Bài đăng

Tổng chi phí cho đại lễ duyệt binh của Trung Quốc ngày 3/9 tiêu tốn bao nhiêu?

Hình ảnh
Đại lễ Duyệt binh ngày 3/9 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tốn bao nhiêu tiền? Truyền thông Trung Quốc làm ngơ trước vấn đề này khiến ngoại giới chỉ biết đoán già đoán non. Theo thông tin từ giới truyền thông ở Hồng Kông: Đại lễ Duyệt binh tốn khoảng 21,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 76 nghìn tỷ đồng). Tính sơ lược toàn bộ chi phí cho Đại lễ Duyệt binh của ĐCSTQ tốn khoảng 21,5 tỷ nhân dân tệ, trong khi một số vùng người dân Trung Quốc vô cùng đói rách Ngày 4/9, nhật báo  Apple Daily  ở Hồng Kông đã phân tích và chỉ ra, tính sơ lược toàn bộ chi phí cho Đại lễ Duyệt binh của ĐCSTQ tốn khoảng 21,5 tỷ nhân dân tệ. Khái quát các hạng mục cụ thể gồm: 1927 nhà xưởng trong nội thành Bắc Kinh ngừng hoạt động từ giữa tháng 8, trong 20 ngày tổn thất khoảng 19,2 tỷ nhân dân tệ; 850 ngàn người dân Bắc Kinh ra đường canh gác trong 14 ngày, chi phí cho mỗi người hàng ngày là 100 tệ, tổng số chi là 1,2 tỷ nhân dân tệ; 120 ngàn lính tham gia duyệt binh, huấn luyện trong một tháng, và 867

Lễ duyệt binh không tưởng nhớ chiến sĩ tử trận: Sơ xuất hay ý đồ của chủ tịch Tập Cận Bình

Hình ảnh
Đại lễ Duyệt binh vào ngày 3/9 đã kết thúc, giới truyền thông cho rằng lễ Duyệt binh thiếu một phân đoạn vô cùng quan trọng: Không tưởng nhớ các tướng sĩ tử trận và lòng tôn kính tiếc thương với người dân đã hy sinh. Đây có phải là sơ suất quan trọng hay chính là ý đồ của chủ tịch Tập Cận Bình? Đại lễ Duyệt binh vào ngày 3/9 đã kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn đang được dư luận quan tâm. Giới truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có bài viết cho rằng Đại lễ Duyệt binh trước tiên là để kiểm lại “lòng trung thành và ủng hộ” của quân đội với ông Tập Cận Bình. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của Đại lễ Duyệt binh lần này. Gần đây, giới truyền thông Hồng Kông có bình luận phân tích, lễ Duyệt binh nhằm kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát-xít nhưng lại thiếu một phân đoạn vô cùng quan trọng: Không tưởng nhớ các tướng sĩ tử trận và lòng tôn kính tiếc thương với người dân đã hy sinh. Điều này vô tình trở thành bằng chứng ủng hộ cho nhận định đã nói ở trên. Phân tích chỉ ra, ô

Diễn văn duyệt binh của Tập Cận Bình cho thấy điều gì về Biển Đông?

Hình ảnh
GDVN) - 300 ngàn chỉ là sự điều chỉnh từ lục quân sang hải quân, không quân. Thậm chí sau khi "cắt gọt", Trung Quốc sẽ còn leo thang mạnh hơn bây giờ trên Biển Đông. Ông Tập Cận Bình đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II tại Thiên An Môn. Ảnh: SCMP. The Straits Times ngày 5/9 đưa tin, các nước láng giềng của Trung Quốc hoài nghi về "thông điệp hòa bình" trong bài diễn văn Tập Cận Bình đọc trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II. Việc Trung Quốc cắt giảm quân số không làm giảm căng thẳng trên Biển Đông, các quan chức Philippines tin như vậy. Các nhà phân tích Ấn Độ thì nhìn thấy cuộc duyệt binh này là một chương trình phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc, họ kêu gọi New Delhi đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân sự của mình. Ngoài ra các nhà bình luận Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đào bới quá khứ chỉ nhằm thổi bùng tình cảm chống Nhật nhằm đánh lạc hướng dư luận nước này khỏi những vấn đề nội bộ. Phá

