Bài đăng

Con người có đuôi và chính sách lý lịch

Hình ảnh
Nước Đức có hai Albert Speer. Cùng nổi tiếng, cùng họ, cùng tên. Hơn nữa chính là cha và con. Ông Albert Speer (thứ hai từ trái sang) là người sát cánh cùng Adolf Hitler Đầu tiên nói về người cha. Nhắc đến Đế chế Đức phát xít không thể không nhắc đến người bạn đồng hành của thủ lĩnh Quốc xã Adolf Hitler này. Albert Speer cha gia nhập Đảng phát xít ngay từ năm 1931 khi Đảng này còn chưa lên nắm quyền, đồng thời là một trong những người cuối cùng không bỏ Hitler trong bão lửa của đại pháo, xe tăng cùng hai triệu quân Nga đang rùng rùng nghiền nát Berlin tháng 4/1945. Mô hình khổng lồ về việc thiết kế một Đại Berlin, một Berlin của Germania hùng vĩ cho xứng tầm một cường quốc hùng mạnh đặt chính giữa văn phòng quốc trưởng Đức là sáng tạo của Albert Speer. Những trại tù được thiết kế lại cũng do những đề xuất của Speer... Về chức vụ Albert Speer cha không chỉ là một kiến trúc sư thông thường. Ông đảm nhận vị trí rất quan trọng về phía Đức trong cuộc Đại chiến thế giới thứ h

Luật về Hội - phép thử bị trì hoãn?

Hình ảnh
Dự án luật về Hội được Bộ Nội vụ Việt Nam đệ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 41, điều được cho là một 'bài toán khó' đối với chính quyền, theo ý kiến một Đại biểu Quốc hội, đã một lần nữa bị 'trì hoãn' xem xét để thông qua, ban hành, theo truyền thông Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc Dự án luật được đệ trình ra Thường vụ Quốc hội là 'một bước thay đổi căn bản', tuy nhiên đây là một trong số các dự án mà chỉ được trình xin ý kiến và sẽ chỉ được 'thảo luận' mà không được thông qua từ nay cho tới hết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa mười ba (2011-2016), theo một đương kim Đại biểu Quốc hội với ba nhiệm kỳ liên tục. Những kỳ họp cuối cùng khóa 13 này chỉ thảo luận thôi, còn việc quyết định thì theo quy trình của nó, phải thêm một kỳ họp nữa, tức là có thể phải sang nhiệm kỳ tới của Quốc hội khóa 14 Ông Dương Trung Quốc Trong khi đó, một nhà vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam cho rằng dự thảo luật lần này '

Nữ giám đốc Việt chết tại Trung Quốc

Hình ảnh
Giám đốc một công ty xuất khẩu trà ‘bậc nhất Lâm Đồng’ tại Việt Nam ‘chết chưa rõ nguyên nhân’ ở Trung Quốc. Hà Thúy Linh, 45 tuổi, là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng. Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn nguồn Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết “theo thông tin từ Công an Thường Bình, TP.Đông Quán, tỉnh Quảng Đông có một phụ nữ Việt Nam bị cướp, nạn nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào sáng sớm 22/9. “Hiện nay thi thể phụ nữ trên đang để tại nhà tang lễ tỉnh Quảng Đông. Về nguyên nhân cái chết phải chờ giải phẫu tử thi. Thông tin ban đầu xác định nạn nhân là bà Hà Thúy Linh, 45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, đặt tại Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Bản tin VOV, trong bài có tựa ‘  Nữ doanh nhân Hà Thúy Linh bị sát hại ở Trung Quốc? ’ dẫn lời một đại diện Công ty Hà Linh cho biết “nhiều đối tác của công ty tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan hiện đang nợ tiền công ty.“Ngày 19/9, bà Linh rời Đà Lạt đi

‘Việt Nam cần dạy hội họa tốt hơn’

