhà nước Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc cũng hiểu rõ nhu cầu dân chủ, pháp trị của đất nước.Tuy nhiên, họ lại sợ bị mất lư

Tạm dừng nạo vét trong vịnh Cam Ranh

Hình ảnh
Sau khi bị người dân phản đối dữ dội, dự án nạo vét luồng lạch ở Cam Ranh của Vùng 4 Hải quân tạm dừng và sẽ chuyển dịch vị trí. Dự án nạo vét luồng lạch trong Vịnh Cam Ranh được nói để phục vụ an ninh-quốc phòng Báo Tuổi Trẻ cho hay Tỉnh ủy Khánh Hòa đã "chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa làm việc với Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, UBND TP Cam Ranh và các cơ quan liên quan tạm dừng thi công dự án nạo vét luồng lạch trong vùng nước quân sự thuộc đầm Thủy Triều trong Vịnh Cam Ranh". Trước đó, từ ngày 29/9, hàng trăm người dân đã mang thuyền cá xuống đường phản đối Vùng 4 Hải quân nạo vét luồng lạch gây ảnh hưởng tới các trại nuôi trồng thủy sản của người dân ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh. Ngoài ô nhiễm môi trường, người dân cũng không hài lòng về mức bồi thường cho các hộ phải di dời trại cá. Nay Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân vừa có văn bản gửi thành phố và các cơ quan chức năng đề nghị tiếp tục thực hiện dự án nạo vét luồng này, nhưng lùi gần hơn về phía Vùng 4, cách

'Quảng Nam đi đâu mà vội?'

Hình ảnh
Tỉnh Quảng Nam của Việt Nam đã 'quá vội vàng' trong việc bổ nhiệm một cán bộ là con trai một quan chức lãnh đạo tỉnh ủy vào vị trí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư ở tỉnh này, theo ý kiến của một cựu Đại biểu Quốc hội tại Bàn tròn thứ Năm  tuần này của  BBC    Việt ngữ. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng tỉnh Quảng Nam đã 'quá vội vàng' trong vụ bổ nhiệm cán bộ mà theo ông lẽ ra có thể chờ cho đủ điều kiện hơn. Vị tân giám đốc này đã thiếu đến 3/4 tiêu chuẩn điều kiện để được bổ nhiệm làm quan chức ở vị trí được bổ nhiệm, trong khi có dấu hỏi đặt ra về tính công bằng trong việc ông được cử đi học bằng ngân sách của tỉnh từ vài năm trước khi còn là sinh viên mới tốt nghiệp, theo một ý khác tại Tọa đàm. Vụ việc bổ nhiệm ở Quảng Nam lẽ ra sẽ không gây ra sự chú ý, kể cả trường hợp 'con ông cháu cha', nếu như việc thi tuyển công khai được tiến hành để mọi người thấy rõ năng lực, phẩm chất của người mới được bổ nhiệm, theo ý kiến một blogger từ thành phố Đà