Cách mạng bất bạo động cho Việt Nam

Hình ảnh
Trong trả lời phỏng vấn của BBC ngày 26/8 vừa qua, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phản biện độc lập (IDS, đã tự giải thể) ở Việt Nam, thừa nhận 70 năm sau khi Việt Nam giành được độc lập “những mục tiêu dân giàu nước mạnh, những mục tiêu về độc lập dân tộc, kể cả những mục tiêu về dân chủ chưa đạt” Việt Nam vừa kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Mặc dầu vậy, trước câu hỏi thế thì Việt Nam có cần một cuộc cách mạng toàn diện mới hay không, ông nói: "Tôi rất ghét cách mạng, tôi chỉ thích tiến hoá mà thôi. Bởi vì các cuộc cách mạng, nhìn suốt lịch sử thế giới, đều là các cuộc cách mạng vô cùng tàn bạo. Cái giá nó mang lại cho nhân loại hoặc cho từng dân tộc đều rất đắt, cho nên là dẹp cách mạng đi." Để xem Tiến sĩ Nguyễn Quang A có lý hay không, ta cần giải đáp các câu hỏi sau đây: Một, cách mạng là gì? Hai, có phải tất cả các cuộc cách mạng đều chủ trương bạo lực? Ba, Việt Nam hiện tại có cần một cuộc cách mạng hay kh

17 bức tranh tưởng niệm bé trai 3 tuổi Syria khiến cả thế giới rớt nước mắt

Hình ảnh
Cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi và anh trai 5 tuổi Galip, người Syria, được tìm thấy bị chết đuối và trôi giạt, nằm úp sấp trên bờ biển hòn đảo Kos (Hy Lạp) gây chấn động thế giới. Cả hai nằm trong số ít nhất 12 người Syria đã chết đuối khi cố gắng lên đảo Kos, trong cuộc hành trình di cư sang Canada. Nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới khi nhìn thấy bức ảnh đau lòng trên đã vẽ những bức hình tưởng niệm cậu bé Aylan khiến người xem phải tuôn trào nước mắt. Syria phải thấy đã quá đủ sau cái chết của cậu bé. Đáng ra đây phải là cách cậu bé yên nghỉ... Đừng để lòng từ bi cũng chết đuối. C húng ta đang đánh mất bản thân mình với tư cách là con người, và nhiều người sẽ chết tại các biên giới. Một trong những vấn đề chính trị lớn nhất trong thế giới Hồi giáo là sự che chở không phải là vấn đề cần quan tâm. Tìm kiếm một vùng đất an toàn. Tôi hy vọng nhân loại sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề thị thực nhập cảnh. Hình ảnh cậu bé 3 tuổi Syria chết đuối

17 bức tranh tưởng niệm bé trai 3 tuổi Syria khiến cả thế giới rớt nước mắt

Cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi và anh trai 5 tuổi Galip, người Syria, được tìm thấy bị chết đuối và trôi giạt, nằm úp sấp trên bờ biển hòn đảo Kos (Hy Lạp) gây chấn động thế giới. Cả hai nằm trong số ít nhất 12 người Syria đã chết đuối khi cố gắng lên đảo Kos, trong cuộc hành trình di cư sang Canada. Nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới khi nhìn thấy bức ảnh đau lòng trên đã vẽ những bức hình tưởng niệm cậu bé Aylan khiến người xem phải tuôn trào nước mắt.

Quan chức lớn bé nên biến khỏi các lễ khai trường của trẻ

Hình ảnh
[Trả lại ngày khai trường cho các em] “Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ. Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ. Tim run run trăm tình cảm rụt rè. Tuổi mười lăm gấp sách lại đứng nghe. Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp” Đoạn thơ trên trong bài “Tựu trường” của thi sĩ Huy Cận. Đọc lại không thể không xao xuyến về một thời hoa mộng. Nhưng ngày hội tựu trường với cảm xúc dành riêng cho áo trắng sân trường đã mai một, thay vào đó là ngày hội của người lớn, của quan chức áo mũ cân đai, phát biểu dài dòng, chúc tụng nhau, thậm chí là quà cáp đẩy đưa tranh thủ. Học sinh đến tập trung từ sớm, hàng lối chỉnh tề ngóng cổ chờ quan chức trên xuống huấn thị. Và, bài học các em học được trong ngày khai trường là đi trễ giờ của người lớn dạy cho, là bài học nói dai, nói dài mà quan chức trình diễn. Quan chức tự cho mình là nhân vật quan trọng, nên nghĩ rằng cả một trường học đợi mình là chuyện đương nhiên. Ít ai nghĩ rằng, sự đúng giờ là hành vi thể hiện đẳng cấp giáo dục của một con n