Hình ảnh
Một họa sỹ người Việt nói về hai bức tranh tham gia triển lãm Mỹ thuật Chủ thể tại Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Tokyo ở Nhật Bản vào tháng này. Tại triển lãm lần thứ 51 của Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản từ 1-16 tháng Chín 2015, họa sỹ Nguyễn Đình Đăng được bầu chọn là một bốn người thuyết trình (trong số khoảng 150 họa sỹ hội viên) trước khán giả về tác phẩm của mình, và được chọn làm họa sĩ đại diện cho hội Chủ Thể tham gia triến lãm chọn lọc lần thứ 5 do Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Tokyo tổ chức vào năm 2016. Hai bức ông Đăng tham gia lần này có tên “  Những con chim không đầu ” và “  Concours ” (Công-cua). Ông Nguyễn Đình Đăng là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (Viện RIKEN). Ông cũng có  blog  cá nhân và viết nhiều bài về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu và lịch sử hội họa. Ông  tự học hội họa  và cách đây 10 năm là  người nước ngoài đầu tiên được kết nạp  vào làm hội viên chính thức từ khi thành lập của Hội Mỹ

'Dự thảo luật về hội ở Việt Nam rất tồi'

Hình ảnh
Bản Dự thảo Luật về Hội đang được Bộ Nội vụ Việt Nam trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước này để 'xin ý kiến' còn 'tồi hơn' cả dự thảo mười năm về trước, theo một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa từ Hà Nội. Trao đổi với BBC hôm 24/9/2015, ngay sau khi dự thảo trên được đệ trình, TS. Nguyễn Quang A cho rằng nếu ai có quan điểm cho rằng bản thân việc 'dự thảo' được phép đệ trình lên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội đã là 'tích cực' và 'tiến bộ' thì đó là một sự 'ngộ nhận'. Một sự ngộ nhận một cái luật để kiểm soát các hội, một luật để quản lý các hội không phải là luật cần phải có, theo Hiến pháp của Việt Nam là để đảm bảo quyền của người dân về vấn đề lập Hội TS. Nguyễn Quang A Ông nói: "Tôi nghĩ đấy là một sự ngộ nhận, bởi vì mười năm trước có một dự thảo như thế và có một cuộc thảo luận sôi nổi hơn bây giờ rất là nhiều, các tổ chức đã đóng góp, thậm chí đã có những dự thảo thay thế đưa ra rấ

Dự luật 'đáng mừng nhưng còn phân biệt'

Hình ảnh
Dự thảo Luật về Hội của Việt Nam được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một sự kiện 'vui mừng', một 'bước tiến', tuy nhiên dự luật còn có sự 'phân biệt đối xử' giữa các hội đoàn của nhà nước và của dân , theo một nhà nghiên cứu xã hội học từ Hà Nội. Trao đổi với BBC hôm 24/9/2015, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), thuộc Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật VN (Vusta), nói: Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội về nguyên tắc cũng nằm trong phạm vi của luật này, nhưng mà dường như là họ có được một sự ưu ái hơn những hội khác. TS. Khuất Thu Hồng "Nếu mà nói với tư cách là một thành viên ở trong xã hội dân sự, tức là thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này, có thể nói là tôi rất vui mừng vì dù sao nó cũng là một bước tiến." Một sự ưu ái Nhà xã hội học nói thêm: "Thực ra bản thân tôi cũng tham gia vào quá trình thảo luận về dự thảo thành lập hội này cũng khá là lâu trong

Giải pháp di dân từ chuyện người tỵ nạn Việt Nam

Hình ảnh
Ông Vũ Khánh Thành, một thuyền nhân rời Việt Nam năm 1979, nói ông không thể quên lúc chiếc ghe nhỏ của ông được tàu Anh Quốc cứu khi đang lênh đênh trên biển. Ảnh chụp tại Anh năm 1978. Biểu ngữ viết: Lòng biết ơn của chúng tôi với Nữ hoàng Elizabeth II và người dân Anh trước lòng hiếu khách dành cho người tỵ nạn Việt Nam Khách mời của  Bàn tròn thứ Năm  24/09 về chủ đề khủng hoảng di dân ở châu Âu và người tỵ nạn Việt Nam rưng rưng khi nhớ lại: "Lúc đó thì kể như mình chết và mình sống lại thôi. Không nói được gì khác nữa bởi mình may mắn quá, mình xúc động," ông Thành nói. (Xem phần nhân chứng tỵ nạn:  http://bit.ly/1izXIVw ). Ông Thành tới Anh Quốc sau ba tháng tạm dung ở Singapore, và là người được Nữ hoàng Elizabeth II trao Huân chương Bảo quốc cho những hoạt động thiện nguyện tại Anh. Ông Vũ Khánh Thành và người dẫn chương trình Hạnh Ly trong phòng thu của BBC tại London hôm 24/09/2015 "Đền đáp là điều chắc chắn đối với tôi. Điều đầu tiên t